Chính sách nhập cư của Mỹ

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” của đài NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những thay đổi ngay lập tức và triệt để về vấn đề nhập cư ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.2025, bao gồm trục xuất người di cư với quy mô lớn và bỏ quyền công dân theo nơi sinh. Các chuyên gia nhận định, kế hoạch này của ông Donald Trump làm nổi bật tầm nhìn chi tiết về các cải cách nhập cư, cũng như nỗ lực thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.

hq720.jpg
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh. Ảnh: AP

Thực hiện một cuộc trục xuất quy mô lớn

Nhập cư là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 của ông Donald Trump. Theo đó, trong cuộc phỏng vấn với đài NBC News, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ tiến hành trục xuất hàng loạt người nhập cư bất hợp pháp trong nhiệm kỳ 4 năm tới, bắt đầu từ những người có tiền án tiền sự. Dự kiến sẽ có tới 1 triệu người di cư có thể phải đối mặt với việc trục xuất hàng năm, báo hiệu một lập trường không khoan nhượng nhằm định hình lại cách tiếp cận của đất nước đối với việc thực thi luật nhập cư.

Kế hoạch bao gồm việc áp dụng các giới hạn chặt chẽ hơn đối với các đơn xin tị nạn, thu hồi các biện pháp bảo vệ theo các chương trình ân xá nhân đạo dưới thời Tổng thống Joe Biden và hủy bỏ các ưu tiên thực thi đã chuyển trọng tâm khỏi những người phạm tội cấp thấp. Kế hoạch của ông Donald Trump đánh dấu sự trở lại với cách tiếp cận tích cực hơn đối với việc kiểm soát nhập cư, phản ánh các chiến lược đặc trưng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Với các chính sách này, chính quyền mới đặt mục tiêu hạn chế tình trạng di cư trái phép và giải quyết những lỗ hổng trong hệ thống hiện tại.

Những người ủng hộ cho rằng chính sách này sẽ ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép và tăng cường an ninh biên giới. Mối quan ngại ngày càng tăng về dòng người nhập cư lớn không có giấy tờ vào các thành phố trên khắp Mỹ đã khuếch đại nhu cầu về các biện pháp này. Hơn 77 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu cho ông Donald Trump, điều này đồng nghĩa với việc người dân bày tỏ ủng hộ đối với các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn nhằm giải quyết những thách thức này. Sự ủng hộ mạnh mẽ này từ cử tri làm nổi bật sự cấp bách mà nhiều công dân cảm thấy về việc khôi phục trật tự tại biên giới và quản lý tác động của nhập cư bất hợp pháp đối với cộng đồng của họ.

Để thực hiện chính sách cứng rắn này, ông Donald Trump đã bổ nhiệm hai người theo đường lối cứng rắn về kiểm soát biên giới và nhập cư vào các vị trí chủ chốt trong chính quyền mới của mình, là bà Kristi Noem sẽ đứng đầu Bộ An ninh Nội địa, và ông Tom Homan. Theo vị Tổng thống đắc cử, cặp đôi này sẽ làm việc chặt chẽ để bảo vệ biên giới và “làm cho nước Mỹ an toàn trở lại”.

Chấm dứt “quyền công dân theo nơi sinh”

Tổng thống đắc cử cũng nhắc lại kế hoạch chấm dứt việc cấp quyền công dân theo nơi sinh - một chính sách được bảo đảm bởi Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ, theo đó bất kỳ trẻ em nào được sinh ra tại Mỹ đều tự động được cấp quyền công dân Mỹ. Tu chính án này đã được phê chuẩn vào năm 1868.

Quyền công dân theo nơi sinh là một trong những nguyên nhân hình thành các hộ gia đình có tình trạng "nhập cư hỗn hợp" tại Mỹ - nghĩa là một gia đình có ít nhất một người nhập cư bất hợp pháp, nhưng cũng lại có ít nhất một công dân hoặc một thường trú nhân ở Mỹ hợp pháp. Theo Trung tâm Nghiên cứu di cư, ước tính có 4,7 triệu hộ gia đình ở Mỹ có tình trạng "nhập cư hỗn hợp". Trong 2,8 triệu hộ gia đình có ít nhất một người nhập cư bất hợp pháp, có 48% hộ có ít nhất một đứa trẻ sinh ra tại Mỹ.

Theo đề xuất của ông, các cơ quan liên bang có thể thực thi các tiêu chí chặt chẽ hơn, yêu cầu ít nhất một trong hai bên cha mẹ phải là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân hợp pháp trước khi cấp hộ chiếu hoặc số an sinh xã hội. Hiện nay, nhiều người Ấn Độ đang làm việc tại Mỹ theo thị thực lao động không định cư H-1B, với giới hạn chung cho thời gian ở Mỹ là 6 năm; do đó, nếu lệnh hành pháp của ông Trump được ban hành, con cái của các cặp vợ chồng đang ở Mỹ theo diện H-1B sẽ không còn đủ điều kiện để được cấp quyền công dân tự động.

