SEMIExpo Viet Nam 2024 - bước tiến quan trọng trong nỗ lực tham gia chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 - SEMIExpo Viet Nam 2024 là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu.

Sáng 7.11, Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu” chính thức khai mạc tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc.

Diễn ra trong 2 ngày (7 – 8.11), SEMIExpo Viet Nam 2024 là Triển lãm bán dẫn quy mô quốc tế lần đầu tiên và lớn nhất được tổ chức tại Việt Nam, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, giao NIC phối hợp cùng Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu (SEMI) tổ chức.

bt.jpg
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. Ảnh: Đức Trung

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cho biết: Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 là một sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn, lĩnh vực được coi là “trái tim” của công nghệ hiện đại và là nền tảng cho nền kinh tế số.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngành công nghiệp bán dẫn không chỉ là nền tảng của công nghệ hiện đại, mà hơn thế nữa, còn là yếu tố cốt lõi quyết định đến sức mạnh của nền kinh tế số, quyết định đến sự phát triển của các ngành công nghệ đột phá, từ trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) đến tự động hóa.

Việt Nam với lợi thế lớn là quốc gia có nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng tốt liên tục trong nhiều năm, có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có đam mê sáng tạo đang là điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn.

Nhận thức rõ về cơ hội này, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu vào năm 2030 và trung tâm về công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu đến năm 2040.

Nhằm cụ thể hóa mục tiêu, Việt Nam xác định tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn của Việt Nam với mục tiêu đến năm 2030 đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên, 1.300 giảng viên được đào tạo chuyên sâu về bán dẫn, xây dựng các phòng thí nghiệm cấp quốc gia và cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

2.jpg
Các đại biểu tham dự sự kiện. Ảnh: Đức Trung

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam đã hội tụ các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Đó là Việt Nam có nền chính trị ổn định và quyết tâm mạnh mẽ từ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển các ngành công nghệ tiên tiến; Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Trưởng ban.

Bên cạnh đó, với dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam đang trong giai đoạn “dân số vàng” có nguồn nhân lực trẻ đầy nhiệt huyết, năng động, khát vọng cống hiến, khả năng tiếp cận nhanh với các ngành khoa học, công nghệ và STEM, là nguồn nhân lực và thị trường đầy tiềm năng cho các ngành công nghệ cao.

Việt Nam đã hình thành được một hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn với sự tham gia của nhiều đối tác và doanh nghiệp công nghệ cao; đã xây dựng môi trường kinh doanh hấp dẫn với nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ cao. Dự kiến, trong năm 2024, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư tạo tài sản cố định, sản xuất sản phẩm công nghệ cao…, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghiệp bán dẫn toàn cầu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin.

Trong bối cảnh đó, “Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 không chỉ là một sự kiện kết nối, mà còn là nơi khởi đầu cho những kế hoạch hợp tác dài hạn, nơi các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng phát triển và lợi ích khi đồng hành cùng Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tin tưởng.

dai-bieu.jpg
Triển lãm SEMIExpo Viet Nam 2024 sẽ diễn ra trong hai ngày 7 - 8.11.2024. Ảnh: Đức Trung

Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, SEMIExpo Viet Nam 2024 đã thu hút sự tham gia của của hơn 5.000 đại biểu và 100 gian hàng đến từ các đối tác công nghệ lớn trong lĩnh vực bán dẫn như Cadence, Qualcomm, Intel, Qorvo, Dassault Systemes, Siemens, Tektronix, FPT, Viettel…, cùng sự tham gia đông đảo của các thành phần trong hệ sinh thái bán dẫn như các viện nghiên cứu, trường đại học, quỹ đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội, chuyên gia trong nước, ngoài nước trong lĩnh vực bán dẫn...

Trong khuôn khổ SEMIExpo Viet Nam 2024 diễn ra Chương trình Đối thoại với các doanh nghiệp bán dẫn trong và ngoài nước, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì. Đây là diễn đàn cấp cao để trao đổi, chia sẻ những thực tiễn tốt nhất của ngành công nghiệp bán dẫn từ các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách quốc tế và Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự kiện còn có các hoạt động như diễn đàn “Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu”; hội thảo “Thị trường thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội nào cho ngành sản xuất Việt Nam”; diễn đàn “Phát triển lĩnh vực thiết kế và đóng gói, kiểm thử vi mạch tại Đông Nam Á”; diễn đàn “Hợp tác toàn cầu trong phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn”…

