Romania và Bulgaria tham gia một phần khu vực Schengen: Bước hội nhập quan trọng

Ngày 31.3, Romania và Bulgaria chính thức tham gia một phần khu vực đi lại tự do Schengen của Liên minh châu Âu (EU) sau 13 năm chờ đợi. Điều này có nghĩa là hai quốc gia này sẽ được áp dụng cơ chế đi lại bằng đường hàng không và đường biển mà không cần kiểm tra biên giới, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình hội nhập vào Liên minh lá cờ xanh.

Romania và Bulgaria tham gia một phần khu vực Schengen: Bước hội nhập quan trọng -0
Du khách làm thủ tục tại sân bay có biển chỉ dẫn mới lắp đặt dành cho khu vực Schengen và không thuộc Schengen tại sân bay quốc tế Henri Coanda ở Otopeni, Bulgaria ngày 31.3. Ảnh: AFP

Biên giới trên bộ vẫn duy trì

Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát biên giới trên đất liền vẫn được duy trì do sự phản đối chủ yếu từ Áo, quốc gia từ lâu đã ngăn chặn nỗ lực của họ vì lo ngại làn sóng nhập cư bất hợp pháp. Bulgaria và Romania hy vọng có thể được kết nạp hoàn toàn vào cuối năm nay. Như vậy sau 13 năm kể từ khi đệ đơn gia nhập năm 2011, hai quốc gia này mới chính thức trở thành thành viên.

Trước mắt, chính phủ Romania cho biết, quy tắc Schengen sẽ áp dụng đối với 4 cảng biển và 17 sân bay của Romania, trong đó sân bay quốc tế ở Otopeni gần thủ đô Bucharest là trung tâm lớn nhất. Romania cũng triển khai thêm cảnh sát biên phòng và nhân viên cơ quan di trú đến các sân bay để hỗ trợ hành khách và phát hiện những trường hợp lợi dụng để xuất nhập cảnh trái phép. Romania sẽ kiểm tra ngẫu nhiên để phát hiện những người mang giấy tờ giả nhằm đối phó với nạn buôn người.

Khu vực đi lại tự do Schengen được thành lập năm 1985, cho phép hơn 400 triệu người tự do đi lại giữa các nước mà không có các biện pháp kiểm soát biên giới. Tính cả hai quốc gia vừa gia nhập, hiện tại Schengen có 29 thành viên, trong đó gồm 25 trong số 27 quốc gia thành viên EU, cùng với Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.

Bước hội nhập quan trọng

Mặc dù chỉ là thành viên một phần của khu vực Schengen, nhưng việc dỡ bỏ kiểm soát tại biên giới trên không cũng như trên biển của hai nước có giá trị biểu tượng quan trọng. Nhà phân tích chính sách đối ngoại Stefan Popescu nhận định việc được nhận vào Schengen là một "cột mốc quan trọng" đối với Bulgaria và Romania.

Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen ca ngợi sự thay đổi này là một “thành công to lớn cho cả hai nước” và là “thời điểm lịch sử” đối với khu vực đi lại tự do lớn nhất thế giới.

Siegfried Muresan, một nghị sĩ Romania của Nghị viện châu Âu, nói với Associated Press: đây là “bước quan trọng đầu tiên” sẽ mang lại lợi ích cho hàng triệu du khách hàng năm. Ông nói: “Bulgaria và Romania đã đáp ứng tất cả các tiêu chí để gia nhập khu vực Schengen trong nhiều năm - chúng tôi cũng có quyền tham gia vào biên giới trên đất liền”.

Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu gọi đây là một “thành tựu xứng đáng” đối với Romania và ông cho rằng sẽ mang lại lợi ích cho những công dân có thể đi lại dễ dàng hơn và sẽ thúc đẩy nền kinh tế. Ông nói: “Chúng tôi có kế hoạch rõ ràng và chắc chắn của chính phủ về việc tham gia đầy đủ vào Khu vực Schengen vào cuối năm nay”.

Ủy ban châu Âu, trong hơn một thập kỷ đã tuyên bố rằng Romania và Bulgaria đều đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật để gia nhập đầy đủ. Cả hai nước đã nhất trí thực hiện kiểm tra an ninh ngẫu nhiên tại các sân bay và biên giới trên biển để kiểm soát nạn di cư bất hợp pháp và tội phạm xuyên biên giới.

Bộ trưởng Nội vụ Bulgaria Kalin Stoyanov nói với các phóng viên hôm 31.3: “Chúng tôi đã thể hiện và tiếp tục chứng minh cho những người di cư bất hợp pháp rằng họ không nên đến châu Âu qua đường Bulgaria”.

Theo dữ liệu chính thức, việc dỡ bỏ kiểm soát biên giới dự kiến ​​sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tại bốn sân bay quốc tế của Bulgaria, nơi đón gần 11 triệu hành khách vào năm 2023. Đại diện sân bay cho biết sân bay ở thủ đô Sofia đóng vai trò là trung tâm lớn nhất cho các chuyến bay Schengen, chiếm 70% tổng số chuyến bay.

Trong khi các quy định được nới lỏng dự kiến ​​sẽ tác động tích cực đến lĩnh vực du lịch, các thành viên của Nghị viện châu Âu đã bày tỏ lo ngại về tình trạng xếp hàng dài ở biên giới đất liền của EU và tác động của nó đối với thương mại trong thị trường chung của khối, cũng như sức khỏe và sự an toàn của các tài xế.

Các tài xế xe tải thường xuyên phải xếp hàng dài hàng km ở biên giới Romania và Bulgaria. Liên minh các nhà vận chuyển quốc tế ở Bulgaria ước tính sự chậm trễ khiến ngành này thiệt hại hàng chục triệu euro mỗi năm.

Thế giới 24h

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh
Quốc tế

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh

Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc cho biết sẽ họp khẩn cấp vào ngày 20.9 về vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin ở Lebanon nhằm vào nhóm chiến binh Hezbollah, trong khi Thủ tướng nước này khẳng định Lebanon đang trong tình trạng chiến tranh và đã họp Nội các để chuẩn bị cho các kịch bản.

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương
Quốc tế

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19, với mức giảm mạnh tay là 0,5 điểm phần trăm. Quyết định này mở đầu cho giai đoạn nới lỏng tiền tệ của Mỹ và chắc chắn sