Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ

Ngày 20.5, Trường Đại học Luật, Đại học Huế phối hợp Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Công ty Luật TNHH Tilleke & Bibbins tổ chức Cuộc thi  “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ III – Năm 2023.

“Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” -1
Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ III – Năm 2023 tại Đại Học Luật, Đại Học Huế

Tiếp nối sự thành công từ 2 lần tổ chức trước là vào năm 2021 và năm 2022. Cuộc thi năm nay được tổ chức lần lần thứ 3, năm 2023 tiếp tục hứa hẹn một mùa thi với nhiều bất ngờ và sáng tạo về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tiếp tục khẳng định là cơ hội, sân chơi lớn để các bạn sinh viên thử sức với những sáng tạo và thể hiện bản lĩnh cạnh tranh của chính mình với các đội thi đến từ 7 trường Đại học lớn khác trong khu vực miền Trung và Tây nguyên, Việt Nam.

Cuộc thi có sự tham tham gia của đại diện 7 đội thi đến từ các Trường Đại học khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Đông Á, Đà Nẵng; Trường Đại học Đà Lạt; Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng; Phân viện Học viện hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung tại Quãng Nam.

Đồng thời, cuộc thi năm nay, cũng có những điểm khác so với hai mùa thi trước như, các nội dung thi tập trung vào các vấn đề chính như: (1) Các vấn đề trong Luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung năm 2022; (2) Nhận diện tài sản trí tuệ trong các trường Đại học, của các địa phương trong khu vực miền Trung và Tây nguyên, Việt Nam. (3) Cách thức bảo vệ và quảng bá tài sản trí tuệ của các trường Đại học, các địa phương trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam.

Các giải thưởng cũng đa dạng và phong phú hơn với các hạng mục giải nhất, nhì, ba, khuyến khích, giải đội thi được yêu thích nhất, giải đội thi có trang phục ấn tượng nhất với tổng giải thưởng lên đến hơn 50 triệu đồng.

“Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” -0
Phần thi gay cấn đến từ các đội tham dự

Cuộc thi được tổ chức định kỳ hàng năm với mục đích gắn kết đào tạo với thực tiễn hoạt động SHTT và góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về SHTT, khích lệ khả năng sáng tạo, tinh thần học hỏi, tạo điều kiện kết nối mạng lưới kiến thức về sở hữu trí tuệ trong các trường Đại học trong khu vực miền Trung và Tây nguyên hiện nay. Đây cũng là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục đại học ở khu vực miền Trung và tây nguyên và giữa thầy cô và sinh viên với nhau.

Các thành viên đội thi đã đến Huế từ sớm để chuẩn bị cho cuộc thi này. Đây là minh chứng cho sự quan tâm, nhiệt huyết của quý thầy cô, các bạn sinh viên đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đặc biệt trong đợt thi này, quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên còn được trải nghiệm tại Quán cơm 5000 do Trường Đại học Luật, Đại học Huế và nhóm Gạo ATM sáng lập và duy trì gần 3 năm với slogan “Ấm lòng bà con xứ Huế”. Quán cơm phục vụ hàng trăm suất ăn trưa chan chứa nghĩa tình từ thứ 2 đến thứ 6 cho sinh nghèo của Đại học Huế và người lao động nghèo trên địa bàn thành phố Huế. Đây cũng là hoạt động phục vụ cộng đồng rất có nghĩa của Nhà trường.

Cuộc thi được tổ chức cuộc thi định kỳ hàng năm trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐH Luật, Đại học Huế và các đơn vị đồng tổ chức trên nhiều lĩnh vực, Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ III – Năm 2023 được tài trợ bởi Công ty Luật FDVN.

Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).