Đây là dịp để kết nối giữa Việt Nam với thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, nhằm giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của Việt Nam cho các doanh nghiệp bán dẫn thế giới; mở ra cơ hội cho Việt Nam tham gia các công đoạn của ngành công nghiệp này; thể hiện rõ tinh thần hợp tác và sự đồng hành của cộng đồng bán dẫn thế giới với sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Thị trường

Tốc độ tăng/giảm các nhóm hàng hóa và dịch vụ trong rổ chỉ số CPI tháng 10.2024 so với tháng trước
Thị trường

CPI tháng 10 tăng 2,89%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước do giá lương thực, thực phẩm tăng vì ảnh hưởng bởi mưa bão và giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới.

TH chinh phục giới trẻ với nước uống Mãng cầu sữa “hot trend”
Thị trường

TH chinh phục giới trẻ với nước uống Mãng cầu sữa “hot trend”

Nắm bắt xu hướng lựa chọn đồ uống tốt cho sức khỏe của nhiều độ tuổi, trong đó có cả giới trẻ, Tập đoàn TH - đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK, đã tiên phong nghiên cứu và phát triển nhiều dòng sản phẩm sữa tươi sạch và đồ uống tốt cho sức khỏe, trong đó có Nước uống Sữa trái cây Mãng cầu tự nhiên TH true JUICE milk.

Ảnh minh họa
Thị trường

Gỡ nút thắt xuất khẩu chè giá rẻ

Ngành chè với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, từng được ví như “vàng xanh” của đất nước, song giá chè xuất khẩu vẫn còn thấp. Theo đại diện Hiệp hội Chè Việt Nam, phải tạo được liên kết sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu chất lượng mới nâng cao giá bán lên được. Nếu cứ "dìm nhau", phân tán, phân chia thị trường thì khó thoát khỏi bẫy giá rẻ của thế giới.

Đa dạng các chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng trong nước
Thị trường

Đa dạng các chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng trong nước

Thị trường tiêu dùng nội địa đóng vai trò quan trọng và là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế Việt Nam, vì vậy bên cạnh những chính sách an sinh xã hội, việc làm, giảm lãi suất ngân hàng, các chương trình kích cầu tiêu dùng, khuyến mãi sẽ tăng thêm niềm tin của người tiêu dùng, thúc đẩy chi tiêu.

Vùng trồng chè hữu cơ tại Thái Nguyên
Thị trường

Chuyển tư duy sang kinh tế nông nghiệp để nông dân bớt nghèo

Sáng nay (ngày 4.11), Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến kế hoạch phát triển năm 2025. TS. NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA, chuyên gia nông nghiệp, cho rằng, các đại biểu cần trao đổi và tìm giải pháp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển tư duy sang kinh tế nông nghiệp để giúp nông dân bớt nghèo, nhất là nông dân trồng lúa.

Gỗ là một trong những ngành hàng xuất khẩu phải đối diện với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Thị trường

Doanh nghiệp cần sẵn sàng cho vụ kiện phòng vệ thương mại

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp có thể bị kiện phòng vệ thương mại bất kỳ lúc nào. Do vậy, doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác để chủ động nắm thông tin từ sớm, từ xa; chuẩn bị nguồn lực phù hợp để xử lý khi vụ việc xảy ra, Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ Đỗ Ngọc Hưng khuyến nghị.

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam
Thị trường

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, Yadea - thương hiệu đứng số 1 toàn cầu về doanh số bán hàng trong 7 năm liên tiếp đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam. Với hệ thống nhà máy hiện đại tại Bắc Giang và cam kết hợp tác với các nhà cung ứng nội địa, Yadea đang góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam.

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam
Xã hội

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam

Khi mặt hàng phân bón được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào, từ đó giảm áp lực khi đầu tư…Do đó, theo các chuyên gia, nếu chuyển đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón từ diện miễn thuế, sang áp dụng thuế suất sẽ có lợi cho cả 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân. 

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xây dựng thương hiệu giúp ngành thủy sản tận dụng hiệu quả các FTA

Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước ta. Để tận dụng tốt hơn nữa các FTA, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U
Thị trường

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chính thức kết nối thành công hệ thống thanh toán trên ứng dụng PVOIL 4U của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua xăng dầu tại các điểm bán trên toàn hệ thống PVOIL.