Nhìn lại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Thể hiện rõ quyết tâm trước những yêu cầu mới

Khối lượng công việc lớn, thời gian làm việc dài - với cử tri cả nước tinh thần làm việc nghiêm túc, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao của những người đại diện cho tiếng ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc. Diễn ra trong không khí cả nước đang nỗ lực, quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong năm 2024, tạo thế và lực để vững vàng bước vào năm 2025 - năm cuối của chặng đường thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, Kỳ họp thứ Tám có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của Quốc hội cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám. Ảnh: Hồ Long

Với đông đảo cử tri cả nước, dấu ấn quan trọng của Kỳ họp thứ Tám là việc Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ trước những đòi hỏi hết sức cấp bách về những “điểm nghẽn” đòi hỏi phải được tháo gỡ ngay để phục vụ sự phát triển của đất nước. Nhiều cử tri quận Tây Hồ (TP. Hà Nội) cho biết: đơn cử như công tác xây dựng pháp luật, với 18 luật được biểu quyết thông qua với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã bám rất sát tinh thần Kết luận 19 của Bộ Chính trị để hoàn thiện hành lang pháp lý cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Trong đó, các dự án luật đã thể hiện rất rõ quan điểm việc xây dựng thuộc về thẩm quyền của Quốc hội, còn các vấn đề chi tiết, cụ thể hóa do Chính phủ thực hiện…

Quốc hội cũng đã cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác và xem xét, thông qua 21 nghị quyết. Trong đó, có 4 nghị quyết quy phạm pháp luật gồm: Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng; Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa; Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Trách nhiệm thực sự trước đất nước, Nhân dân

Cùng với công tác lập pháp, tinh thần trách nhiệm của Quốc hội còn thể hiện rõ nét ở các nội dung giám sát tối cao. Trong đó, Quốc hội đã dành thời gian xem xét kỹ lưỡng báo cáo và đi đến thống nhất thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến năm 2023”; thảo luận báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và một số báo cáo quan trọng khác. Quốc hội cũng đã hoàn thành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn về 3 lĩnh vực: ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Qua đó, làm rõ nhiều vấn đề thực tại, nguyên nhân, gợi mở nhiều giải pháp nhằm tạo chuyển biến trên thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của cử tri, Nhân dân.

Cử tri Trần Thị Thu Hiền (quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ) cho biết: các nội dung của kỳ họp rất thành công bởi Quốc hội đã lựa chọn những vấn đề nổi cộm, sát sườn với lợi ích chính đáng và thực sự được cử tri, Nhân dân cả nước hết sức quan tâm. Đơn cử, như việc thảo luận về báo cáo kết quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri. Nếu như trước đây, nội dung này thường được báo cáo trước phiên chất vấn, để các ĐBQH lấy đó làm căn cứ chất vấn, thì từ vài kỳ họp gần đây, Quốc hội đã dành riêng một buổi họp để thảo luận. Điều này cho thấy, không chỉ những vấn đề vĩ mô được ưu tiên trong chương trình nghị sự mà tâm tư, nguyện vọng của cử tri đã thực sự trở thành nội dung trọng tâm ở mỗi kỳ họp Quốc hội. “Đây là điểm nhấn và cũng là yếu tố then chốt giúp nhân lên sự tin tưởng của cử tri trong việc gửi gắm tiếng nói của mình đến với Quốc hội", nữ cử tri quận Bình Thủy nhấn mạnh.

Đặc biệt, theo đánh giá của nhiều cử tri TP. Hải Phòng, nhìn lại từ phiên khai mạc cho tới khi kỳ họp khép lại thành công, thì diễn biến các nội dung nghị sự của Quốc hội có nhiều sự điều chỉnh linh hoạt, căn cứ vào diễn biến thực tiễn của xã hội, của đất nước. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ĐBQH và nhiều cơ quan liên quan đã sẵn sàng làm việc cả các ngày thứ Bảy, ngoài giờ hành chính. Mỗi nội dung thảo luận đều cho thấy không khí sôi nổi, tinh thần dân chủ, thẳng thắn với tất cả tình cảm, tâm huyết, trách nhiệm thực sự trước đất nước, trước Nhân dân.

Vững niềm tin, thêm kỳ vọng

Theo dõi những diễn biến sôi động trong hơn 29 ngày sôi động vừa qua, cử tri nhiều địa phương trong cả nước đánh giá rất cao những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với việc cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm. Vui mừng, phấn khởi với những kết quả đất nước đạt được, cử tri càng có thêm niềm tin, kỳ vọng ở những quyết sách mang tính lịch sử trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình của dân tộc.

