Sẵn kịch bản ứng phó khi tăng thuế nhập khẩu

Theo PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUÂN, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, việc Mỹ áp thuế nhập khẩu cao với Trung Quốc, Canada và Mexico sẽ tác động tích cực tới xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư FDI của Việt Nam, song cũng có rủi ro. Để chủ động, cần xây dựng sẵn các kịch bản ứng phó và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ.

Việt Nam hưởng lợi lớn nhưng rủi ro cao

- Mỹ vừa tăng thuế nhập khẩu lên 25% đối với hàng hóa từ Canada và Mexico, đồng thời áp thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc - nâng mức thuế tích lũy lên 20%. Điều này theo ông sẽ tác động như thế nào tới nền kinh tế toàn cầu?

a1.jpg
PGS.TS Nguyễn Hữu Huân

- Có thể thấy chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump thay đổi rất nhanh khiến thế giới hỗn loạn. Khi chính sách mới này được chính quyền Mỹ áp dụng, ngay lập tức đẩy giá vàng tăng do người dân lo ngại lạm phát Mỹ tăng và đồng USD bị yếu đi, cho thấy tác động tới thị trường tài chính khá lớn. Hiện, các nước đều đã có hành động đáp trả.

Tuy nhiên, tác động của chính sách thuế mới này đến nền kinh tế toàn cầu đến đâu còn phải chờ đợi. Bởi thực tế cho thấy, chính sách của Tổng thống Donald Trump thường không mang tính lâu dài, mạnh ở giai đoạn đầu và sau đó sẽ giảm cường độ, giống như hồi 2018 áp thuế với Trung Quốc và sau đó giảm dần nên tác động của nó không thực sự lớn. Song, nếu chính sách của chính quyền Mỹ không thay đổi thì chắc chắn sẽ tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu khi bùng nổ cuộc chiến tranh thương mại với quy mô lớn hơn so với giai đoạn từ 2018, kéo theo đó là cuộc chiến tranh tiền tệ.

Chỉ sau hai ngày quyết định áp thuế nhập khẩu, ngày 6.3, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký văn bản hoãn áp thuế thêm gần một tháng với các sản phẩm từ Mexico và Canada được quy định trong Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA). Điều này đồng nghĩa hầu hết mặt hàng từ hai nước này được miễn áp thuế 25% cho đến ngày 2.4 tới. Trước đó, ngày 5.2, ông Trump tuyên bố hoãn áp thuế với ô tô nhập khẩu từ Canada và Mexico thêm một tháng. Canada và Mexico hiện là hai nước xuất khẩu xe hơi lớn nhất sang Mỹ.

Đến nay vẫn rất khó đoán định khả năng như năm 2018 có lặp lại không, vì ở giai đoạn đó chính sách của ông Trump đưa ra là vào cuối nhiệm kỳ, trong khi lần này ở đầu nhiệm kỳ. Mục tiêu cuối cùng của ông Trump vẫn là kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc, do vậy cần phải xem tác động của chính sách tăng thuế này với Trung Quốc như thế nào.

Hiện, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của Trung Quốc, nên quan hệ giữa hai bên vừa là đấu tranh vừa là hợp tác. Nếu Mỹ không nhập hàng hóa từ Trung Quốc mà nhập từ nước khác thì giá cả sẽ tăng cao, do Trung Quốc sẽ phải tìm đường trung gian để đưa hàng sang Mỹ. Song, xét về bản chất, các quốc gia khác sẽ không đủ khả năng cung ứng lượng hàng với chất lượng và số lượng, giá rẻ như Trung Quốc được. Tựu trung, chính sách thuế lần này của chính quyền Mỹ rất khó đoán định và cần chờ đợi.

- Điều rất được quan tâm hiện nay là Việt Nam sẽ chịu tác động thế nào từ chính sách thuế mới của chính quyền Mỹ, thưa ông?

- Nếu chính sách thuế của Mỹ không thay đổi, chắc chắn Việt Nam và các nước Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi về xuất khẩu và thu hút FDI. Bởi lẽ, Trung Quốc không xuất được hàng hóa trực tiếp sang Mỹ thì sẽ tìm cách đi đường vòng, tức là sẽ thông qua nước thứ ba, trong đó có Việt Nam và thực tế chúng ta đã được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại trước đó. Mặt khác, các tập đoàn đa quốc gia cũng rời Trung Quốc để tìm những điểm đến an toàn hơn, bao gồm Việt Nam.

Tuy vậy, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có rủi ro cao, khi cuối nhiệm kỳ trước của Tổng thống Donald Trump, Việt Nam bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ. (Hiện tại, Việt Nam nằm trong "danh sách theo dõi" nhưng Bộ Tài chính Mỹ xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ - PV). Cùng với đó, hiện nay, thâm hụt thương mại của Mỹ với nước ta chỉ xếp sau Trung Quốc, Canada và Mexico nên nước ta sẽ nằm trong tầm ngắm của ông Donald Trump.

