Sau sắp xếp bộ máy, không để ách tắc công việc, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu sau sắp xếp, tinh gọn, bộ máy phải vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; không "bỏ trống" các lĩnh vực quản lý nhà nước; không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; không để ách tắc trong công việc, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Hoàn thiện thể chế là thành tích nổi bật

Sáng 14.12, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 của ngành xây dựng.

Năm 2024, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ngành xây dựng ước đạt 7,8 - 8,2%. Đây là kết quả cao nhất từ năm 2020 đến nay, là động lực dẫn dắt cho tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc năm 2024 đạt 44,3%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao là 43,7%. Hầu hết các chỉ tiêu phát triển còn lại đều đạt so với kế hoạch đề ra.

nb-14122024120145-130.jpg
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, về cơ bản, các nhiệm vụ năm 2024 đã hoàn thành và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cơ chế chính sách pháp luật ngày càng hoàn thiện. Thị trường bất động sản từng bước được phục hồi qua giai đoạn khó khăn nhất, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành xây dựng từng bước khắc phục và dần ổn định.

Trong thành tích chung của năm 2024 nổi lên là công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. "Bộ đã coi đây là một trong những nhiệm vụ đột phá, trọng tâm, đột phá và tập trung lãnh đạo chỉ đạo và đạt được những thành tích hết sức tích cực", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, năm 2024, Bộ đã tham mưu, xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực sớm từ 1.8.2024 và thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn tại Kỳ họp thứ Tám.

Bộ đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc đưa hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và Luật Cấp, thoát nước vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 của Quốc hội. Trình và đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 1 Nghị quyết; trình Chính phủ ban hành 6 Nghị định; trình Thủ tướng ban hành 6 Quyết định; ban hành theo thẩm quyền 10 Thông tư.

df81b671a0ce1a9043df.jpg
Toàn cảnh hội nghị

Cùng với đó, việc ban hành kịp thời các Thông tư hướng dẫn thay thế các Thông tư cũ không còn phù hợp, ban hành mới 250 định mức, sửa đổi bổ sung kịp thời để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia… được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao.

Bộ cũng đã làm việc với Bộ Giao thông Vận tải, hướng dẫn các địa phương, các chủ đầu tư trong việc xác định chi phí liên quan đến cấp mỏ và khai thác vật liệu theo cơ chế đặc thù đã được Quốc hội và Chính phủ cho phép, tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình khai thác mỏ, góp phần thúc đẩy tiến độ các dự án quan trọng của quốc gia.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng dành thời gian phân tích về hai chỉ tiêu không đạt. Một là, số lượng nhà ở xã hội mới, mục tiêu là hoàn thành 130 nghìn căn, nhưng chỉ đạt 21 nghìn căn.

Theo Bộ trưởng, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 cùng các văn bản có liên quan có nhiều quy định tạo thuận lợi cho phát triển nhà ở xã hội nhưng đến ngày 1.8.2024 mới có hiệu lực thi hành. Đây là một trong những lý do chưa thuận lợi để triển khai và hoàn thành các dự án nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, mục tiêu của Đề án được chia đều cho các năm, mỗi năm 130 nghìn căn, là chưa phù hợp với thực tế triển khai.

Thứ hai, tỷ lệ dân số khu vực đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 94% trong khi mục tiêu là 97%. Theo Bộ trưởng, giai đoạn vừa qua tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính, công tác cung cấp nước sạch, cung cấp nước tập trung chưa được thực hiện kịp thời với tốc độ đô thị hóa và một số địa phương điều chỉnh, báo cáo theo dân số toàn đô thị (bao gồm cả khu vực ngoại thị) được sử dụng nước sạch.

"Dù nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan nhưng chúng ta cần cố gắng thêm vì chỉ tiêu này liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu.

Không để ách tắc công việc sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: "Năm 2025 là thời điểm để toàn ngành xây dựng quyết tâm tăng tốc, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại biểu XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, hòa mình vào tâm thế tự tin của đất nước, Đảng, Chính phủ bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Toàn ngành xây dựng, các đơn vị dù có thuộc diện cơ cấu, sắp xếp lại hay không, đều phải chủ động, tập trung để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra".

Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu toàn ngành tập trung cao nhất cho công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy; phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt quan trọng, xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai chủ trương này.

"Sắp xếp lại bộ máy ảnh hưởng trực tiếp đến từng cán bộ, công chức, viên chức trong mỗi đơn vị; đòi hỏi chúng ta phải có sự đoàn kết, thống nhất rất cao, đồng thuận, quyết tâm cao, dũng cảm, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung. Sau sắp xếp phải vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; không "bỏ trống" các lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ; không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; không để ách tắc trong công việc, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói

Cùng với đó, Bộ trưởng yêu cầu tập trung công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; bảo đảm nội dung, chất lượng của các dự án luật, đề án, văn bản quy phạm pháp luật sắp trình tới đây.

Tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và tổ chức triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06.

Chỉ đạo đôn đốc việc thực hiện các đồ án quy hoạch theo phân cấp đảm bảo tiến độ được phê duyệt; đôn đốc các địa phương công khai quy hoạch trên trang thông tin điện tử; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch tại các địa phương; tổ chức triển khai Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nghiên cứu, xây dựng Chương trình quốc gia về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị và phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị giai đoạn 2026-2030; nghiên cứu, xây dựng Đề án xây dựng, phát triển một số đô thị, khu đô thị ven biển hiện đại theo mô hình sinh thái, tăng trưởng xanh, thông minh gắn với phát triển khu du lịch bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu...

Kinh tế

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS
Thị trường

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS

Nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn trong giao dịch thẻ, SHB sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip đạt chuẩn VCCS với chi phí “0 đồng”. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo an toàn giao dịch thẻ cho khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Công ty Bình Điền trao tặng hệ thống lọc nước sạch RO với công suất 300 lít/giờ.
Doanh nghiệp

Công ty CP Phân bón Bình Điền và buôn Eana kỷ niệm 20 năm kết nghĩa: Trọn nghĩa, vẹn tình

Vừa qua, tại buôn Eana (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk), lễ tổng kết 20 năm kết nghĩa giữa Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền và Buôn Eana đã diễn ra trong không khí trang trọng và giàu cảm xúc. Sự kiện này không chỉ đánh dấu mốc son quan trọng trong mối quan hệ giữa hai bên mà còn là dịp để nhìn lại những thành quả đã đạt được trong suốt hai thập kỷ qua.

PVFCCo nhận giải thưởng TOP50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024
Doanh nghiệp

PVFCCo nhận giải thưởng TOP50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) – nhà sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phân bón và hóa chất Phú Mỹ tiếp tục được vinh danh trong Bảng xếp hạng “TOP 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam” năm 2024 (TOP 50). Đây là bảng xếp hạng nhằm ghi nhận và vinh danh các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh vượt trội so với thị trường và trung bình ngành.

Alta Villa: Chuẩn sống biệt thự thế hệ mới tại tâm điểm hạ tầng metro 1
Bất động sản

Alta Villa: Chuẩn sống biệt thự thế hệ mới tại tâm điểm hạ tầng metro 1

Khi tuyến metro số 1 TP. Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động vào cuối tháng 12/2024, khu Đông sẽ trở thành tâm điểm phát triển mạnh mẽ. Nổi bật là các dự án chất lượng tại vị trí đón đầu hạ tầng như phân khu biệt thự Alta Villa thuộc The 9 Stellars, nơi mang lại chuẩn sống đặc quyền và tiềm năng gia tăng giá trị bền vững lâu dài.

Xuất khẩu trực tuyến có thể đạt 13 tỷ USD vào năm 2027
Kinh tế

Xuất khẩu trực tuyến có thể đạt 13 tỷ USD vào năm 2027

Với sự hỗ trợ đắc lực từ thương mại điện tử, xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam sẽ bước từ giai đoạn khởi động sang giai đoạn cất cánh, mở ra một cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt. Dự báo, xuất khẩu trực tuyến của nước ta có thể đạt tới 13 tỷ USD vào năm 2027.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Đầu tư tư nhân phát triển sẽ giúp cải thiện chất lượng thị trường chứng khoán

Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đầu tư tư nhân tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển, qua đó tạo ra các doanh nghiệp chất lượng và có quy mô lớn. Và khi các doanh nghiệp này được niêm yết trên thị trường chứng khoán, sẽ tạo ra lượng hàng hóa có chất lượng, góp phần tăng quy mô cho thị trường.

Ảnh
Kinh tế

Nhà đầu tư chứng khoán sẽ có quyền lợi tốt hơn

Với việc rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán theo hướng sửa đổi thời hạn tổ chức đăng ký niêm yết phải đưa chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) vào giao dịch từ 90 ngày xuống còn 30 ngày, kể từ ngày Sở Giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP được cho là sẽ bảo đảm tốt hơn quyền lợi của nhà đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tác động của Fintech với kinh tế - xã hội: Cơ hội và thách thức

TS. Vũ Đức Lợi -  Đại học Quốc gia Hà Nội

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong các ngành kinh tế. Trong bối cảnh đó, Fintech (Financial Teachnology - công nghệ tài chính) đang nổi lên như một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển của lĩnh vực này cũng đặt ra thách thức cần giải quyết và cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan quản lý nhà nước.