Nhiều cử tri cho biết, việc Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sau gần 20 năm kể từ thời điểm được đề xuất lần đầu tiên sẽ trở thành quyết định mang tính thời đại. Đây là dự án có ý nghĩa và tầm vóc to lớn không chỉ về quy mô tài chính, cơ chế, chính sách mà còn thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm vốn đã làm nên bản sắc dân tộc Việt Nam.

Là công dân tỉnh Quảng Bình - một trong 20 địa phương dự kiến tuyến đường sắt đi qua, cử tri Dương Xuân Phú (thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch) cho biết: là dự án quan trọng quốc gia lớn nhất từ trước đến nay, do vậy, cùng khí thế, kỳ vọng thì việc xuất hiện những lo lắng, quan ngại nhất định về hiệu quả, nguồn lực dành thực hiện dự án là khó tránh khỏi. Mặc dù vậy, anh cũng như nhiều cử tri địa phương tin rằng, tư duy đổi mới, tinh thần quyết liệt, những bài học kinh nghiệm có được trong chỉ đạo thực hiện thành công nhiều công trình trọng điểm quốc gia gần và với điều kiện thực tế của đất nước hiện tại sẽ là cơ sở, tiền đề để dự án sẽ sớm được thực hiện thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển cả trước mắt và tương lai lâu dài…

Cũng liên quan đến “động lực” cho sự phát triển toàn diện của đất nước, tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều tờ trình, đề án về các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh, phát huy tối đa các nguồn lực, cơ hội phát triển như: Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; chủ trương khởi động lại việc đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận...

Nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển trong thời gian còn lại của chặng đường thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra còn rất nặng nề. Mặc dù vậy, với tinh thần đoàn kết, năng động, đổi mới, sáng tạo, phát huy ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, nhất định đất nước sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng mọi cơ hội thực hiện thành công công cuộc đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.

Một kỳ họp với khối lượng công việc lớn của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đã khép lại. Điều đọng lại lớn nhất trong lòng cử tri, Nhân dân chính là tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị ĐBQH, Chính phủ, các bộ, ngành, đơn vị và các cơ quan liên quan.

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới
Chính trị

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới, ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN đã có bài viết đánh giá về những kết quả nổi bật của Kỳ họp.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Quốc hội biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Diễn đàn Quốc hội

Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát

Cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định mang tính khái quát về các tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn và giám sát như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tuy nhiên, các ĐBQH đề nghị, cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các tiêu chí để bảo đảm phù hợp với từng hoạt động giám sát, góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình thi hành Luật.

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?
Diễn đàn Quốc hội

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung nhằm làm rõ hơn vai trò và tính chất giám sát tối cao của Quốc hội cũng như các hoạt động giám sát của HĐND.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn

Trong Nghị quyết “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” vừa được Quốc hội thông qua chiều 23.11 đã giao Chính phủ có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi.

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH đề nghị sửa đổi một số nội dung trong Luật hiện hành, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực thực hiện, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức triển khai.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV - Ảnh Quang Khánh
Chính sách và cuộc sống

Thông điệp mạnh mẽ về lập pháp kiến tạo

Diễn ra chỉ gần 1 tháng sau thành công của Hội nghị Trung ương 10 với những chỉ đạo hết sức quyết liệt của Trung ương về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thực tiễn công tác lập pháp tại Kỳ họp này cho thấy, tinh thần của Trung ương đã được Quốc hội quán triệt và thực hiện ngay, đem lại kết quả ngay.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số, trí tuệ nhân tạo

Cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, một số đại biểu cho rằng, cùng với việc đưa ra các chính sách, cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao này, phải có một số quy định nhằm bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng

Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp làm với phương châm “Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng”.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Diễn đàn Quốc hội

Phải cởi trói, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh"

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có ý kiến đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để “cởi trói” cho doanh nghiệp Nhà nước, tránh hạn chế quyền tự chủ, cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp, qua đó, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh".

quang cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Rõ ưu điểm, hạn chế của việc bổ sung nguyên tắc trong hoạt động giám sát

Về bổ sung nguyên tắc hoạt động giám sát, một số ý kiến đề nghị bổ sung, một số ý kiến đề nghị không bổ sung. Vì vậy, kết luận phiên thảo luận sáng 29.11, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo phối hợp làm rõ ưu điểm, hạn chế của từng phương án, có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, bảo đảm tính thuyết phục để báo cáo Quốc hội trong Kỳ họp tới.

Kinh thành Huế nhìn từ xa - Nguồn Internet
Quốc hội và Cử tri

Ôm Huế vào lòng - Thỏa niềm ước mong!

Ngày mai, 30.11, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội sẽ biểu quyết Nghị quyết về việc thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương với đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn, là bước thể chế hóa Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, chính trị vô cùng quan trọng.