Ông Donald Trump khẳng định sẽ đưa ra các biện pháp chặt chẽ hơn, chẳng hạn như mở rộng kiểm tra lý lịch, kéo dài thời gian xử lý hành chính và tỷ lệ từ chối cấp thị thực cao hơn. Yêu cầu sinh trắc học đối với người phụ thuộc, bắt buộc phỏng vấn nhiều hơn đối với người nộp đơn xin thẻ xanh... Sự thay đổi đáng kể này trong chính sách nhập cư sẽ đại diện cho sự thay đổi so với tiền lệ pháp lý trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, ông Trump khẳng định vẫn sẽ cởi mở hơn với nhóm “Dreamers” - những người được đưa đến Mỹ bất hợp pháp từ khi còn nhỏ. Tổng thống đắc cử Mỹ cho biết, ông sẽ làm việc với đảng Dân chủ để tìm giải pháp cho phép họ ở lại đất nước này một cách hợp pháp.

Thực tế, ông Trump đã đề cập đến việc muốn chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của mình nhưng không thành. Các chuyên gia pháp lý và chính trị gia cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp Mỹ là một quá trình khó khăn. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm thu hồi hoặc thay đổi quyền công dân theo nơi sinh, đều ​sẽ phải đối mặt với sự giám sát pháp lý chặt chẽ và những thách thức đáng kể tại các tòa án liên bang.

Đầu tiên, việc này đòi hỏi hai phần ba số phiếu bầu ở cả Hạ viện và Thượng viện; tiếp theo, một sửa đổi cần được phê chuẩn bởi ba phần tư các cơ quan lập pháp của tiểu bang. Sau cuộc bầu cử hồi tháng 11, trong Thượng viện mới, đảng Dân chủ nắm giữ 47 ghế và đảng Cộng hòa nắm giữ 53 ghế. Tại Hạ viện, đảng Dân chủ nắm giữ 215 ghế, trong khi đảng Cộng hòa nắm giữ 220 ghế. Ngoài ra, một phương án khác có thể là hai phần ba số tiểu bang yêu cầu một Hội nghị Hiến pháp, nhưng điều này chưa bao giờ được tiến hành để thông qua bất kỳ thay đổi nào trong số 27 thay đổi từng được thực hiện đối với Hiến pháp Mỹ.

Những tác động tiềm tàng

Các chuyên gia cho biết những thay đổi lớn trong kế hoạch của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ là một chặng đường gian nan.

Thông cáo của Hội đồng Di trú Mỹ cho biết, việc xóa bỏ quyền công dân theo nơi sinh sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Tất cả các bậc cha mẹ người Mỹ sẽ phải trải qua một quá trình gian khổ và tốn kém để chứng minh quyền công dân của con mình. Giấy khai sinh là bằng chứng về quyền công dân của mỗi người, nếu quyền công dân theo nơi sinh bị xóa bỏ, công dân Mỹ sẽ không còn có thể sử dụng giấy khai sinh của mình làm bằng chứng về quyền công dân nữa.

Nghiên cứu được công bố cách đây vài năm của Viện Chính sách Di cư, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, DC và Đại học bang Pennsylvania từng cảnh báo rằng việc xóa bỏ quyền công dân theo nơi sinh đối với trẻ em Mỹ có cha mẹ là người nhập cư trái phép sẽ làm tăng “dân số trái phép” hiện tại thêm 4,7 triệu người vào năm 2050.

Về kế hoạch trục xuất hàng loạt người nhập cư, Hội đồng Di trú Mỹ ước tính việc trục xuất tất cả người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ trong hơn một thập kỷ sẽ tốn ít nhất 88 tỷ USD và đối mặt với những khó khăn về mặt hậu cần. Thành viên cấp cao của Viện Brookings Darrell West cho rằng, ông Trump sẽ không thể trục xuất nhiều người di cư như ông mong muốn bởi sẽ rất khó để xác định tội phạm, cũng như phải có các thủ tục tố tụng của tòa án di trú để di dời họ ra khỏi đất nước.

Thêm vào đó, một số ý kiến cho rằng, kế hoạch này có thể làm quá tải các cơ sở giam giữ, làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng nhân đạo và xâm phạm quyền của những người xin tị nạn. Vấn đề hậu cần để thực hiện một kế hoạch như vậy trên quy mô toàn quốc cũng đặt ra những thách thức đáng kể, bao gồm phân bổ nguồn lực, rào cản pháp lý và ngoại giao quốc tế.

