Sắp có quy định về tài khoản của Kho bạc mở tại ngân hàng

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Dự thảo quy định rõ các điều kiện cho các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước lựa chọn để mở tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu.

Hai loại tài khoản

Theo dự thảo, tài khoản của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại ngân hàng bao gồm hai loại tài khoản. Một là, tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các ngân hàng thương mại để thực hiện các giao dịch thu, chi ngân quỹ nhà nước; thực hiện các giao dịch điều hành số dư tài khoản để bảo đảm khả năng thanh toán của toàn hệ thống KBNN; thực hiện các giao dịch sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt. Hai là tài khoản thanh toán mở tại các ngân hàng thương mại chỉ để tập trung các khoản thu ngân quỹ nhà nước (tài khoản chuyên thu).

Thời gian qua, KBNN tỉnh Khánh Hòa đã mở rộng phối hợp thu và ủy nhiệm thu ngân sách với các ngân hàng thương mại. Nguồn: BHK
Thời gian qua, KBNN tỉnh Khánh Hòa đã mở rộng phối hợp thu và ủy nhiệm thu ngân sách với các ngân hàng thương mại. Nguồn: BHK

Về nơi mở tài khoản của KBNN, dự thảo quy định KBNN mở 1 tài khoản thanh toán bằng VND và 1 tài khoản thanh toán đối với từng ngoại tệ (nếu có) tại Sở Giao dịch NHNN; mở 1 tài khoản thanh toán bằng VND tại trụ sở chính của ngân hàng; mở 1 tài khoản thanh toán đối với từng loại ngoại tệ (nếu có) tại trụ sở chính của ngân hàng; mở 1 tài khoản chuyên thu bằng VND tại trụ sở chính của ngân hàng (đối với các ngân hàng nơi KBNN chỉ mở tài khoản chuyên thu).

Sở Giao dịch KBNN mở tài khoản thanh toán bằng VND tại trụ sở chính hoặc chi nhánh của ngân hàng; mở tài khoản thanh toán đối với từng loại ngoại tệ (nếu có) tại trụ sở chính hoặc chi nhánh ngân hàng.

KBNN cấp tỉnh mở 1 tài khoản thanh toán bằng VND tại 1 chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn tỉnh. Đối với KBNN cấp tỉnh đóng trên địa bàn có phát sinh giao dịch thu, chi ngân quỹ nhà nước bằng ngoại tệ thì được mở 1 tài khoản thanh toán đối với từng loại ngoại tệ có phát sinh giao dịch tại 1 chi nhánh ngân hàng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên cùng địa bàn tỉnh. Ngoài ra, KBNN cấp tỉnh mở tài khoản chuyên thu bằng VND tại các chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn (trừ các chi nhánh ngân hàng thương mại nơi KBNN cấp tỉnh đã mở tài khoản thanh toán)…

KBNN cấp huyện mở 1 tài khoản thanh toán bằng VND tại 1 chi nhánh hoặc phòng giao dịch ngân hàng nơi thuận tiện giao dịch. Đồng thời, KBNN cấp huyện mở tài khoản chuyên thu bằng VND tại các chi nhánh ngân hàng hoặc phòng giao dịch nơi thuận tiện giao dịch (trừ các chi nhánh, phòng giao dịch nơi KBNN cấp huyện đã mở tài khoản thanh toán).

Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng quy định, các đơn vị KBNN (cấp tỉnh, cấp huyện) chỉ được mở tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu theo quy định tại trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản. Riêng đối với các ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản chuyên thu, KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện chỉ được mở tài khoản chuyên thu.

Các điều kiện ngân hàng thương mại phải đáp ứng

Dự thảo Thông tư cũng quy định rõ các điều kiện các ngân hàng thương mại phải đáp ứng để được KBNN lựa chọn để mở tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu.

Đầu tiên, các ngân hàng không thuộc các trường hợp đã được chuyển giao bắt buộc hoặc đang được kiểm soát đặc biệt. Tiếp đến, có hệ thống Core Banking đặt tại Việt Nam. Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và đặc tả kỹ thuật kết nối, trao đổi thông tin thực hiện phối hợp thu ngân sách nhà nước và thanh toán song phương điện tử giữa KBNN và ngân hàng thương mại.

Cùng với đó, đã kết nối, trao đổi dữ liệu điện tử và thực hiện phối hợp thu NSNN với cơ quan Thuế, Hải quan. Cam kết với KBNN về việc có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng theo các quy định về công nghệ thông tin. Đồng thời, bố trí đủ nguồn nhân lực để sẵn sàng triển khai phối hợp thu ngân sách và thanh toán song phương điện tử với KBNN. Đáp ứng các yêu cầu về thực hiện ủy nhiệm thu, chi ngân quỹ nhà nước bằng tiền mặt của KBNN (đối với ngân hàng được lựa chọn để mở tài khoản thanh toán); đáp ứng các yêu cầu về thực hiện ủy nhiệm thu ngân quỹ nhà nước bằng tiền mặt của KBNN (đối với ngân hàng được lựa chọn để mở tài khoản chuyên thu).

