Bài 4:

Sai phạm tại dự án Kanglongda Huế: Doanh nghiệp cố tình “chây ì” chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Dù chính quyền địa phương đã nhiều lần ra văn bản yêu cầu công ty thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân nhưng Công ty Kanglongda vẫn cố tình “chây ì” không trả.

Không chỉ để xảy ra hàng loạt sai phạm về trật tự xây dựng, vi phạm phòng cháy chữa cháy, dự án của Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam (có địa điểm tại Lô CN-5, Khu công nghiệp Phong Điền - Viglacera, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), còn có các sai phạm liên quan đến sử dụng lao động người nước ngoài, chậm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư...

“Chây ì” không chi trả 8,7 tỷ đồng

Năm 2022, UBND huyện Phong Điền đã có quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện việc xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn mở rộng của dự án Nhà máy Kanglongda Huế với giá trị hơn 8,7 tỷ đồng.

kl_02.JPG
Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam cố tình "chây ì" trong việc chuyển kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân.

Theo đó, chính quyền địa phương đã giải phóng mặt bằng hơn 16,5 hecta đất của các hộ dân thuộc huyện Phong Điền để giao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau đó Công ty Kanglongda không thực hiện việc chuyển kinh phí bồi thường theo như cam kết, thỏa thuận ban đầu.

Từ năm 2023 đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Phong Điền đã có nhiều văn bản “đốc thúc”, yêu cầu doanh nghiệp phải chuyển kinh phí để chi trả cho người dân.

Trong văn bản số 573 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 4.3.2024 đề nghị công ty chuyển kinh phí bồi thường, hỗ trợ dự án. Trong đó, ngoài số tiền 8,7 tỷ đồng chi phí giải phóng mặt bằng thì doanh nghiệp này phải trả phí chậm chi trả kinh phí bồi thường với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng (tạm tính đến ngày 29.2.2024).

Tuy nhiên, trong văn bản gửi các ngành chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế do Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam Lu Jian Gen ký thì doanh nghiệp này chỉ chấp nhận chi trả số tiền 8,7 tỷ đồng. Đồng thời, cam kết sẽ chuyển khoản kinh phí này trước ngày 30.5.2024.

Còn đối với khoản “tiền phạt” do chậm chi trả, ông Lu Jian Gen cho rằng, trong các văn bản trước đó của chính quyền địa phương không đề cập đến thời gian yêu cầu phải chi trả hoàn thành và không đề cập đến thời gian sẽ bắt đầu tính phí chậm chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ nên Công ty không đồng việc trả kinh phí.

“Đau đầu” với sự chây ì của doanh nghiệp

Theo tìm hiểu, vào cuối tháng 8 vừa qua, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có thông báo “kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Qúy Phương tại buổi làm việc của Đoàn công tác với Công ty TNHH Công nghệ Bảo hộ Kanglongda Việt Nam liên quan đến công tác vận hành nhà máy Kanglongda Huế”.

Ka_02.JPG
Dự án nhà máy Kanglongda Huế xảy ra nhiều sai phạm chưa được khắc phục

Trong đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu doanh nghiệp này phải chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn mở rộng ngay trong tháng 9 năm 2024.

Chiều ngày 20.9, trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Hồ Đôn cho biết, đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam vẫn chưa thực hiện chuyển kinh phí để chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ dự án theo quy định. Dù trước đó công ty này đã cam kết sẽ chuyển trước ngày 30.5.2024.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền khẳng định, chính quyền địa phương cũng như các sở, ngành luôn đồng hành, hỗ trợ, giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải nghiêm túc thực hiện các quy định cũng như pháp luật Việt Nam. Việc doanh nghiệp chậm chi trả kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng đã gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân trong vùng giải tỏa. Những hộ dân này cũng đã nhiều lần có đơn thư yêu cầu được sớm nhận kinh phí bồi thường.

“UBND huyện cũng như các ban ngành chức năng đã gửi đi rất nhiều văn bản cũng như tại các buổi làm việc với công ty đều đưa ra yêu cầu sớm chuyển khoản kinh phí bồi thường, hỗ trợ nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện”, ông Đôn nói.

