Góp ý dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Siết lại quy định về thôi làm nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân

Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi) lần này xử lý như thế nào để tránh tình trạng người làm đại biểu HĐND theo kiểu “vui thì ở”. Theo quan điểm cá nhân, ngoài vấn đề tự ý thức của đại biểu, quy định trong Luật vẫn là hành lang pháp lý quan trọng cần có theo hướng nên cắt bỏ quy định “hoặc vì lý do khác” để tránh một quy định bị lợi dụng như thực tế đã từng xảy ra.

Tạo quyền chủ động, giải quyết vấn đề tâm lý

Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi) trình Quốc hội vào ngày 12.2.2025 đã dành Điều 35 trong tổng số 50 điều quy định về: Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ, bãi nhiệm và mất quyền đại biểu HĐND. Cùng quy định về chế định này, Luật hiện hành ghi nhận tại Điều 101 trong tổng số 143 điều, sau rất nhiều quy định chi tiết về quyền, trách nhiệm của người đại biểu. Điều này cũng thể hiện những tiến bộ trong quan điểm và kỹ thuật lập pháp hiện nay.

Nhìn chung, quy định về thôi làm nhiệm vụ đại biểu có một điểm mới cơ bản, đó là vấn đề bắt buộc hay không bắt buộc. Nếu như theo quy định hiện hành, đại biểu HĐND không còn công tác và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì “phải” xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu và thực tế các nhiệm kỳ qua, trong trường hợp này, đại biểu sẽ làm đơn xin thôi làm nhiệm vụ. Dự thảo Luật hiện nay xử lý khoa học và hợp lý hơn theo hướng đây không phải là quyền hay nghĩa vụ của người đại biểu mà giao trách nhiệm cho HĐND xem xét, quyết định thôi làm nhiệm vụ đối với đại biểu HĐND.

hd1.jpg
Quang cảnh Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Đồng Nai. Ảnh: T. Oanh

Thiết nghĩ đây là một điểm mới rất tiến bộ, vừa tạo quyền chủ động cho HĐND, vừa giải quyết được vấn đề tâm lý của người đại biểu, bởi lẽ khi vận động ứng cử, ứng cử viên đã hứa và trình bày chương trình hành động nhưng sau đó vì lý do công tác hoặc cư trú, chính người đại biểu lại có đơn xin thôi. Về mặt tâm lý, tình cảm, trách nhiệm, việc này có vẻ chưa ổn và rất hay ở dự thảo lần này đã xử lý được vấn đề.

Nên cắt bỏ quy định “hoặc vì lý do khác”

Tuy nhiên, còn một vấn đề lớn hơn chưa được xử lý trong dự thảo. Theo báo cáo của Ban Công tác đại biểu vào các năm cuối nhiệm kỳ (2015, 2020), chỉ tính riêng HĐND các tỉnh, thành phố, nhân sự của HĐND có sự thay đổi giảm khá lớn, do công tác luân chuyển cán bộ và một số đại biểu đến tuổi nghỉ hưu. Theo dõi số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh so với đầu nhiệm kỳ, mỗi tỉnh đều giảm từ 5 - 10 đại biểu. Điều này Ban Công tác đại biểu đánh giá là ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND và các Ban HĐND. Riêng tỉnh Đồng Nai, nhiệm kỳ 2016-2021, đại biểu giảm 12%; nhiệm kỳ 2021 - 2026, đến tháng 2.2025 đã giảm 8/81 đại biểu (tỷ lệ 9,8%). Trong đó, có 7 đại biểu xin thôi làm nhiệm vụ (tỷ lệ 8,6%) và chắc chắn sau sắp xếp bộ máy và sau đại hội Đảng các cấp, con số này sẽ còn tăng nhiều.

Vậy lý do đại biểu thôi nhiệm vụ là gì ngoài việc “không còn công tác và không cư trú”?. Theo Luật, đó là “Vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác”, mà lý do khác ở đây, thực tế chứng minh, hầu hết do đại biểu nghỉ hưu, xin thôi việc hoặc khi tái cử vào chức danh đang cơ cấu đại biểu HĐND nhưng không trúng cử.

