Rồng trong mỹ thuật Việt

Trong thập nhị địa chi tương ứng với 12 con vật biểu tượng, chỉ có rồng là không có thực. Thế nhưng rồng lại xuất hiện nhiều nhất trong lịch sử mỹ thuật Việt và được tiếp nối cho đến nay.

Hình tượng quen thuộc trong mỹ thuật truyền thống

Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, giai đoạn 1.000 năm Bắc thuộc và trước nữa là thời Đông Sơn thì không có hoặc đến nay vẫn chưa tìm thấy một hiện vật nào có hình rồng. Nhưng gần 10 thế kỷ sau đó, hình tượng rồng lại trở nên quen thuộc.

Điều đặc biệt trước tiên, rồng là con vật của tưởng tượng. Quan trọng hơn, rồng là con vật cùng một lúc mang hai biểu tượng: biểu tượng vương quyền trong thời phong kiến; biểu tượng của tín ngưỡng vì rồng nằm trong bộ tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng…

Rồng một lúc phải đóng nhiều vai cho nên xuất hiện nhiều, có thể nói là nhiều nhất so với con vật khác: ngai vàng, quần áo, mũ, dao kiếm của vua phải có hình rồng, cánh cửa chùa (chùa Phổ Minh), bệ đá chùa (chùa Bối Khê) cũng rồng, cho đến trán bia ở đình đền miếu (bia Văn Miếu) vẫn là hình rồng…

Rồng trong mỹ thuật Việt -0
Rồng trên cánh cửa chùa Phổ Minh - Nguồn: Vietnam Discovery

1.000 năm trải qua các thời kỳ, từ thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn, hình tượng rồng đã có nhiều thay đổi, từ tạo hình, bố cục, chất liệu. Phương pháp tạo hình rồng kết hợp với những đề tài khác làm hình tượng rồng càng trở nên phong phú.

Ví dụ: cá hóa rồng (tháp Đăng Minh đời Trần, đình Lỗ Hạnh đời Mạc, đĩa gốm Chu Đậu thế kỷ XV); rồng hóa mây (lan can đá ở cổng vào Văn Miếu); tiên nữ cưỡi rồng (đình Lỗ Hạnh thời Mạc và ở chùa Keo thời Lê Trung Hưng); rồng ôm chữ Phúc (chùa Bối Khê, thời Lê Trung Hưng); rồng chầu chữ Phật (chùa Kim Liên, Tây Hồ thời Lê sơ); rồi Long Phụng, Long vân khánh hội, Long vân sơn thủy, Long mã, trúc hóa long... 

“Ôn lại di sản rồng trong mỹ thuật xưa để những nghệ sĩ hôm nay tiếp tục sáng tạo, cùng rồng đi từ truyền thống sang hiện đại” - họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ.

Diện mạo mới cho hình tượng rồng

Kế thừa truyền thống, đón năm 2024, nhiều họa sĩ đã sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật về rồng. Lấy cảm hứng từ hình tượng tiên - rồng thường thấy trên điêu khắc gỗ đình làng, nghệ sĩ Vũ Hữu Nhung sáng tạo bộ tác phẩm “Rồng Tiên” từ dòng gốm Phù Lãng. Họa sĩ Tào Linh lại lấy cảm hứng từ tạo hình rồng trong tranh dân gian, đặc biệt là tranh thờ của các dân tộc thiểu số để sáng tạo những bức tranh rồng đón năm Giáp Thìn.

Rồng trong mỹ thuật Việt -1
Tác phẩm trên gốm Phù Lãng của nghệ sĩ Vũ Hữu Nhung

Nữ họa sĩ Hoàng Phương Liên làm tranh xé giấy. Chị chia sẻ: “Trong quan niệm truyền thống, rồng là con vật linh thiêng, biểu tượng của quyền lực và có gì đó hung dữ. Nhưng rồng của tôi lại giản dị, đời thường, gần gũi hơn. Đó là những chú rồng có đôi có lứa, với sắc màu rực rỡ”…

Nghệ sĩ trẻ Lê Minh Trí tạo tác rồng bằng chất liệu composite, vẽ màu acrylic. Anh chia sẻ: “Trước khi làm tác phẩm, tôi đã nghiên cứu hình tượng rồng trong mỹ thuật cổ, người xưa đã làm quá đẹp. Tạo hình rồng của các cụ thường mềm mại, uốn lượn, nhưng thay vì hình khối chuyển mềm mại như xưa, tôi cách điệu thành hình con rồng vuông thành sắc cạnh, muốn thể hiện sự khỏe khoắn. Về màu sắc, tôi dùng màu tương phản mạnh, tươi tắn”.

Rồng trong mỹ thuật Việt -0
Tạo hình rồng của nghệ sĩ Lê Minh Trí

Nghiên cứu nét xưa, nhưng không nệ vào truyền thống, các nghệ sĩ đã có những sáng tạo đem đến diện mạo mới cho hình tượng rồng, linh vật của năm Giáp Thìn như một lời chào năm mới 2024.

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.