Rộn ràng xin chữ đầu Xuân Giáp Thìn 2024

Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Vừa qua, lễ khai mạc Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 và Triển lãm thư pháp "Hiếu học" đã diễn ra tại di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Đây là năm thứ 11 Hội chữ Xuân tổ chức gồm các hoạt động cho chữ, xin chữ, các gian lều viết chữ của 40 "ông đồ" được bố trí xung quanh hồ Văn, phục vụ nhu cầu của du khách nhân dịp đầu Xuân năm mới.

Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Không gian cho chữ của các “ông đồ” (Ảnh: Xuân Quý)

Chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Hoài Thanhsinh viên Học viện Tài chính cho biết, bản thân đến Hội chữ Xuân với mong muốn xin chữ viết từ thầy đồ để cầu mong năm nay ra trường đúng hạn, tốt nghiệp bằng xuất sắc và khi ra trường có thể tìm được công việc yêu thích. Do vậy, em có xin chữ “đỗ” mong muốn thi tài đỗ đạt, “vượt vũ môn” thành công.

Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Ông đồ giải thích từng nét chữ để người xin hiểu rõ ý nghĩa (Ảnh:Xuân Quý)

Khánh Chi, 16 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho hay, do sắp tới bản thân có dự định đi du học chuyên ngành Thương mại tại Australia, nên bản thân có xin ông đồ chữ “ thuận an” với mong muốn thuận lợi, may mắn và bình an ở đất nước mới.

Bên cạnh đó, chữ "thuận an" mang ý nghĩa thuận lợi, hanh thông, may mắn giúp em có thêm nguồn động lực để đạt được mọi ước mơ và thành công trong hành trình học tập mới.

Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Khánh Chi cùng bạn vui vẻ xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 (Ảnh: Xuân Quý)

Bà Marina kozhaeva (60 tuổi, nước Nga) chia sẻ: “ Tôi xin chữ "phúc" và chữ "lộc" để mong may mắn và tài lộc cho gia đình. Tôi tin rằng nó sẽ mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc và thịnh vượng cho mỗi thành viên trong gia đình. Hy vọng rằng Hội chữ Xuân sẽ là dịp đặc biệt, đánh dấu bắt đầu cho những trải nghiệm và kỷ niệm đáng nhớ của tôi trong chuyến đi này”.

Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Bà Marina kozhaeva hy vọng chữ "phúc" và chữ "lộc" mang may mắn và tài lộc cho gia đình (Ảnh: Xuân Quý)

Em Đê Wi (18 tuổi, Gia Lâm), khi biết tin tổ chức Hội chữ Xuân, em cùng gia đình đã tới tham quan và xin chữ. Khi nghe thầy đồ giải thích từng nét chữ, bản thân đã quyết định xin chữ “đạt ”với mong muốn cầu đỗ đạt, đỗ đại học trong năm nay. 

Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Đê Wi vui vẻ cùng gia đình khoe chữ vừa mới xin được (Ảnh: Xuân Quý)

Nhà Thư pháp Nguyễn Văn Tư chia sẻ, thường mỗi người sẽ tự chọn cho mình con chữ phù hợp để xin ông đồ, với những em học sinh, sinh viên sẽ xin chữ về học hành thi cử như “đỗ”, “đạt”, “học”,…Với gia đình sẽ xin chữ “bình an”, “an khang”, còn người già sẽ xin chữ “thọ”, “sức khỏe”,..

Tuy nhiên, đa số người đến xin chữ chủ yếu sẽ là các bạn học sinh, sinh viên. Bởi truyền thống cho chữ và xin chữ đều mang tính chất hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc.

Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Ông đồ Nguyễn Văn Tư cho rằng, đối với những bạn trẻ có ý đến xin chữ, các bạn đều có nền tảng ở những gia đình mang truyền thống giáo dục và sẽ phát triển theo hướng tích cực (Ảnh: Xuân Quý)

Một ông đồ khác cho hay, thời gian các bạn học sinh, sinh viên xin chữ nhiều nhất sẽ bắt đầu từ mùng 1 tết, do quan niệm năm mới xin chữ sẽ mang ý nghĩa may mắn.

Đối với các bạn sinh viên sắp tới kì thi cử thường sẽ xin chữ “đăng khoa”, “đỗ đạt”. Với các bạn đang học hành sẽ xin chữ “ ý chí”, với nhiều bạn đi du học sẽ xin chữ “ thuận” để được thuận lợi, thuận buồm xuôi gió. Đặc biệt, với những bạn nhỏ tuổi từ cấp 1 thường sẽ là chữ “hiếu học”, “thông minh”, “trí tuệ” để khuyến khích tinh thần học hành, khỏe mạnh.

Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Ông đồ cẩn thận “vẽ” từng nét chữ trên giấy tại Hội chợ Xuân (Ảnh: Xuân Quý)

Ngoài ra, Hội chữ Xuân năm nay là triển lãm thư pháp với chủ đề “Hiếu học” trưng bày 50 tác phẩm thư pháp tại khu vực sân trước và 50 tác phẩm vòng quanh Hồ Văn. Về mặt nghệ thuật, triển lãm dùng ánh sáng kết hợp với chữ để sắp đặt, làm cho chữ viết tràn ngập không gian, tạo nên những ấn tượng nghệ thuật thị giác.

Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Trung tâm không gian trưng bày được thiết kế tạo nên một “Con đường chữ” với 9 hàng cột đôi như là biểu tượng cho con đường học vấn, hay chính là đạo học với trụ cột là những hiền tài của đất nước (Ảnh: Xuân Quý)

Bên cạnh đó, không chỉ là nơi để xin chữ, nhiều bạn trẻ thích thú chụp ảnh trong không gian của Hội chữ Xuân Giáp thìn 2024. 

Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Rộn ràng xin chữ tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Nhiều bạn trẻ thích thú chụp ảnh trong không gian của Hội chữ Xuân (Ảnh: Xuân Quý)

Theo đó, Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 diễn ra từ ngày 3.2 đến ngày 19.2 (tức ngày 24 tháng Chạp đến mùng 9 tháng Giêng), mở cửa hàng ngày từ 8 giờ đến 22 giờ. 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.