Siết chặt sử dụng điện thoại trong lớp học: Sân trường đông vui, rộn ràng tiếng cười

Sau hai tuần Sở GD-ĐT Hà Nội siết chặt tình trạng học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học, đã có những thay đổi tích cực. Học sinh hoạt động nhiều hơn, quan sát và giao tiếp với nhau nhiều hơn. Đồng thời, hiệu quả dạy và học được nâng cao.

Thói quen độc hại nhưng khó bỏ với điện thoại di động

Cứ vài phút lại kiểm tra điện thoại một lần, dù không có thông báo, nội dung gì quan trọng nhưng cũng phải mở màn hình, lướt mạng xã hội vài giây rồi tiếp tục nghe giảng; từ lâu Hồng Minh, lớp 12 trường THPT Yên Hoà đã có một thói quen khó bỏ như vậy với chiếc điện thoại di động. Minh không thể rời điện thoại quá 5 phút, chỉ cần ở ngoài tầm mắt thôi Minh sẽ tá hoả đi tìm.

142781e68db235ec6ca3-379-4357.jpg
Hồng Minh và chiếc điện thoại "bất li thân" (Ảnh: Trang Nhung)

Hồng Minh cho biết, em bắt đầu sử dụng điện thoại di động từ lớp 7, cho tới nay đã ngót nghét 6 năm và nó trở thành vật bất li thân.

"Điện thoại ngoài mục đích nghe, gọi với gia đình thì em dùng lướt mạng xã hội, tìm tài liệu học tập, tra cứu thông tin, giải trí, mua sắm... Với những tiện ích của điện thoại, em rút ngắn được thời gian về học tập nhưng lại ngốn nhiều thời giờ vào các nền tảng mạng xã hội", nữ sinh lớp 12 chia sẻ.

Hồng Minh cho biết, lướt điện thoại nhiều như vậy là không tốt, khi học rất mất tập trung, hiệu suất nghe giảng, hiểu bài chỉ đạt mức 50-60%. Tuy nhiên, đây là thói quen rất khó bỏ, dù nhiều lần quyết tâm, có khi còn để điện thoại ở nhà, nhưng rồi đâu lại đóng đấy.

"Em cảm thấy may mắn, vì 2 tuần nay nhà trường đã siết chặt việc sử dụng điện thoại trong lớp. Đầu ngày học, điện thoại sẽ được lớp trưởng thu lại và để trên bàn giáo viên, tan trường mới trả lại. Lúc đầu chúng em bứt rứt, khó chịu lắm nhưng giờ đã quen rồi, những hụt hẫng khi không cầm điện thoại đã giảm đi rất nhiều." Hồng Minh tâm sự.

e6791be517b1afeff6a0-4098-4004.jpg
Nhiều trường thực hiện thu điện thoại học sinh trước khi vào lớp, đến tan học mới trả lại cho các em (Ảnh: Trang Nhung)

Hoàng Phong, lớp 12 trường THPT Yên Hoà đồng tình với việc thu điện thoại trước khi bước vào tiết học. Không có điện thoại bên cạnh giúp Phong tập trung hơn khi làm bài, tránh bị phân tâm bởi âm thanh tin nhắn hay báo thức hẹn giờ. Khi gặp bài khó sẽ tìm cách giải quyết, thay vì phụ thuộc vào lời giải trên mạng như trước.

"Trước đây em thường có xu hướng ỷ lại vào việc tìm thông tin qua Google, dù những nội dung này đã được ghi trong sách giáo khoa, nhưng chúng em thường tra thẳng từ khoá trên mạng hơn là mất công lật sách để tìm. Nhưng có một điều em nhận thấy đó là khi tra thẳng thông tin như vậy, chỉ phục vụ việc đối phó với các câu hỏi của thầy cô, còn kiến thức không thể lưu lại trong đầu. Nhiều bạn bè cũng như em, trả lời xong là kiến thức trơn tuột, không hiểu được chiều sâu của vấn đề và khi bị hỏi lại sẽ như mới." Hoàng Phong chia sẻ.

434722443-922050133260641-4138216663829949871-n-1540-9744-4636-4168.jpg
Không điện thoại, học sinh xuống sân chơi bóng rổ và các hoạt động tập thể (Ảnh: Trường THPT Việt Đức)

Nam sinh cho biết, Trường THPT Yên Hòa đã áp dụng hình thức thu điện thoại vào hộp, giờ ra chơi 15 phút có thể sử dụng. Sau yêu cầu của Sở GD-ĐT, trường đã thắt chặt hơn và chỉ trả lại cho học sinh khi hết buổi học.