Riêng với đại biểu nghỉ hưu, thiết nghĩ đây là vấn đề đại biểu đã biết trước thời gian nào mình nghỉ công tác và có thể chủ động được việc quyết định có hoặc không tham gia ứng cử đại biểu HĐND. Đại biểu HĐND tỉnh, huyện hầu hết là lãnh đạo ngành, địa phương, việc nghỉ hưu tất nhiên sẽ dẫn đến có nhiều thay đổi về vai trò, vị thế, điều kiện làm việc. Do đó, người ra ứng cử phải xác định rõ trách nhiệm đi đến cùng, làm tròn vai đại biểu HĐND của mình; nếu không xác định được, cần dũng cảm từ chối và giới thiệu người khác thay thế.

Vấn đề đặt ra từ những con số và thực tế nêu trên là Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi) lần này xử lý như thế nào để tránh tình trạng người làm đại biểu HĐND theo kiểu “Vui thì ở”. Khi vận động ứng cử, dù công khai chương trình hành động nhưng chỉ cần cầm quyết định nghỉ hưu thì rất nhiều đại biểu đã quên những điều mình đã hứa để nghĩ đến lá đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi được đại diện của cử tri, làm nặng thêm trách nhiệm của các đại biểu cùng đơn vị bầu cử và ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND. Và điều mất lớn nhất, đó là đại biểu đánh mất lời hứa với chính mình, mất lòng tin của những người đã tin tưởng mình.

Theo quan điểm cá nhân, để giải quyết vấn đề trên, ngoài vấn đề tự ý thức của người đại biểu thì quy định trong Luật vẫn là hành lang pháp lý quan trọng cần có theo hướng nên cắt bỏ quy định “hoặc vì lý do khác” để tránh một quy định bị lợi dụng như thực tế đã từng xảy ra.

Diễn đàn

Vĩnh Long: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tự tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Diễn đàn

Vĩnh Long: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tự tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 17.2, sau hơn một buổi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp chuyên đề lần thứ 6, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra và thông qua 9 nghị quyết nhằm kịp thời cụ thể hoá một số chủ trương, chính sách, pháp luật của Trung ương, của Tỉnh ủy; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp... đáp ứng yêu cầu mới.

Quy định trình tự giải quyết các công việc được ủy quyền
Diễn đàn

Quy định trình tự giải quyết các công việc được ủy quyền

Tại các phiên thảo luận tổ và hội trường Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), cùng với những vấn đề trọng tâm như phân quyền, phân cấp, nhiều nội dung liên quan đến hoạt động của HĐND cũng đã được đề xuất để bảo đảm hoạt động thực chất, tránh tùy nghi, kịp thời giải quyết các công việc cấp thiết. Nhất là quy định trình tự giải quyết các công việc của HĐND ủy quyền cho Thường trực HĐND; trường hợp không quy định trong luật, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Kiểm chứng thực tế, nghiên cứu hồ sơ
Diễn đàn

Kiểm chứng thực tế, nghiên cứu hồ sơ

Để hoạt động giám sát thực sự có chất lượng, hiệu quả, theo các Ban HĐND tỉnh Tuyên Quang, Đoàn giám sát tìm hiểu, nắm chắc các quy định liên quan đến nội dung giám sát; đồng thời, bám sát thực tiễn, những vấn đề cần quan tâm xung quanh nội dung giám sát để xây dựng kế hoạch, đề cương, yêu cầu báo cáo rõ ràng, cụ thể, chi tiết. Lưu ý tăng cường giám sát tại thực địa, khảo sát đối tượng liên quan, kiểm chứng thực tế, nghiên cứu hồ sơ, lựa chọn thời điểm phù hợp để giám sát trực tiếp…

Giám sát hàng tháng kiến nghị cấp thiết, nhiều lần
Diễn đàn

Giám sát hàng tháng kiến nghị cấp thiết, nhiều lần

Nhằm tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của HĐND các cấp tỉnh Tuyên Quang, theo Ban Dân tộc HĐND tỉnh, hằng tháng, Thường trực HĐND cần đánh giá tình hình kết quả giải quyết, lựa chọn nội dung cử tri kiến nghị, nhất là những nội dung cấp thiết, nhiều lần. Quá trình giám sát, phải sâu, thấu đáo, có phân tích, đánh giá rõ ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân.