Dù vậy, tôi cho rằng, mức độ rủi ro của nước ta cao hay thấp phụ thuộc vào quan hệ với nước Mỹ. Do đó, chúng ta cần giữ các kênh liên lạc và quan hệ tốt với cả chính quyền Mỹ lẫn cá nhân ông Donald Trump.

Tăng tỷ lệ nội địa hóa là yếu tố then chốt

- Như ông vừa chỉ ra, Việt Nam vừa được hưởng lợi song cũng có những rủi ro từ chính sách thuế của Mỹ. Vậy chúng ta cần lưu ý gì để hạn chế rủi ro?

- Điều quan trọng trước tiên là cần giảm thâm hụt thương mại với Mỹ. So với hàng hóa của Trung Quốc thì hàng hóa của Mỹ không cạnh tranh bằng, song vẫn cần có chính sách rõ ràng để tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ nhiều hơn. Chẳng hạn như miễn thuế nhập khẩu để khuyến khích nhập hàng hóa từ Mỹ, hoặc có các chính sách để người dân, doanh nghiệp chủ động hơn trong tiêu thụ hàng hóa của Mỹ. Điều đó cũng thể hiện thiện chí của chúng ta là cố gắng giảm thặng dư thương mại với Mỹ.

Ở chiều ngược lại, với sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ cũng cần phải tránh việc để người Mỹ nghĩ rằng chúng ta đang lợi dụng họ, bằng cách trở thành “trạm trung chuyển” hàng hóa cho những nước bị áp thuế cao vào Mỹ. Muốn vậy, cần có quy định cụ thể, rất chặt chẽ để tránh tình trạng này, cũng như quy định cụ thể về tăng tỷ lệ nội địa hóa của hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Nhờ đó, các doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ có thêm công ăn việc làm, có thêm nguồn cầu về hàng hóa để phát triển kinh tế nội địa. Điều này cũng giúp nền kinh tế tăng tính tự chủ, và đây chính là thời điểm chín muồi để Việt Nam có thể vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Thời vận của mình đang tới thì phải tận dụng được. Mà muốn tận dụng thì phải đạt được yếu tố “nhân hòa”, tức là các doanh nghiệp của Việt Nam phải trỗi dậy. Chúng ta phải xây dựng được những tập đoàn tư nhân lớn mạnh, mang tính dẫn dắt nền kinh tế và vươn ra cạnh tranh toàn cầu. Do vậy, kỳ vọng đặt ra đối với dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân đang được Bộ Tài chính xây dựng là rất lớn, cần có các chính sách đột phá để phát triển doanh nghiệp tư nhân thực sự lớn mạnh, là trụ cột trong nền kinh tế. Và việc tăng cường tỷ lệ nội địa hóa trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt.

Việc xây dựng sẵn các kịch bản trong trường hợp Mỹ áp thuế nhập khẩu với hàng hóa của Việt Nam là rất cần thiết, để lên phương án ứng phó kịp thời. Chúng ta phải chuẩn bị kịch bản xấu nhất có thể, tránh để bị động.

- Một trong những giải pháp để hạn chế rủi ro xuất khẩu là cần mở rộng, đa dạng hóa thị trường. Ông có đề xuất gì cho vấn đề này?

- Cùng với xây dựng sẵn kịch bản, tăng cường tỷ lệ nội địa hóa, thì việc mở rộng thị trường xuất khẩu là rất cần thiết, đúng như định hướng của Chính phủ cũng như Bộ Công Thương tại Chỉ thị về một số giải pháp phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, quản lý nhập khẩu năm 2025 vừa được ban hành. Trong đó, tôi cho rằng có hai thị trường màu mỡ mà chúng ta cần tập trung thời gian tới, gồm Đông Nam Á và Trung Đông. Hiện, các quốc gia mới nổi trong khu vực Đông Nam Á sẽ có sức tiêu thụ lớn, còn Trung Đông là thị trường giàu có và có nhu cầu khá cao đối với các mặt hàng của Việt Nam.

Tất nhiên, để khai thác được các thị trường mới là vấn đề không đơn giản, đòi hỏi nỗ lực của từ phía Nhà nước lẫn doanh nghiệp; trong đó, vai trò của các cơ quan thương vụ là hết sức quan trọng trong việc kết nối, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

- Xin cảm ơn ông!

Thị trường

MB tiếp sức người trẻ chạm tay vào tổ ấm với gói vay 'Dream Home '
Thị trường

MB tiếp sức người trẻ chạm tay vào tổ ấm với gói vay 'Dream Home '

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) vừa thông báo về thành công của gói vay "Dream Home" dành riêng cho khách hàng trẻ, với dư nợ đạt trên 3.000 tỷ đồng và hơn 2.000 khách hàng được hỗ trợ sau hơn một năm triển khai. Tiếp nối thành công này, MB cam kết tiếp tục mở rộng chương trình trong năm 2025, không giới hạn quy mô, nhằm giúp người trẻ hiện thực hóa ước mơ sở hữu nhà ở.​

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xu hướng "săn" đất tăng, nhà đầu tư cần cẩn trọng cơn “sốt ảo”

Với hàng loạt thông tin tích cực như tín dụng mở rộng, lãi suất giảm cùng thông tin về sáp nhập tỉnh, nhiều địa phương đã ghi nhận giao dịch nhà đất tăng ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khuyến cáo nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn “sốt ảo”, tìm hiểu kỹ mặt bằng giá, nắm rõ tiến độ thay đổi quy hoạch để tránh rủi ro.

