Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam vừa phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Hội thảo "Định hướng giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông Việt Nam".

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của giáo dục tài chính trong chương trình học phổ thông, đồng thời xây dựng định hướng chiến lược để tích hợp nội dung này vào chương trình giáo dục hiện hành. Đây cũng là cơ hội để các chuyên gia trong và ngoài nước chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển năng lực tài chính cho học sinh từ sớm.

Nội dung hội thảo bao gồm các phiên thảo luận về việc triển khai giáo dục tài chính trong nhà trường, giới thiệu các mô hình và tài liệu giáo dục tiêu biểu, những thách thức và cơ hội trong bối cảnh giáo dục Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhấn mạnh, giáo dục tài chính là một trong những mục tiêu quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22.1.2020.

z6115680951417a015bd83ff34982ae9d1885fd04c0757.jpg
GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo.

Theo GS.TS Lê Anh Vinh, quản lý tài chính cá nhân không đơn thuần là việc kiếm tiền hay tiết kiệm, mà là sự kết hợp tổng hòa giữa thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý rủi ro. Đồng thời, điều này còn liên quan đến việc xây dựng thói quen và hành vi cá nhân, kết hợp với kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với các khái niệm tài chính cơ bản, do đó việc giáo dục tài chính ngay từ nhà trường là bước đi chiến lược và cấp bách.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Ở góc độ quản lý, PGS.TS. Phạm Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc định hướng giáo dục tài chính trong chương trình phổ thông. Theo PGS.TS. Phạm Quốc Khánh, để đạt được hiệu quả, các trường cần lồng ghép nội dung giáo dục tài chính vào chương trình giảng dạy thông qua các môn học và hoạt động ngoại khóa. Đồng thời, giáo viên cần được trang bị kỹ năng chuyên môn để truyền tải kiến thức một cách dễ hiểu và gần gũi với học sinh.

z6115680990543360241109b1635c70962e385a853bebd.jpg
Chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy về quản lý tài chính trong nhà trường.

Đại diện tổ chức Aflatoun International chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và triển khai tài liệu giáo dục tài chính. Bộ tài liệu của Aflatoun International được thiết kế nhằm trang bị cho học sinh các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, từ chi tiêu, tiết kiệm đến đầu tư và lập kế hoạch tài chính. Đại diện Aflatoun International cũng chia sẻ mong muốn hợp tác với các tổ chức tại Việt Nam nhằm phát triển và ứng dụng bộ tài liệu này, góp phần nâng cao hiểu biết tài chính cho học sinh phổ thông.

Theo bà Lê Anh Lan, chuyên gia giáo dục Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF tại Việt Nam, giáo dục tài chính không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cơ bản, mà cần hướng đến sự hiểu biết chuyên sâu về các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý rủi ro. Để làm được điều này, giáo viên cần được trang bị kiến thức chuyên môn về giáo dục tài chính, đồng thời hiểu rõ tâm lý học sinh cũng như những rào cản mà các em có thể gặp phải khi tiếp cận các khái niệm tài chính.

Tại hội thảo, các chuyên gia, đại diện các tổ chức đã chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông tại Việt Nam, bao gồm việc xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp, sử dụng các công cụ tài chính số trong giảng dạy, và chia sẻ tài nguyên học liệu hỗ trợ việc học tài chính. Bên cạnh đó, hội thảo cũng thảo luận về việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trang bị kiến thức tài chính cơ bản cho học sinh, và định hướng phát triển giáo dục tài chính bền vững trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

GS.TS Lê Anh Vinh kỳ vọng, thông qua hội thảo, các chuyên gia quốc tế và các nhà khoa học sẽ chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý tưởng để tích hợp hiệu quả nội dung giáo dục tài chính vào chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời cũng bày tỏ mong muốn UNICEF Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong việc triển khai các sáng kiến và hoạt động liên quan trong thời gian tới.

Giáo dục

Nữ sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đoạt giải quốc gia tiếng Nhật: "Thích sự kỷ luật và văn hóa Nhật Bản"
Giáo dục

Nữ sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đoạt giải quốc gia tiếng Nhật: "Thích sự kỷ luật và văn hóa Nhật Bản"

Trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025, Trần Nhật Minh Anh, lớp 12N1, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã xuất sắc giành giải 3 môn tiếng Nhật. Với Minh Anh, em yêu thích văn hoá Nhật, thích cách làm việc của người Nhật, sự kỷ luật, khắt khe trong công việc. 

Kiên Giang khen thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục

Kiên Giang khen thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Ngày 22.1, Sở Giáo dục – đào tạo tỉnh Kiên Giang tổ chức tuyên dương và khen thưởng cho học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý đạt thành tích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Kỳ thi trong năm học này, Kiên Giang đạt 47 giải, tăng 9 giải, vươn lên đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn: Straitstimes
Quốc tế

Vì một thế hệ trẻ em sống lành mạnh

Bắt đầu từ năm 2025, mọi trẻ em từ lớp 1 đến lớp 3 tại Singapore sẽ được nhận một kế hoạch sức khỏe cá nhân. Đây là một phần trong chiến lược quốc gia mang tên Grow Well SG, được thiết kế để giúp trẻ hình thành lối sống lành mạnh từ sớm, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Sáng kiến này được Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Bộ Phát triển gia đình và xã hội cùng triển khai, chính thức ra mắt vào ngày 21.1.

Việt Nam và Cộng hoà Séc ký kết hợp tác giáo dục giai đoạn mới
Giáo dục

Việt Nam và Cộng hoà Séc ký kết hợp tác giáo dục giai đoạn mới

Theo ký kết hợp tác giáo dục giai đoạn mới giữa Việt Nam và Cộng hoà Séc, hai nước sẽ hỗ trợ giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa của mỗi bên tại các cơ sở giáo dục đối tác, đồng thời trao đổi thông tin, tài liệu về quản lý và tổ chức giáo dục ở các bậc học, triển khai nhiều chương trình học bổng dài hạn và ngắn hạn.

Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường
Video

Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường

Thư viện trường học đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục 2018. Đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng, kiến thức và sự sáng tạo của học sinh và giáo viên. Thư viện Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) là một trong những mô hình tiêu biểu, khi đã tạo nguồn cảm hứng để học sinh tìm đến đọc sách. 

Giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm nếu có nguyện vọng
Chính trị

Giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm nếu có nguyện vọng

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Nhà giáo đã bổ sung quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu sớm nhưng không quá 5 năm và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

Ngành giáo dục không chủ quan với kết quả đạt được
Giáo dục

Ngành giáo dục không chủ quan với kết quả đạt được

Tại hội nghị Giám đốc các Sở GD-ĐT chiều ngày 20.1, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu cần tiếp tục phát huy tinh thần của học kỳ 1, không chủ quan với những kết quả đạt được để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, cùng nhau quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm học 2024-2025.