Nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Sẵn sàng cung ứng điện trong cao điểm mùa khô 2024

Kể từ khi tham gia thi đua giảm sự cố, bảo đảm sẵn sàng phát điện, các nhà máy nhiệt điện than giai đoạn mùa khô 2023 - 2024 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát động từ tháng 11.2023, đến nay, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 là một trong những đơn vị đang dẫn đầu phong trào thi đua. Lãnh đạo Tập đoàn đánh giá cao tinh thần nỗ lực sản xuất của cán bộ, công nhân viên nhà máy và sự tiến bộ trong công tác quản lý kỹ thuật.

Bảo đảm mục tiêu vận hành tin cậy

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 là đơn vị đang được EVN giao quản lý vận hành 2 đơn vị. Đó là: Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng; với tổng công suất 1.800MW. Đồng thời, vận hành Nhà máy Điện mặt trời Phước Thái 1 (công suất 50MWp).

Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc vận hành an toàn, ổn định các tổ máy nhiệt điện trong mùa khô 2024; đặc biệt trong bối cảnh xu thế nền nhiệt độ đang cao, dự báo nhu cầu điện sẽ tăng cao. Theo đó, hệ số đáp ứng của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 phải đạt trên 99%.

Phó Tổng giám đốc EVN yêu cầu, Nhà máy tiếp tục tập trung thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất được Tập đoàn giao. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc Đề án nâng cao độ tin cậy và hiệu suất các tổ máy giai đoạn 2021 - 2025; bảo đảm an toàn hệ thống điều khiển; chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sửa chữa bảo dưỡng (RCM), kịp thời phát hiện những bất thường để xử lý, bảo đảm các tổ máy vận hành ổn định, khả dụng.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4. Ảnh: EVN
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4. Ảnh: EVN

Đối với vấn đề nhiên liệu, lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh, Nhà máy phải có những giải pháp mới, đột phá, linh hoạt để bảo đảm đủ nhiên liệu cho sản xuất, nhất là với kịch bản huy động cao; tuyệt đối không để thiếu than cho phát điện. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị dự phòng, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.

Lãnh đạo EVN yêu cầu Nhà máy tiếp tục chú trọng công tác môi trường, xử lý tiêu thụ tro, xỉ, kiểm soát tốt các thông số môi trường; tham khảo từ mô hình các nhà máy nhiệt điện quốc tế để bố trí hạ tầng, khuôn viên Nhà máy xanh, sạch, phù hợp hiệu năng, nhu cầu sử dụng thực tế.

Lãnh đạo EVN cũng yêu cầu, Nhà máy kiện toàn nhân sự, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực tại các vị trí chuyên môn. Nhà máy phải phát huy tính tự chủ trong quản lý, vận hành, sản xuất, đầu tư...; xử lý nhanh chóng phát sinh theo quy định để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

Tiếp tục tăng cường kỷ luật vận hành

Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Nhà máy Vũ Thanh Hải cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2024, các tổ máy nhiệt điện đã sản xuất hơn 1,1 tỷ kWh. Các chỉ tiêu như hệ số khả dụng, suất sự cố, tỷ lệ điện tự dùng, hệ số đáp ứng… đều đạt kế hoạch Tập đoàn giao. Đối với Nhà máy Điện mặt trời Phước Thái 1, sản lượng đạt được trong 2 tháng là 13,5 triệu kWh.

Từ đầu năm tới nay, Nhà máy chú trọng thực hiện công tác sửa chữa bảo dưỡng; nâng cao trình độ, ý thức kỷ luật và trách nhiệm của lực lượng sản xuất vận hành; kiện toàn nhân sự, hiệu chỉnh theo hướng chuyên trách, nâng cao trình độ của đội ngũ hiệu chỉnh. Thường xuyên tuần tra, giám sát, đánh giá tình trạng vận hành của các hệ thống thiết bị, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan khắc phục triệt để các tồn tại lớn ảnh hưởng đến độ tin cậy của thiết bị.

Hiện tại, các tổ máy đều đang vận hành theo đúng phương thức huy động của đơn vị điều độ hệ thống điện; các hệ thống bảo vệ, hệ thống phụ trợ... đều khả dụng, bảo đảm vận hành.

"Nhà máy cũng đã tính toán đến việc trong cao điểm huy động, khi vận hành liên tục tổ máy, sẽ dẫn đến nguy cơ suy giảm công suất. Theo đó, chúng tôi đã có chuẩn bị và triển khai các giải pháp xử lý đối với từng thiết bị, từng hệ thống" - Giám đốc Nhà máy Vũ Thanh Hải cho hay.

Nhận thức được vấn đề bảo đảm môi trường đặc biệt quan trọng, thời gian qua, Nhà máy luôn tuyệt đối tuân thủ các quy trình, quy phạm về công tác môi trường cũng như thực hiện tất cả các giải pháp để hạn chế việc phát tán bụi, khí thải tiếng ồn ra môi trường xung quanh. Đến nay, các chỉ tiêu quan trắc về môi trường trong quá trình vận hành của Nhà máy luôn bảo đảm dưới ngưỡng cho phép.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các Ban chuyên môn EVN cũng đã có ý kiến trao đổi, chỉ ra các bài học kinh nghiệm trong vận hành, giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của Nhà máy trong sản xuất để hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ cung ứng điện năm 2024.

Xã hội

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.