Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội sáng tạo nhiều sản phẩm phục vụ cuộc sống

Sáng 9.6, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Triển lãm Ngày hội sáng tạo khoa học 2023, Hội nghị tổng kết hoạt động Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 40 và phát động cuộc thi Sáng tạo trẻ 2023. 

Đây là các hoạt động thường niên mang những nét đặc trưng của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tiếp tục truyền thống hơn 40 lần phát động hoạt động nghiên cứu khoa học, năm học vừa qua, đã có 353 công trình nghiên cứu của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia dự thi. 

Các sản phẩm nghiên cứu sáng tạo bao gồm cả các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giải quyết các bài toán thực tế của đời sống.

Nhiều kết quả nghiên cứu có sự gắn kết với nhu cầu thực tiễn của xã hội như nghiên cứu “Xác định khoảng sáng sau gáy thai nhi bằng ảnh siêu âm” của sinh viên Trường Công nghệ Thông tin & Truyền thông; nghiên cứu bài giảng trực tuyến của sinh viên Viện Sư phạm Kỹ thuật; nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ băng thông siêu rộng X Y dựng hệ thống định vị vật thể trong nhà kho” của sinh viên Trường Cơ khí;…

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu giải quyết các bài toán đang rất nóng của môi trường như nghiên cứu về tái chế, tái sử dụng theo tiếp cận kinh tế tuần hoàn của sinh viên Trường Hóa và Khoa học sự sống; nghiên cứu giải quyết vấn đề trong an ninh mạng như đề tài “Tái định danh người trong các hệ thống camera giám sát” của sinh viên Trường Điện - Điện tử.

Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội sáng tạo nhiều sản phẩm phục vụ cuộc sống -0
Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội sáng tạo nhiều sản phẩm phục vụ cuộc sống -0
Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội tham dự tham dự triển lãm Ngày hội Sáng tạo Khoa học

Xu hướng nghiên cứu liên ngành cũng ngày càng rõ rệt. Nhiều sinh viên tham dự đăng ký các đề tài sử dụng kiến thức kỹ năng một ngành để giải quyết các bài toán của ngành khác.

Ví dụ, đề tài “Nghiên cứu tổng hợp vật liệu cấu trúc liên thông từ Polycaprolacton - Cacbonate Apatite bằng phương pháp in 3D cho ứng dụng cấy ghép xương” được trình bày trong phân ban Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu; nghiên cứu tổng hợp vật liệu compozit (vật liệu tổng hợp) ứng dụng trong y sinh; đề tài “Máy in 3D tích hợp đa chức năng ứng dụng trong công nghệ mô và y học tái tạo” của sinh viên Trường Cơ khí.

Ngoài ra, có rất nhiều đề tài có hàm lượng khoa học cao được công bố trên các tạp chí khoa học và kỷ yếu hội nghị khoa học trong nước và quốc tế.

Gần 100 sản phẩm thú vị và chất lượng nhất đã được chọn để tham dự triển lãm Ngày hội Sáng tạo Khoa học diễn ra vào ngày 8 - 9.6 tại Đại học Bách khoa Hà Nội.

Các nghiên cứu mang lại hiệu quả thiết thực, gần gũi với cuộc sống thường ngày của sinh viên Trường Vật liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội đã thu hút đông khách đến từ các doanh nghiệp tham quan.

Sản phẩm nghiên cứu mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng: mũ giày được thiết kế một cách chính xác tùy theo kích thước của bàn chân chủ nhân mà không cần phải qua công đoạn cắt, may như giày da, giày vải khác. Công nghệ dệt kim định hình thiết kế kiểu dệt phong phú, họa tiết đa dạng, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về độ bền, độ đàn hồi, độ thoáng khí cho mũ, giày.

Các vị khách tham quan triển lãm cũng bày tỏ sự tò mò trước sản phẩm Canxi hydroxyapatite (HA dạng bột), với tiềm năng ứng dụng trong y học như bổ sung canxi, làm vật liệu phẫu thuật, cấy ghép xương và răng. Đây là sản phẩm của 3 nữ sinh viên Trường Hóa và Khoa học sự sống.

PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh - Phó Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, việc tăng cường sự tự chủ của các đơn vị thuộc Đại học đã tạo ra hướng đi mới, gia tăng sự hấp dẫn cho các định hướng nghiên cứu và khuyến khích tiềm năng nghiên cứu sáng tạo trong sinh viên.

Bên cạnh đó, sự tham gia của doanh nghiệp và đối tác bên ngoài phản ánh sự quan tâm của xã hội với nghiên cứu sáng tạo và giáo dục.

Nằm trong chiến lược Chuyển đổi số của Đại học Bách khoa Hà Nội, việc đăng ký tham dự hoạt động nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên được số hóa, nâng cấp và lưu trữ trên hệ thống quản lý chung của nhà trường, thuận tiện trong công tác quảng bá, thống kê, tổng hợp dữ liệu, lưu trữ và quản lý.

Với quy trình này, sự chủ động nằm trong tay sinh viên. Trong Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 40, gần 450 lượt đề tài nghiên cứu của sinh viên đã nộp trên hệ thống, với hơn 1.100 sinh viên tham gia Hội nghị.

Số đề tài báo cáo trình chiếu, số video dự thi cuộc thi truyền thông bên lề và số sản phẩm đăng ký tham dự triển lãm đều tăng 20% so với các năm trước.

Cũng tại sự kiện triển lãm và tổng kết này, Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát động Cuộc thi Sáng tạo trẻ 2023 (Young Innovator Challenge) có chủ đề “Smart up for life” (Sáng tạo vì cuộc sống).

Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội sáng tạo nhiều sản phẩm phục vụ cuộc sống -0
Đại học Bách khoa Hà Nội phát động Cuộc thi Sáng tạo trẻ 2023

Mục tiêu của cuộc thi nhằm tạo môi trường hỗ trợ học tập, nghiên cứu thông qua trải nghiệm sáng tạo của người học tại các trường đại học; hướng tới thúc đẩy hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật tạo ra các sản phẩm hữu ích trong cuộc sống.

Đồng thời, tạo diễn đàn chia sẻ, hỗ trợ và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo giữa các trường đại học, doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt là tính khả thi kinh doanh.

Những con số ấn tượng tại Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 40 của Đại học Bách khoa Hà Nội: 

- Số lượt đề tài đăng ký tham dự: 447

- Số đề tài đủ điều kiện tham dự: 353

- Số sinh viên thuộc đề tài tham dự: 1.113

- Số công bố khoa học từ các đề tài tham dự: 65

- Số Video dự Cuộc thi video thực tế BK-V.ideas: 50

- Số sản phẩm đăng ký tham dự triển lãm Ngày hội sáng tạo khoa học: 100

Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).