Rộn ràng "Hành khúc học sinh Thủ đô" chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục Hà Nội

Sáng 10.11, tại Phố đi bộ Hồ Gươm, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” chào mừng Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (1954-2024)

p1979179.jpg

Chương trình "Hành khúc học sinh Thủ đô" nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2024 và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 70 năm thành lập ngành GD-ĐT Hà Nội (1954-2024).

p1979285.jpg
Các lãnh đạo Thành phố Hà Nội tham dự chương trình (Ảnh: Quốc Việt)

Tham dự chương trình có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà; Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Jonathan Wallace Baker; Trường phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương

nth-5388-1810.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu khai mạc Chương trình "Hành khúc học sinh Thủ đô" (Ảnh: Trần Hiệp)

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” lần đầu tiên được Ngành GD-ĐT Thủ đô tổ chức thu hút 47 đơn vị đại diện 30 quận, huyện, thị xã, một số trường quốc tế, với sự tham gia của Đoàn nghi lễ Quân đội - Bộ Tổng Tham mưu, Đoàn nghi lễ Công an nhân dân, học sinh các dân tộc Việt Nam, Lào, Cam - pu - chia và học sinh các nước trên thế giới đang học tập tại Hà Nội, các nghệ sỹ, diễn viên của Thủ đô, các thầy, cô giáo... với gần 3.000 người tham gia.

Chương trình là dịp để các em học sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau và học hỏi từ bạn bè quốc tế, từ thầy cô giáo, giúp các em phát triển toàn diện khả năng của mình, đồng thời khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ học sinh Thủ đô - những chủ nhân tương lai, lực lượng quan trọng, chung sức vì sự phát triển của Thành phố ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng; Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo do UNESCO công nhận.

"Đồng thời hướng tới Thành phố học tập trong mạng lưới các Thành phố toàn cầu, đưa đất nước, Thủ đô bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó, ngành GD-ĐT lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực của sự phát triển; quan tâm đến vấn đề thời gian, trí tuệ, khát vọng, tiềm lực, hội nhập để đưa nền giáo dục đào tạo ngang tầm, theo kịp các nước phát triển với tinh thần tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc - như ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam." Giám Đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định.

952a998cabdd108349cc-5193.jpg
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Ông Jonathan Wallace Baker, bày tỏ sự vui mừng khi có mặt tại sự kiện và chia sẻ, năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 25 năm Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố Vì hòa bình, đồng thời là thời điểm thành lập Văn phòng UNESCO tại Hà Nội.
“Hành khúc học sinh Thủ đô” là một hoạt động hưởng ứng Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội, đánh dấu 5 năm kể từ khi Hà Nội trở thành thành viên đầu tiên của Việt Nam trong mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
p1979405.jpg
Dẫn đầu màn biểu dương lực lượng của học sinh Thủ đô là Lá cờ đỏ sao vàng – lá cờ vinh quang của Tổ quốc, là biểu tượng thiêng liêng đặc biệt của dân tộc Việt Nam.
p1979429.jpg
Khối Hồng Kỳ là cờ hồng như dòng máu nóng trong trái tim của thế hệ trẻ với ước muốn vươn cao, vươn xa để có sức khoẻ, học tập và lao động cống hiến cho Thủ đô và cho đất nước
p1989947.jpg
Đoàn Nghi lễ Quân đội - Bộ Tổng Tham mưu tiền thân là “Ban âm nhạc giải phóng quân”, “Đội Danh dự bảo vệ Bác Hồ và Trung ương Đảng”
p1990359.jpg
p1990460.jpg
Tiếp bước đội nghi lễ Quân đội, là đội nghi lễ của những thế hệ kế cận, những học sinh ưu tú, xuất sắc của Thủ đô Hà Nội
p1979631.jpg
p1979477.jpg
Màn biểu dương lực lược của học sinh quận Ba Đình
p1979679.jpg
Mỗi tiết mục biểu diễn đều gửi gắm trong đó tình yêu, lòng tự hào của các em về quê hương, đất nước tươi đẹp, thể hiện năng khiếu nghệ thuật được bồi đắp từ mái trường thân yêu - nơi các em học tập, rèn luyện hàng ngày.
p1979661.jpg
p1990062.jpg
"Hành khúc học sinh Thủ đô" hướng tới tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, khơi dậy niềm tự hào, truyền cảm hứng, tạo động lực, lòng yêu nước cho các các em học sinh; cổ vũ, động viên đội ngũ nhà giáo, các cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục nỗ lực phấn đấu, đổi mới, sáng tạo trong dạy học, góp phần quan trọng vào sự phát triển, hội nhập quốc tế của ngành GD-ĐT Thủ đô.
p1989741.jpg
70 nữ sinh trường THPT Chu Văn An trong tà áo trắng tinh khôi. Trường THPT Chu Văn An tự hào là ngôi trường với 116 tuổi bên bờ Hồ Tây thơ mộng, biểu tượng của giáo dục Thủ đô.
p1989768.jpg
Nữ sinh Thủ đô rạng ngời trong tà áo dài trắng
p1989984.jpg
Những đóa hoa muôn sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
p1990265.jpg
p1990137.jpg
Đội diễu hành học sinh quận Long Biên
p1990306.jpg
Đoàn diễu hành của học sinh Quốc tế gồm học sinh các dân tộc Việt Nam, Lào, Cam - pu - chia và học sinh các nước trên thế giới đang học tập tại Hà Nội
p1990341.jpg
Học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo Thủ đô vẫy lá cờ hoà bình chào đón đoàn học sinh quốc tế

Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục ĐH công và và khối các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý hai khối này đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11

Quốc hội tiếp tục góp ý, thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Công bố 615 tân giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Phụ huynh, học sinh lo lắng về bỏ cộng điểm thi nghề là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.