Sắp diễn ra Talkshow “Thực trạng và giải pháp cho các vấn đề chuẩn hóa dinh dưỡng học đường”

9h ngày 28.10,  tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (35 Ngô Quyền, Hà Nội), Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tổ chức Talkshow “Thực trạng và giải pháp cho các vấn đề chuẩn hóa dinh dưỡng học đường”.

Tham dự Talkshow có:

- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa;

- PGS.TS Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ GD-ĐT

- PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

img-5353-893-1527.jpeg

Theo Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc năm 2019 - 2020, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam 18 tuổi đạt 168,1cm, tăng 3,7cm so với năm 2010. Còn chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam 18 tuổi đạt 156,2cm, tăng 2,6cm so với năm 2010.

Tuy nhiên, so với thế giới, thể trạng thanh thiếu niên Việt Nam vẫn thuộc diện thấp còi, đứng thứ 15 từ dưới lên.

Khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12. Đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người. Chính vì vậy, vấn đề chăm lo dinh dưỡng cho trẻ em ở giai đoạn này, đặc biệt là dinh dưỡng học đường đã trở nên cấp thiết, cần được nhận thức đầy đủ để có giải pháp thực thi hiệu quả.

Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với 3 gánh nặng về dinh dưỡng: suy dinh dưỡng thể thiếu (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi); thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng.

Theo số liệu điều tra toàn quốc năm 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam là 18,2% (thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em ở dưới mức 20%, là mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới). Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cao ở vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (24,8%) và Tây Nguyên (25,9%).

Bên cạnh đó, có sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở tất cả các đối tượng, trong đó tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 5-19 tuổi gia tăng từ 8,5% năm 2010 lên đến 19,0% vào năm 2020 (tăng gấp hơn 2 lần sau 10 năm).

Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, với những mục tiêu cụ thể nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho toàn dân, đặc biệt là nhóm trẻ em và thanh thiếu niên tuổi học đường.

Các chuyên gia cho rằng, đạt được mục tiêu này đòi hỏi những giải pháp can thiệp mang tính toàn diện, liên tục, liên ngành, trong đó bao gồm sự hoàn thiện về cơ chế, chính sách về dinh dưỡng, để thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện; tăng cường phối hợp liên ngành và vận động xã hội; tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng.

Trong lĩnh vực dinh dưỡng học đường, để đạt được các mục tiêu đề ra, ngoài sự nỗ lực, chủ động của nhà trường và các tổ chức giáo dục, cần có sự tham gia của gia đình, doanh nghiệp thực phẩm và toàn thể cộng đồng.

Nhằm làm rõ hơn thực trạng vấn đề dinh dưỡng học đường hiện nay tại Việt Nam, những khó khăn còn tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn, thực thi hiệu quả vấn đề dinh dưỡng học đường, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Talkshow “Thực trạng và giải pháp cho các vấn đề chuẩn hóa dinh dưỡng học đường”.

Các ý kiến thảo luận và khuyến nghị từ các vị khách mời là nền tảng để tiếp tục xây dựng các chính sách và chương trình dinh dưỡng học đường, thực hiện chủ trương, chiến lược phát triển tầm vóc, thể lực, trí lực cho thế hệ tương lai.

Giáo dục

Trang bị kỹ năng phòng, chống ma túy “núp bóng” thực phẩm, đồ uống cho học sinh, sinh viên
Giáo dục

Trang bị kỹ năng phòng, chống ma túy “núp bóng” thực phẩm, đồ uống cho học sinh, sinh viên

Trung tá Phan Đăng Trung, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý cho biết, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta diễn biến phức tạp. Do đó, việc trang bị những thông tin, kiến thức, kỹ năng để các bạn trẻ có thể chủ động phòng ngừa ma túy, tránh tình trạng bị lôi kéo sử dụng các loại ma tuý “núp bóng” thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử có chứa ma tuý… là rất cần thiết.

Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo

Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức lễ thành lập Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), khẳng định sự quyết tâm, kiên định thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 theo Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26.1.2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số: Cần phù hợp với độ tuổi của trẻ
Giáo dục

Dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số: Cần phù hợp với độ tuổi của trẻ

Mục tiêu đến năm 2025 có 30% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 50% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Liên thông trong giáo dục: Bảo đảm công bằng và chất lượng
Giáo dục

Liên thông trong giáo dục: Bảo đảm công bằng và chất lượng

Liên thông trong giáo dục - đào tạo là cần thiết trong một xã hội khuyến khích học tập suốt đời và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cũng cần xác định những lĩnh vực, ngành, bậc học không được liên thông để vừa tạo cơ hội học tập cho mọi người, vừa bảo đảm chất lượng giáo dục - đào tạo.

33.000 tỷ đồng xã hội hóa kiên cố hóa trường học: Cần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư
Giáo dục

33.000 tỷ đồng xã hội hóa kiên cố hóa trường học: Cần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư

Bộ GD-ĐT đã gửi kiến nghị tới Quốc hội và Chính Phủ, đề nghị nghiên cứu và sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan đến Xã hội hóa (XHH) giáo dục, cụ thể là Nghị định 69/2008/NĐ-CP về khuyến khích XHH, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Cần bổ sung thêm các chính sách ưu đãi rõ ràng về thuế, tín dụng và đất đai để thu hút đầu tư vào lĩnh vực giáo dục.

Phát triển Toán học: Cần thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, giảng dạy
Giáo dục

Phát triển Toán học: Cần thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, giảng dạy

Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030 cần tiếp tục nghiên cứu, tạo sân chơi cho các nhà khoa học, đặc biệt là nhà khoa học trẻ. Chú trọng thu hút các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài về Việt Nam tham gia nghiên cứu, giảng dạy.

Sinh viên Trường CĐ Kỹ Nghệ II và trường CĐ Xây dựng số 01 được vinh danh. Ảnh: Trần An
Giáo dục

Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II được vinh danh tại cuộc thi Gefe Business Challenge

Tại Diễn đàn và Triển lãm kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) diễn ra từ ngày 21 đến 23.10 tại TP. Hồ Chí Minh, Trường CĐ Kỹ Nghệ II – HVCT đã được vinh danh vì đã mang đến sự kiện nhiều trải nghiệm thú vị dành cho khách tham quan về thiết bị thực tế ảo và giải pháp kỹ thuật liên quan đến ngành Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải. Đây là sáng kiến của Khoa Bảo hộ lao động và Môi trường của Nhà trường và trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cũng là một trong số ít trường CĐ-ĐH vinh dự được tham gia. 

Học sinh EQuest đoạt học bổng toàn phần của Chính phủ Singapore
Giáo dục

Học sinh EQuest đoạt học bổng toàn phần của Chính phủ Singapore

Theo đó, học sinh Đào Khánh Nam - lớp 9 Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội (thuộc Hệ thống Giáo dục Ngôi Sao Hà Nội, thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) đã xuất sắc giành được học bổng toàn phần trị giá 03 tỷ đồng từ Trường THPT Chuyên Toán và Khoa học NUS (NUS High School of Mathematics and Science - NUSH), trực thuộc Đại học Quốc gia Singapore - trường đại học Top 01 Châu Á và Top 15 Thế giới.

Đại sứ Australia tại Việt Nam thăm và chia sẻ cùng giảng viên, sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Đại sứ Australia tại Việt Nam thăm và chia sẻ cùng giảng viên, sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân

Ngày 22.10, ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam đã tới thăm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và có bài chia sẻ về chủ đề: “Chiến lược kinh tế trong bối cảnh ASEAN và quan hệ Việt Nam - Australia: Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế”.