Đồng thời, ký kết thỏa thuận tổ chức phối hợp thu ngân sách và thanh toán song phương điện tử với KBNN; đồng thời triển khai đầy đủ, tuân thủ đúng các quy trình nghiệp vụ, hạ tầng kỹ thuật và nhân lực để thực hiện thanh toán song phương điện tử với KBNN theo thỏa thuận đã ký kết…

Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ, trường hợp ngân hàng mà KBNN đã mở tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu nhưng không còn đáp ứng được các điều kiện này thì chậm nhất trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày KBNN có đầy đủ căn cứ để xác định ngân hàng không còn đáp ứng các điều kiện để mở tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu, KBNN đóng các tài khoản của mình tại ngân hàng đó.

Từ năm 2014, KBNN đã triển khai thanh toán song phương điện tử trong toàn hệ thống với 4 ngân hàng Vietcombank, Agribank, Vietinbank và BIDV. Đến tháng 7.2024, hệ thống KBNN đã mở rộng phương thức thanh toán này với 18 ngân hàng thương mại thông qua 833 tài khoản thanh toán và 2.589 tài khoản chuyên thu, tương ứng với tổng số gần 700 đơn vị KBNN các cấp.

Theo đánh giá của KBNN, thanh toán song phương điện tử đã cải thiện đáng kể chất lượng công tác kế toán, thanh toán, góp phần đẩy nhanh quá trình điện tử hóa công tác giao dịch giữa KBNN và ngân hàng thương mại. Đặc biệt, phương thức này đã thay thế hoàn toàn việc giao dịch thủ công bằng chứng từ giấy và giao dịch trực tiếp trước đây.

Kinh tế

Grab với dấu ấn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam
Kinh tế

Grab với dấu ấn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam

Ông Alejandro Osorio, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam cho biết, đánh dấu kỷ niệm 10 năm hoạt động, Grab xác định tầm nhìn cho tương lai tại Việt Nam. Grab sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính với mục tiêu tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo chiến lược dài hạn.

Bảo đảm tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất cũng đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.
Kinh tế

Cần chuẩn hóa, minh bạch và tự chủ nguyên liệu sản xuất đầu vào

Ngành dệt may, giày da đang có những tín hiệu tăng trưởng tích cực nhưng việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung nhập khẩu khiến ngành sản xuất trong nước đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn trong cạnh tranh. Chính vì thế, việc tự chủ nguyên phụ liệu là một trong những yếu tố sống còn để doanh nghiệp thăng hạng trong quá trình tham gia chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định
Kinh tế

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây là khái niệm mới, hiện chưa có quy định cụ thể nên gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp.

Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2024, triển khai hỗ trợ 33 tỷ đồng cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ
Kinh tế

Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2024, triển khai hỗ trợ 33 tỷ đồng cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ

Tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của UBND tỉnh Bình Dương vừa qua, Sở Công Thương tỉnh cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn với số tiền gần 33 tỷ đồng.

Cẩn trọng lừa đảo mời gọi dịch vụ hoàn thuế cá nhân
Kinh tế

Cẩn trọng lừa đảo mời gọi dịch vụ hoàn thuế cá nhân

Theo Tổng cục Thuế, bên cạnh các tiện ích của dịch vụ thuế điện tử đang được ngành thuế triển khai, vẫn có một số trường hợp cá nhân sử dụng “dịch vụ hoàn thuế thu nhập cá nhân từ các trang mạng xã hội” thiếu kiểm chứng, thậm chí có hiện tượng “môi giới” lôi kéo cá nhân người nộp thuế làm dịch vụ quyết toán thuế.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản
Kinh tế

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản

Tham dự M-Tech Osaka năm 2024 - triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều hoạt động bên lề sự kiện nhằm xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng cường hợp tác quốc tế.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?
Bất động sản

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?

Khu vực quanh vịnh Tokyo tăng diện tích lên 15%, sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo tại vịnh Osaka (Nhật Bản), hay Songdo IBD – đô thị thông minh của Hàn Quốc… là kết quả có được nhờ quá trình lấn biển mở rộng đất đai, phát triển kinh tế của các cường quốc Đông Bắc Á.

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội

Theo UBND TP. Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, Thành phố hà Nội xác định thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một trong các giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thành phố cân đối nguồn lực, quan tâm chỉ đạo, điều hành, ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược
Kinh tế

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược

“Thực trạng quản lý dược phẩm, vaccine, sinh phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang phân tán ở nhiều vụ, cục ở Bộ Y tế, không nhất quán về biện pháp quản lý, chồng chéo và tạo ra nhiều kẽ hở. Vì thế, cần có chương riêng về cơ quan quản lý dược.