Năm 2025 ngành dừa đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Thị trường

Thu hút đầu tư vào nhà máy chế biến sản phẩm từ dừa

Tổng Thư ký Hiệp hội dừa Việt Nam Cao Bá Đăng Khoa cho biết, để đạt được kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong năm 2025, ngành dừa sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến sâu; đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển thêm nhiều nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ dừa.

Kết nối thương mại sản phẩm hữu cơ Việt Nam - Trung Quốc
Thị trường

Kết nối thương mại sản phẩm hữu cơ Việt Nam - Trung Quốc

Nhằm nối tiếp các hoạt động kết nối xúc tiến thương mại, ngày 27.3.2025 tới đây, tại Hà Nội, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) sẽ tổ chức gặp mặt kết nối các doanh nghiệp để thảo luận về cơ hội xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang thị trường Trung Quốc. Đây được xem là thị trường tiêu dùng hữu cơ lớn thứ ba thế giới.

Sau hơn nửa năm ra mắt, MG7 vẫn ‘vắng bóng’ trên đường phố, Haxaco đặt mục tiêu lợi nhuận 'khiêm tốn'
Thị trường

Sau hơn nửa năm ra mắt, MG7 vẫn ‘vắng bóng’ trên đường phố, Haxaco đặt mục tiêu lợi nhuận 'khiêm tốn'

Tại Việt Nam, Haxaco là doanh nghiệp phân phối xe MG. Haxaco được biết đến là doanh nghiệp phân phối Mercedes-Benz lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lợi nhuận của Haxaco lại ghi nhận đến từ việc mở rộng kinh doanh ô tô thương hiệu MG - một hãng xe của Trung Quốc.

Kinh tế tư nhân là nhân tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Thị trường

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp lớn trong giai đoạn đầu

Theo PGS.TS. BÙI HỮU TOÀN, Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng, kinh tế tư nhân hiện nay được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng. Vì vậy, việc ban hành nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển đột phá khu vực này là hết sức cần thiết. Trong đó, giai đoạn đầu, nên tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp lớn để tạo động lực tăng trưởng nhanh chóng.

Xuân Son và Omoda & Jaecoo Việt Nam – Khi bản lĩnh tạo nên dấu ấn
Thị trường

Xuân Son và Omoda & Jaecoo Việt Nam – Khi bản lĩnh tạo nên dấu ấn

Bản lĩnh không chỉ giúp con người vượt qua thử thách mà còn tạo nên dấu ấn khác biệt. Xuân Son và Omoda & Jaecoo Việt Nam chính là minh chứng cho tinh thần tiên phong ấy. Một bên là cầu thủ kiên cường, vươn lên từ gian khó để khẳng định vị thế. Một bên là thương hiệu xe ô tô đổi mới, tiên phong chinh phục thị trường. Sự kết hợp này không chỉ gắn kết thể thao và công nghệ, mà còn tôn vinh tinh thần dám nghĩ lớn, hành động mạnh mẽ.

Vietnam Airlines "cất cánh" tại Long Thành: Hợp tác chiến lược với Singapore, vươn tầm quốc tế
Thị trường

Vietnam Airlines "cất cánh" tại Long Thành: Hợp tác chiến lược với Singapore, vươn tầm quốc tế

Ngày 13.3.2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển của Vietnam Airlines, khi hãng hàng không quốc gia ký kết loạt biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với ba "ông lớn" của Singapore, ngay trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm với mục tiêu đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành trở thành trung tâm hàng không hiện đại, vươn tầm quốc tế và cạnh tranh toàn cầu.

Tổng Giám đốc Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) Vanusia Nogueira rất ấn tượng với sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột
Kinh tế

Doanh nghiệp Đắk Lắk "bắt tay" xuất khẩu cà phê đạt chuẩn EUDR

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại - dịch vụ nông trại EDE (MISS EDE) và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco DakLak) đã tổ chức họp báo và ký cam kết hợp tác lâu dài giữa Simexco DakLak và MISS EDE về chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu đạt chứng chỉ không xâm lấn rừng tự nhiên của Liên minh châu Âu (EUDR).

Hơn 800 đại biểu tham dự Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt
Kinh tế

Hơn 800 đại biểu tham dự Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt

Sáng 11.3, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cơ hội đổi mới hệ thống tài chính

Thí điểm sàn giao dịch tiền số là bước đi tất yếu. Nếu được triển khai đúng hướng, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ tiền số để đổi mới hệ thống tài chính, với khả năng tạo thêm một động lực phát triển đóng góp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai.