Sạt lở đe dọa đời sống người dân Quảng Bình sau bão lụt

Sau đợt mưa lớn diễn ra, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng trong khu dân cư cũng như trên tuyến giao thông kết nối.

Huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do mưa lớn và hoàn lưu sau bão số 6, với ước tính tổng giá trị thiệt hại hơn 400 tỷ đồng. Đến nay, cuộc sống của người dân đã dần ổn định trở lại để khắc phục hậu quả do bão lụt và tái thiết sản xuất.

Tuy nhiên, đe dọa vẫn trực chờ khi nhiều điểm sạt lở sau bão lụt xuất hiện ngay cạnh các khu dân cư và tuyến giao thông kết nối.

z6023528151708-5ef20ca041c7e59d473a71b669f382b4.jpg
Phần đất bờ sông bị cuốn trôi khiến mố cầu hư hỏng nặng

Cụ thể, cầu bản Cồn Cùng nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối bản Chuôn qua bản Cồn Cùng, xã Kim Thủy hiện bị hư hỏng, sạt lở hai mố cầu, gây nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông khi qua cầu. Cây cầu dài gần 126m, rộng 3m, được đầu tư xây dựng năm 2018 và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2019.

Ngay khi phát hiện sự việc, chính quyền địa phương xã Kim Thủy đã thông báo cho toàn thể nhân dân và cấm các phương tiện, người lưu thông qua cầu; đồng thời Sở Giao thông vận tải, huyện Lệ Thủy và các đơn vị liên quan đã đến kiểm tra để tìm giải pháp khắc phục.

z6023528121515-eba5abed635a988bc771222a4b35ce67.jpg
Cầu Cồn Cùng sạt lở nghiêm trọng tại hai mố cầu

Tại xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, bờ sông Kiến Giang đoạn qua thôn Long Đại sạt lở nghiêm trọng, với chiều dài khoảng 4km, chiều rộng lớn nhất khoảng 20m, nhỏ nhất từ 3 - 4m.

Trưởng thôn Long Đại Lê Xuân Gọn cho biết, tình trạng sạt lở đất hoa màu dọc sông Kiến Giang ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của khoảng 70 hộ dân với diện tích gần 8ha trong thôn, bên cạnh đó người dân cũng lo lắng sau này sạt lở sẽ ăn sâu hơn, ảnh hưởng đến khu dân cư.

z6023528071329-e7c4162760428ac05087790146c12de2.jpg
Đoạn sạt lở tại thôn Long Đại có chiều dài khoảng 4km
z6023528111789-a273fd14510fd4a92265f93050e46161.jpg
Sạt lở bờ sông Kiến Giang đoạn qua thôn Long Đại

Trước đó, trong đợt mưa lũ cuối tháng 10, tại địa bàn xã Lâm Thuỷ cũng đã xuất hiện dấu hiệu sạt lở đất tại khu dân cư bản Tân Ly. Khu vực có vết nứt nằm ngay phía sau cụm dân cư đang sinh sống, cách nhà của hộ dân gần nhất khoảng 15m.

Chủ tịch UBND xã Lâm Thủy Hoàng Lý cho biết, do khu vực xuất hiện vết nứt rất gần với nhà ở của các hộ dân, cùng với quả đồi cao, khối lượng đất đá nhiều nên nguy cơ xảy ra sạt lở đất rất cao. Trong trường hợp nếu sạt lở đất xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ khu vực đang sinh sống của 17 hộ, 87 nhân khẩu.

z5989096469481-6335d7f2f1a88cc15248946ce2e63b64.jpg
Vết nứt lớn trên đồi tại bản Tân Ly, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy
z5989096776475-bc15ebf295a3b3cae9982992a45ce8fb.jpg
Sơ tán người dân khỏi địa bàn có nguy cơ sạt lở đất

Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương các xã đang lựa chọn các địa điểm mượn đất để người dân cất nhà tạm, làm nơi ở tạm thời cho các hộ dân, đồng thời xác định địa điểm xây dựng khu tái định cư.

Bên cạnh đó, đối với vị trí sạt lở tại cầu và bờ sông, chính quyền địa phương và người dân mong muốn các cấp có thẩm quyền cần sớm có giải pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất, để bà con đi lại an toàn và người dân có đất canh tác nông nghiệp.

“Trước thực trạng sạt lở nghiêm trọng ở cầu Cồn Cùng, chính quyền địa phương đề nghị các cấp có thẩm quyền cần sớm có giải pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất để bảo đảm cho bà con đi lại an toàn…”, Bí thư Đảng ủy xã Kim Thủy Đỗ Trung Quân cho biết.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).