Xóa huyện “trắng” nông thôn mới, xã đạt dưới 10 tiêu chí
Diễn đàn

Xóa huyện “trắng” nông thôn mới, xã đạt dưới 10 tiêu chí

Giám sát việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên đề nghị UBND tỉnh tập trung xóa huyện trắng nông thôn mới và xã đạt dưới 10 tiêu chí nông thôn mới; hoàn thành mục tiêu số bản đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu…

Thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp hàng hóa
Diễn đàn

Thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp hàng hóa

Giám sát chuyên đề về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26.8.2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đánh giá việc triển khai thực hiện nghị quyết đã được cả hệ thống chính trị vào cuộc, các cấp, các ngành đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

UBND tỉnh họp cho ý kiến về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 và các kỳ họp trước đó của HĐND tỉnh.
Diễn đàn

Bảo đảm mọi kiến nghị của cử tri đều được xem xét, giải quyết

Thời gian qua, với sự đôn đốc, giám sát sát sao của Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu HĐND tỉnh, cùng chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, địa phương, phần lớn ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh đã được giải quyết kịp thời. Kết quả này đã góp phần từng bước nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của cơ quan quyền lực Nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích của công dân, ổn định tình hình, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk kiểm tra thực tế tại Dự án đường giao thông liên xã Ea Sol - Ea Hiao.
Diễn đàn

Sớm đưa các công trình, dự án đầu tư công vào sử dụng

Kiểm tra thực tế và làm việc với huyện Ea H’leo, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk về “Kết quả việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh” đề nghị, huyện có giải pháp cụ thể bố trí vốn bảo đảm thanh toán khối lượng hoàn thành cho các dự án, nhất là các dự án chuyển tiếp để sớm đưa vào sử dụng. Đồng thời, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các công trình, dự án từ công tác thiết kế, lập dự toán, phê duyệt dự án, phê duyệt lựa chọn nhà thầu đến việc triển khai thi công.

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn giám sát công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn quận Ba Đình
Diễn đàn

Sớm xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng khu vực ngoài đê

Tại phiên giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố vừa qua, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đánh giá số lượng vi phạm đất đai (gồm đất nông nghiệp, đất công ích và đất công), vi phạm trật tự xây dựng, đê điều, hành lang thoát lũ còn nhiều. Mặc dù thành phố đã tập trung xử lý nhưng số lượng vụ việc tồn đọng vẫn còn cao.

Phân quyền, phân cấp gắn liền với trách nhiệm pháp lý tương xứng
Diễn đàn

Phân quyền, phân cấp gắn liền với trách nhiệm pháp lý tương xứng

Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), HĐND được phân quyền, phân cấp đi đôi với trách nhiệm lớn, các cơ chế, chính sách đều do HĐND quyết định. Để tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực, việc phân quyền, phân cấp phải gắn liền với trách nhiệm pháp lý tương xứng. Đó là trách nhiệm của UBND khi trình đề án chính sách, cơ chế; trách nhiệm các Ban HĐND khi thẩm tra; trách nhiệm của mỗi cá nhân đại biểu HĐND nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi biểu quyết...

Bảo đảm yếu tố kịp thời, linh động trong phân cấp
Diễn đàn

Bảo đảm yếu tố kịp thời, linh động trong phân cấp

Nguyễn Thị Oanh - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đồng Nai

Về việc phân cấp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) nên quy định theo hướng của Nghị quyết số 04/NQ-CP. Theo đó, UBND cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng Đề án phân cấp để quy định những vấn đề khung trình HĐND cùng cấp xem xét, thông qua; nội dung phân cấp cụ thể sẽ giao cho UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định, như vậy sẽ bảo đảm yếu tố kịp thời, linh động trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính như hiện nay.

Cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng
Diễn đàn

Cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Bên cạnh nhiều điểm mới, tiến bộ, có tính đột phá, cũng còn những quy định trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (TCCQĐP) sửa đổi cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Như quy định “UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng hành chính”, đồng nghĩa Chủ tịch UBND có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND. Quy định Chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp, trước pháp luật; không quy định chịu trách nhiệm trước HĐND...

