
Ở các rạp chiếu phim Trung Quốc năm 2006, Hoàng Kim Giáp (Curse of the Golden Flower) của Trương Nghệ Mưu và Dạ yến (The Banquet) của Phùng Tiểu Cương cùng thẳng tiến vào Top 10 phim có doanh thu cao nhất.
Yin Hong, giảng viên trường đại học truyền thông của Đại học Tsinghua, nói rằng những bộ phim nội địa chiếm một nửa doanh thu trong bảng xếp hạng phim ở rạp chiếu phim Trung Quốc năm ngoái là nhờ hai bộ phim của Zhang và Feng. Yin gán thuật ngữ “siêu bom tấn” cho hai bộ phim này bởi vì chúng được giới phê bình đánh giá cao và được đầu tư lớn, khiến cho “thậm chí ai không thích rạp chiếu phim cũng phải cố xem cho bằng được”.
“Tuy nhiên, khán giả nội bắt đầu cảm thấy thất vọng sau sự phô trương ầm ĩ cho lần giới thiệu phim đầu tiên và mọi người không nghĩ là chúng hay như được tán tụng”, Yin khẳng định trong một cuộc họp báo do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tổ chức.
Trong khi đó, cả hai “siêu bom tấn” không được chào đón ở thị trường nước ngoài. Là câu chuyện về một âm mưu đẫm máu thời Trung Hoa cổ đại, Hoàng Kim Giáp đã kiếm được khoảng 31,25 triệu USD khi “khởi động” vào tháng Giêng còn Dạ yến cũng thu về khoảng 16,25 triệu USD. Tuy nhiên, việc sản xuất Hoàng Kim Giáp tiêu tốn hết 45 triệu USD và đến nay, doanh thu bộ phim mới chỉ vượt quá mức chi...
Sau Lễ trao giải Oscar, người ta lại báo động về sự “vô duyên” của điện ảnh Trung Quốc với giải thưởng điện ảnh lớn nhất hành tinh này. Phim Trung Quốc đã gặt hái hầu hết các giải thưởng điện ảnh lớn của thế giới, ngoại trừ Oscar. Năm nay, Hoàng Kim Giáp được đề cử Thiết kế phục trang đẹp nhất.

“Một số quả bom tấn nội không thể phản ánh bất kỳ điều gì trong văn hoá và truyền thống Trung Hoa. Thay vào đó, họ đặt trọng tâm hơn vào việc làm hài lòng thị giác và tiến đến gần giống phim Hollywood”, ông Huang Shixian, giảng viên ở Học viện Điện ảnh Trung Quốc nhận xét. Những bộ phim này chắc chắn không thể thu hút khán giả nước ngoài - những người chỉ chờ đợi xem nhiều yếu tố Trung Quốc trong phim Trung Quốc. Theo ông Huang, “phim Trung Quốc” nên là thương hiệu nổi tiếng gắn liền với những hương vị của phương Đông.
Mỹ thuật không xây dựng được trên tiền bạc. Những cảnh hoang phí và tốn kém không làm nên một bộ phim hay. Đạo diễn Trung Quốc Jia Zhangke, người đã giành giải Sư tử vàng cho Phim hay nhất ở LHP Venice 2006 với Người tốt ở đập Tam Hiệp (Still Life), đã cảnh báo việc ấn định những quả bom tấn có kinh phí lớn có thể làm xói mòn tính sáng tạo trong công nghiệp điện ảnh Trung Quốc. Ông Jia hy vọng ngày càng có nhiều phim Trung Quốc miêu tả cuộc sống của người dân bình thường hơn là tập trung vào những tác phẩm phóng túng mang màu sắc thương mại. Phủ nhận rằng mình đang chống lại việc làm phim thương mại, nhưng ông Jia phản đối quan điểm “tôn sùng vật chất” trong việc sản xuất phim bom tấn.
Giới báo chí Trung Quốc giờ đây cũng phản đối việc chạy đua tranh giải Oscar của điện ảnh Trung Quốc. Thời báo Hoa Tây thẳng thắn lên tiếng: "Điện ảnh Trung Quốc muốn đi ra thế giới không thể chỉ coi trọng kỹ thuật mà quên đi phần nhân văn, không nên chỉ chăm chăm vào một vài giải thưởng".
Phù hợp hơn chăng khi theo lời khuyên của ông Yin Hong: “Công nghiệp điện ảnh Trung Quốc nên điều chỉnh lại cách thức phát triển trong năm 2007. Chủ đề đầu tiên và cao nhất là nuôi dưỡng thói quen xem phim của người Trung Quốc”.
Vinh Hà