Sau tiếc thương là trách nhiệm và hành động

Nhìn những dòng người xếp hàng dài hàng kilomet đến tận đêm muộn chờ vào viếng, chúng ta hiểu tấm lòng thành kính, tin yêu mà Nhân dân dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lớn đến nhường nào. Sự kiện này cũng nhắc nhở mọi người về tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và cống hiến cho quốc gia, cho dân tộc. Đó có lẽ cũng là mong muốn của Tổng Bí thư.

PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục: Suy nghĩ sâu sắc hơn về trách nhiệm với đất nước

Tôi nghĩ không chỉ riêng tôi mà với mọi người, cảm xúc đầu tiên khi viếng tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là buồn và tiếc nuối khi mất đi một nhà lãnh đạo tận tụy, uy tín. Tuy nhiên, sau nỗi buồn ấy, có lẽ là ý thức trách nhiệm và lòng quyết tâm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời vì dân, vì nước, vì Đảng, với những đóng góp to lớn, để lại dấu ấn đậm nét trong lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng đối với sự phát triển của Việt Nam. Tư tưởng trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với Nhân dân của Tổng Bí thư thực sự đã chạm đến trái tim mỗi người Việt Nam, để từ đó, mỗi người dân có thêm niềm tin yêu với Đảng, quyết tâm hơn với công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Tang lễ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trang nghiêm và tình cảm. Việc viếng tang Tổng Bí thư không chỉ là một dịp bày tỏ niềm tiếc thương, mà còn là cơ hội để mỗi người trong chúng ta nhìn lại, suy nghĩ sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trách nhiệm này không chỉ thuộc về những người đang giữ chức vụ cao, mà còn với từng cá nhân. Mỗi hành động, từ nhỏ đến lớn, đều góp phần vào sự phát triển chung.

Từ cổng làng đến địa điểm viếng dài khoảng 1km nhưng người dân trật tự xếp hai hàng dài, chờ đợi tới lượt. Ảnh: Hoàng Hải - Hữu Nghị
Từ cổng làng đến địa điểm viếng dài khoảng 1km nhưng người dân trật tự xếp hai hàng dài, chờ đợi tới lượt. Ảnh: Hoàng Hải - Hữu Nghị

Việc người dân xếp hàng dài hàng kilomet đến tận đêm muộn chờ vào viếng thể hiện lòng kính trọng và sự tri ân đối với những cống hiến không mệt mỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đồng thời đó cũng là sự thúc đẩy, kêu gọi mỗi người noi gương ông, nỗ lực phấn đấu vì một tương lai tươi sáng hơn. Mỗi người cần ý thức rằng, dù với vai trò nào, mỗi đóng góp đều quý báu và cần thiết, không chỉ vì bản thân mà còn vì sự thịnh vượng, phồn vinh của đất nước Việt Nam.

PGS.TS. ĐỖ HỒNG QUÂN, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam: Thêm niềm tin và ước vọng

Những ngày qua, sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một lãnh tụ thời đại Hồ Chí Minh, người luôn ủng hộ và khuyến khích hoạt động văn học nghệ thuật - đã tạo nguồn cảm hứng lớn cho văn nghệ sĩ. Nhiều họa sĩ đã tạc tượng, họa chân dung ông, gửi gắm vào đó tình cảm của mình. Nhiều nhà văn, nhà thơ cho ra đời các tác phẩm xúc động. Các hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng có nhiều sáng tác hay. Như ca khúc Có một mái đầu tóc bạc của tác giả Nguyễn Anh Trí, do ca sĩ Viết Danh thể hiện. Bài hát cất lên đã làm lay động triệu trái tim khi gợi nhắc về người lãnh đạo kiệt xuất của Đảng. Hay nhạc sĩ trẻ Tạ Duy Tuấn - Nhà hát Ca Múa Nhạc Quân đội, với sự kính trọng, ngưỡng mộ, tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư, đã sáng tác ca khúc Huyền thoại một vì sao, được tập thể nghệ sĩ Nhà hát thể hiện công phu…

Tôi nghĩ, trong những giờ phút đau thương này, mọi người đều có niềm tin, hướng đến những điều Tổng Bí thư mong muốn về văn học nghệ thuật. Niềm tin đó chính là đường lối phát triển văn học nghệ thuật, là có thêm các sáng tác chất lượng cao, có sức lay động lòng người và có sức sống lâu dài trong đời sống nhân dân. Đó cũng là các tác phẩm có tác dụng giáo dục, góp phần nâng cao tâm hồn con người Việt Nam, là phương tiện để hình thành con người mới trong thời đại mới...

Trải qua 76 năm phát triển, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam với các thế hệ văn nghệ sĩ đã cùng nhau đoàn kết để phát huy tài năng, trở thành một lực lượng tinh túy, luôn củng cố, đổi mới phương thức hoạt động, chắc chắn sẽ xây dựng được một đội ngũ có tài, có điều kiện sáng tác, có ước mơ, hoài bão để cho ra đời nhiều tác phẩm giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật như sinh thời Tổng Bí thư mong muốn.

LÊ THỊ BÍCH DUNG - Phó Chủ tịch HĐQT, đồng sáng lập Hệ thống Trường liên cấp Newton (Hà Nội): Từ cảm phục thành hành động cụ thể

Con người, cuộc đời và sự nghiệp tài đức vẹn toàn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nguồn cảm hứng để các thầy cô giáo Hệ thống Trường liên cấp Newton xây dựng tiết học Lịch sử đặc biệt ngay khi nghe tin ông qua đời.

Tiết học được tổ chức cho học sinh khối 12 của nhà trường. Giờ học bắt đầu bằng bản tin đặc biệt thông báo về sự ra đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sau bài giảng và gợi ý của thầy giáo, các em học sinh tìm hiểu và thuyết trình về cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư.

Những câu chuyện về tình cảm của ông với thầy cô giáo, với bạn bè, với ngôi trường cũ hay hình ảnh gia đình ông quây quần gói bánh chưng ngày Tết, tình cảm của ông đối với thiếu niên nhi đồng hay hình ảnh những ngày cuối đời trong bệnh viện ông vẫn làm việc… đã khiến học sinh xúc động, nhiều em rơi nước mắt vì cảm phục một nhà lãnh đạo lớn nhưng phong cách sống bình dị, liêm khiết và ấm áp.

Sau những tiếc thương, thầy và trò nhà trường sẽ tiếp tục học tập, rèn luyện để đạt được những điều Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kỳ vọng vào thế hệ trẻ, đó là có “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”. Từ nay, trong mỗi bài học hay mỗi hoạt động giáo dục của nhà trường, chúng tôi sẽ luôn dạy học sinh kính trọng thầy cô, yêu thương bạn bè, gia đình, giữ gìn sự công bằng, tận tâm, trách nhiệm trong từng việc làm, hành động…

Tấm gương về đạo đức, lối sống và cống hiến của Tổng Bí thư sẽ sống mãi và trở thành hành động trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người trẻ Việt Nam, trong đó có học sinh Hệ thống Trường liên cấp Newton.

Diễn đàn Quốc hội

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm

Trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này, Chính phủ đề nghị luật hóa một số chủ trương đang thực hiện thí điểm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đối với các chính sách đã và đang thực hiện thí điểm phải đánh giá tác động đầy đủ, minh chứng được khi áp dụng mang lại hiệu quả thì mới quy định vào luật.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực
Quốc hội và Cử tri

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025 tại phiên họp sáng 9.10, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, địa phương hưởng".

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.