Trong quá trình triển khai dự án nhà máy Kanglongda Huế, doanh nghiệp này đã bị phát hiện thi công một loạt công trình không phép như: Kho hàng, ký túc xá, căng tin, nhà để xe, nhà lò hơi 75 tấn, nhà lò hơi 130 tấn, kho than, nhà xử lý nước thải, các nhà xưởng, dây chuyền hàng… Dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở giai đoạn 1 nhưng khi chuyển sang xây dựng giai đoạn 2, doanh nghiệp này lại tiếp tục sai phạm.

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát, thông tin kết quả thực thi pháp luật trong vụ việc trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Phòng chống tham nhũng

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo kiểm tra dự án “đắp chiếu” nhiều năm khiến người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn
Kiểm tra - Giám sát

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo kiểm tra dự án “đắp chiếu” nhiều năm khiến người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn

Ngày 31.3, Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân có bài viết "Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn", Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội vừa có chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo phản ánh.

Những nhà thầu “quen mặt” thay nhau trúng thầu xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế tại Bến Tre
Phòng chống tham nhũng

Những nhà thầu “quen mặt” thay nhau trúng thầu xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế tại Bến Tre

Hầu hết gói thầu xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế tại tỉnh Bến Tre do 2 nhà thầu “quen mặt” là Công ty TNHH Hữu Thịnh và Công ty TNHH Xây dựng Nhựt Linh thay phiên nhau trúng thầu. Hai nhà thầu này có khi liên danh với nhau hoặc mỗi nhà thầu tham dự, trúng 1 gói thầu trong cùng dự án, có khi "tự loại mình" để "đối thủ" trúng thầu. Đáng chú ý, tỷ lệ tiết kiệm ngân sách những gói thầu này đều ở mức “nhỏ giọt”.

Bắc Ninh: Tập đoàn Dabaco bị Thanh tra Chính phủ nhắc tên vì chung cư thương mại "mọc" trên đất công
Kiểm tra - Giám sát

Bắc Ninh: Tập đoàn Dabaco bị Thanh tra Chính phủ nhắc tên vì chung cư thương mại "mọc" trên đất công

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng. Trong đó, cơ quan thanh tra đã điểm tên 2 dự án được phê duyệt sai mục đích sử dụng đất so với Đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hà Nội: Cần thanh kiểm tra tình trạng Công ty Khang Thái cùng liên danh thường xuyên trúng thầu "khủng" nhưng tỷ lệ tiết kiệm "siêu thấp" tại huyện Thanh Oai
Phòng chống tham nhũng

Hà Nội: Cần thanh kiểm tra tình trạng Công ty Khang Thái cùng liên danh thường xuyên trúng thầu "khủng" nhưng tỷ lệ tiết kiệm "siêu thấp" tại huyện Thanh Oai

Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Khang Thái đã trúng hơn 60 gói thầu, tổng giá trị lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, bao gồm cả liên danh và độc lập. Đáng chú ý, nhiều gói thầu trên địa bàn huyện Thanh Oai do doanh nghiệp này cùng liên danh trúng có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức thấp.

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại tỉnh Hà Nam
Kiểm tra - Giám sát

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại tỉnh Hà Nam

Chiều 31.3, Thanh tra Chính phủ đã công bố Kết luận Thanh tra về thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại tỉnh Hà Nam. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường chủ trì buổi công bố Kết luận thanh tra.

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn
Môi trường

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn

Dự án Cống hóa và xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây, quận Ba Đình đoạn qua phố Giang Văn Minh, Phố Đội Cấn, thuộc phường Kim Mã và phường Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) được khởi công từ hàng chục năm trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Khu vực dự án bị biến thành điểm tập kết vật liệu xây dựng, rác thải, phế liệu..., hệ thống thoát nước không bảo đảm nên cứ mưa lớn là ngập khiến người dân tại đây nhiều năm phải sống chung với ô nhiễm.

Bị loại hồ sơ tham gia đấu giá, doanh nghiệp bức xúc đề nghị Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam làm rõ
Phòng chống tham nhũng

Bị loại hồ sơ tham gia đấu giá, doanh nghiệp bức xúc đề nghị Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam làm rõ

Liên quan đến việc bị loại hồ sơ tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với mỏ cát thạch anh xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, thành phố Huế), trong biên bản làm việc, Công ty TNHH Xây dựng khai thác Khoáng sản Minh Anh bức xúc phản đối và đề nghị Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có ý kiến với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đưa hồ sơ ra các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xác minh làm rõ.