"Không có điện thoại, chúng em có thời gian giao lưu, xuống sân chơi bóng, em cũng bắt đầu học cách quan sát, lắng nghe bạn bè nhiều hơn và tự thấy khả năng giao tiếp được nâng lên. Tuy vậy, vẫn khá bất tiện khi phải đổi sang dùng tiền mặt, thay vì chuyển khoản để mua đồ ăn như xưa”, Hoàng Phong tâm sự.

Từ ngày 11.10, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.

Đây được xem là một động thái chấn chỉnh rắn của Hà Nội bởi thực trạng học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học diễn ra thường xuyên, khó kiểm soát, gây nhiều vấn đề bất cập ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

Sân trường không điện thoại: Rộn ràng, náo nhiệt

Quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học nhận được sự đồng thuận từ nhiều giáo viên và phụ huynh. Cô Trần Thị Thúy, giáo viên Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành vui mừng nhận thấy việc siết chặt quản lý đã giúp học sinh nâng cao thành tích học tập, kỷ luật trong tiết học được duy trì, các em giao lưu và gắn kết với nhau nhiều hơn.

Trước đó, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đã áp dụng quy định chỉ cho học sinh sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi. Từ năm học này, trường bắt đầu đưa vào nội quy việc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học, chỉ trả lại vào giờ tan học. Lệnh cấm này được áp dụng một cách triệt để.

“Ngay đầu năm học, lớp đã thực hiện khảo sát việc cấm sử dụng điện thoại di động trong giờ và có đến 80-90% học sinh đồng tình. Từ đó, ngay khi vào tiết, cán sự lớp được giao thu điện thoại, kiểm đếm và ghi vào sổ. Trường hợp học sinh vi phạm, giáo viên không áp dụng ngay những biện pháp xử lý cứng nhắc mà linh hoạt, phối hợp với gia đình nhắc nhở các em tuân thủ quy định”, Cô Thúy thông tin thêm.

457304211-1027686692696984-4211160155059395842-n-9781-303.jpg
Giờ ra chơi tại Trường THPT Việt Đức (Ảnh: Trường THPT Việt Đức)

Anh Quang Dũng có con học lớp 12 trường THPT Việt Đức bức xúc chia sẻ: "Con gái tôi ở nhà dùng điện thoại rất nhiều, dùng cho việc học thì ít, toàn lướt mạng xã hội, quay Tiktok. Nhiều lần tôi cấm đoán thì cháu khó chịu, hai bố con lúc nào cũng mặt nặng mày nhẹ với nhau. Có quy định về siết chặt sử dụng điện thoại trong lớp học tôi cũng thấy yên tâm hơn phần nào, mong con ở trường tập trung học hành."

Cũng có con học lớp 12 tại trường THPT Việt Đức, chị Hà Phương cho biết: Tôi không cấm con dùng điện thoại vì gia đình còn liên lạc và nắm bắt thông tin, tuy nhiên cháu đã đủ nhận thức để quản lý bản thân, dẫu vậy gia đình vẫn luôn nhắc nhở con không được để ảnh hưởng đến việc học. Với quy định mới, chúng tôi càng thêm yên tâm và theo phản ánh của con, không sử dụng điện thoại trong giờ học giúp con tập trung 100% vào việc tiếp thu kiến thức."

screen-shot-2024-10-23-at-082124-8611-5496.png
Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, TS. Nguyễn Bội Quỳnh

Theo Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, TS. Nguyễn Bội Quỳnh, ngay khi nhận được thông báo của Sở GD-ĐT Hà Nội về siết chặt việc sử dụng điện thoại trong lớp học, nhà trường đã nhanh chóng thông báo cho phụ huynh, giáo viên và học sinh về quy định mới.

Đồng thời Ban giám hiệu nhà trường đã thống nhất với các thầy, cô chủ nhiệm đầu giờ học sẽ thu điện thoại của học sinh, khi tan học sẽ trả lại cho các em. Riêng lớp trưởng, bí thư được cầm điện thoại để trong trường hợp cần thiết liên hệ với hai bạn này.

Với những tiết học cần sử dụng điện thoại di động, giáo viên sẽ có sự nhắc nhở từ trước, ví dụ như môn tiếng Anh, học sinh dùng điện thoại để tìm những chất liệu nguồn trên internet phục vụ cho bài đọc.

TS. Nguyễn Bội Quỳnh cho biết, khi thực hiện việc siết chặt sử dụng điện thoại những ngày đầu học sinh có thể thấy bức bách, khó chịu nhưng giờ đã quen. Nhà trường quan sát, không có điện thoại, giờ ra chơi học sinh vui vẻ xuống sân trường tham gia các hoạt động thể thao, giao lưu trò chuyện với bạn bè.

Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".