Sẵn sàng hành lang pháp lý cho cải cách bộ máy
Diễn đàn

Sẵn sàng hành lang pháp lý cho cải cách bộ máy

Tại kỳ họp bất thường lần thứ Chín sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. Các luật, quy định tại kỳ họp đã, đang được lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân, được sự quan tâm góp ý, đáng chú ý là Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) sửa đổi. Sau khi thông qua, đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu
Diễn đàn

Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, từng bước trở thành đô thị trung tâm vùng

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong năm 2025 cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ Phạm Văn Hiểu cho biết, HĐND thành phố Cần Thơ sẽ đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, tiếp tục tăng cường nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Quốc hội, của Chính phủ về phát triển thành phố, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế để Cần Thơ từng bước trở thành đô thị trung tâm vùng.

Tăng thẩm quyền quyết định kịp thời những vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Tăng thẩm quyền quyết định kịp thời những vấn đề phát sinh

Nguyễn Ngọc Thái - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam

Theo chương trình nghị sự, tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sắp tới sẽ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); một trong những nội dung có sự sửa đổi, bổ sung là quy định về thẩm quyền của Thường trực HĐND, tạo căn cứ pháp lý để Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định kịp thời các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND.

Bài cuối: Giải quyết trực tiếp, nhanh kiến nghị bức xúc
Diễn đàn

Bài cuối: Giải quyết trực tiếp, nhanh kiến nghị bức xúc

Cùng với những cách làm hiệu quả trong thực hiện chức năng quyết định, HĐND tỉnh Bắc Giang tăng cường kết hợp giám sát, khảo sát trực tiếp và thông qua nghiên cứu các báo cáo, tài liệu, giám sát bằng hình ảnh; tập trung chất vấn những nội dung các cơ quan quản lý chậm hoặc né tránh trách nhiệm. Trong TXCT, sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố đã được chấn chỉnh, phát huy hiệu quả giải quyết trực tiếp, nhanh các kiến nghị bức xúc.

Bài 1: Bảo đảm quyết sách khả thi, hiệu lực
Diễn đàn

Bài 1: Bảo đảm quyết sách khả thi, hiệu lực

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức TXCT chuyên đề đối với các nghị quyết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều đối tượng, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động của chính sách ban hành nhằm phát huy trí tuệ tập thể, các tầng lớp Nhân dân bảo đảm chính sách khi ban hành có tính khả thi, hiệu lực và đi vào cuộc sống; thực hiện kiểm soát chặt nội dung, tài liệu theo nhóm vấn đề và quy định cụ thể thời gian trình bày tóm tắt các báo cáo trình tại kỳ họp, dành thời gian thỏa đáng cho thảo luận, chất vấn…

Giám sát đột xuất, tập trung các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn”
Diễn đàn

Giám sát đột xuất, tập trung các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn”

Trên cơ sở ý kiến phản ánh của cử tri, nhân dân và những vấn đề vướng mắc được phát hiện qua công tác quản lý nhà nước, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương đã tổ chức 7 cuộc giám sát đột xuất, tập trung vào các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở hoạt động giám sát chuyên đề, giám sát, khảo sát thường xuyên của các cơ quan HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức 6 hội nghị chất vấn, hội thảo chuyên đề về các nội dung rất thiết thực.

Đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri, Nhân dân
Diễn đàn

Đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri, Nhân dân

Nhìn lại năm 2024 có thể thấy, với tinh thần chủ động, trách nhiệm, HĐND tỉnh Phú Yên đã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, nhất là kịp thời thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý để các cấp, ngành triển khai thực hiện, phát huy tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển, tạo đồng thuận cao; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân trong tỉnh.

 Cần Thơ thực hiện nhiều quyết sách quan trọng để bước vào kỷ nguyên mới
Diễn đàn

Cần Thơ thực hiện nhiều quyết sách quan trọng để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2025, để đưa thành phố bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ quyết tâm thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị thành phố tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh huy động nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.