Sở GD-ĐT Ninh Bình đề nghị cấp 25 tỉ đồng hỗ trợ dạy thêm, ôn thi cho học sinh cuối cấp

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình đã có tờ trình gửi UBND tỉnh đề nghị cấp gần 25 tỉ đồng để hỗ trợ việc dạy thêm và ôn thi cho học sinh trong các trường công lập, đặc biệt là học sinh cuối cấp với lý do việc tổ chức dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền khiến các cơ sở giáo dục gặp rất nhiều khó khăn.

Theo Tờ trình số 16/TTr-SGDĐT ngày 27.2.2025 của Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 14.2, trong đó quy định, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học như: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Để duy trì, giữ vững và tiếp tục nâng cao chất lượng GD-ĐT của tỉnh, đặc biệt là giữ vững kết quả đầu ra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT thì việc tổ chức dạy thêm trong nhà trường cho các đối tượng quy định nêu trên là rất cần thiết.

481058471-1129552972296741-2040015078226759351-n.jpg
Học sinh Trường THCS Nho Quan C, Ninh Bình

Tuy nhiên, theo Sở GD-ĐT Ninh Bình, việc tổ chức dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền khiến các cơ sở giáo dục gặp rất nhiều khó khăn bởi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên mới chỉ đảm bảo cho các hoạt động giáo dục tối thiểu tại các đơn vị nhà trường.

Từ thực tế trên, Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ gần 25 tỉ đồng. Trong đó, kinh phí dành cho dạy thêm, ôn thi tốt nghiệp THPT là trên 18,8 tỉ đồng và kinh phí dành cho việc dạy thêm, ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 là trên 6,1 tỉ đồng.

Liên quan đến việc đề nghị của Sở GD-ĐT, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản giao Sở Tài chính chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu đề nghị trên của Sở GD-ĐT để tham mưu, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 8.3.

Để thực hiện Thông tư 29, Sở GD-ĐT Ninh Bình đã có văn bản yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng nội dung Thông tư số 29 đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh; thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư.

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục bảo đảm khoa học, phù hợp với tình hình mới, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí của nhà trường, trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh lớp cuối cấp.

Tăng cường quản lý chuyên môn, nâng cao chất lượng giờ học chính khóa; phát động cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trên tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu; tăng thời lượng dạy học ngoài giờ chính khóa (không thu tiền) để bổ trợ kiến thức, ôn tập cho các đối tượng học sinh được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 29.

Đối với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường, Sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện quản lý việc dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên đúng quy định, đồng thời yêu cầu giáo viên dành thời gian cho công tác tự học, tự bồi dưỡng, tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, phấn đấu hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Hiện nay, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GD-ĐT Ninh Bình đang chủ trì, tích cực phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu ban hành Quy định về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, Sở cũng chỉ đạo, rà soát, tổng hợp nhu cầu nguồn kinh phí để tham mưu UBND tỉnh xem xét cấp bổ sung cho các cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng tốt công tác ôn thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng với tinh thần Thông tư 29 (với mỗi môn không quá 2 tiết/tuần).

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?

Theo thông tin được đăng tải trên một số diễn đàn, dự án của nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên rất giống sản phẩm được Samuel Alexander, chuyên gia Indonesia đã công bố trên cộng đồng Hackaday.io - một nền tảng trực tuyến dành cho những người yêu công nghệ từ trước đó.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.