Ngoài ra, trước lời tuyên bố của ông Donald Trump, hàng loạt các nước phản đối ý tưởng trục xuất người di cư của ông. Văn phòng Thủ tướng Bahamas Philip Davis thông báo đã nhận được đề xuất từ nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, trong đó quốc đảo Đại Tây Dương sẽ trở thành nơi tiếp nhận các chuyến bay chở người di cư mà Mỹ trục xuất. Bahamas tuyên bố đã xem xét và kiên quyết từ chối kế hoạch này.

Theo NBC News, nhóm chuyển giao của ông Trump đã lập danh sách quốc gia, khu vực mà họ muốn đưa người di cư không giấy tờ đến sau khi bị Mỹ trục xuất và không được quốc gia quê nhà tiếp nhận. Các nguồn tin nói rằng danh sách này gồm Bahamas, Grenada, Panama, Quần đảo Turks và Caicos. Bộ Ngoại giao Panama cho biết, dù chưa nhận được đề xuất nào từ nhóm của ông Trump, song cũng bác ý tưởng trở thành nơi tiếp nhận người di cư bị trục xuất. Quần đảo Turks và Caicos cũng thông báo sẽ không tiếp nhận người bị trục xuất từ Mỹ. Người đứng đầu cơ quan di trú của quần đảo Arlington Musgrove cho biết: “Giống như tất cả các nước khác, Turks và Caicos có quyền tự chủ để quyết định ai được phép cư trú trong lãnh thổ của mình. Đơn phương áp đặt chính sách trục xuất như những gì chính quyền ông Trump đang xem xét về cơ bản đi ngược lại chuẩn mực quốc tế và quy định pháp lý”.

Quốc tế

ITN
Quốc tế

EU quyết tâm xử lý tình trạng thuế kép bằng luật mới

Hội đồng châu Âu mới đây đã thông qua Chỉ thị FASTER, bộ quy tắc mới nhằm thiết lập các thủ tục khấu trừ thuế nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Quy định này không chỉ giúp giải quyết vấn đề thuế kép đang đè nặng các nhà đầu tư xuyên biên giới, mà còn góp phần phát hiện gian lận thuế hiệu quả hơn.

VNA
Thế giới 24h

Syria đứng trước thách thức lớn thời hậu Assad

Ngày 8.12 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Syria khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ sau gần 14 năm nội chiến, đồng thời chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền của dòng họ Assad. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi lớn về tương lai của toàn khu vực Trung Đông.

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố

Quốc hội Hàn Quốc đã không đạt được 200 phiếu cần thiết để luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi đảng cầm quyền của ông tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Nhưng cuộc khủng hoảng chính trị bất ngờ của Hàn Quốc vẫn chưa kết thúc khi người dân tràn ngập đường phố và các nhà lập pháp đối lập đã tuyên bố sẽ tiến hành một nỗ lực luận tội khác trong những ngày tới.

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung
Quốc tế

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Trung Quốc vừa công bố lệnh cấm xuất khẩu sang Mỹ một số khoáng sản quan trọng như gali, germani, antimon và các vật liệu siêu cứng có khả năng ứng dụng trong quân sự, với lý do bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Động thái này diễn ra sau khi Mỹ tung đòn trừng phạt thứ ba trong vòng 3 năm qua đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, lệnh cấm mới khiến cho căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng, đánh dấu một bước leo thang mới trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Các cơ quan truyền thông lớn như Đài Phát thanh và Truyền hình Nhật Bản (NHK), hãng thông tấn Jiji, trang web chính thức của Văn phòng Thủ tướng, Bộ Ngoại giao cùng các nền tảng mạng xã hội chính thức của Thủ tướng Nhật Bản đồng loạt đưa tin về cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru ngày 5.12 tại Tokyo.

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh
Thế giới 24h

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh

Các viên chức Palestine cho biết Fatah và Hamas đang tiến gần đến thỏa thuận thành lập một ủy ban gồm các nhà kỹ trị độc lập về chính trị để quản lý Dải Gaza sau chiến tranh. Điều này sẽ chấm dứt quyền quản lý của Hamas ở khu vực này và có thể giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán ngừng bắn với Israel.

Những hệ lụy sau lệnh thiết quân luật
Quốc tế

Những hệ lụy sau lệnh thiết quân luật

Ngày 7.12 tới, Quốc hội Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu về kiến nghị luận tội Tổng thống. Bất ổn chính trị là hệ lụy trước mắt mà quốc gia này phải đối mặt sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật. Mặc dù lệnh chỉ kéo dài 6 giờ đồng hồ, nhưng động thái này cũng đủ để gây ra những tác động sâu sắc về chính trị, kinh tế cũng như uy tín quốc tế của Hàn Quốc.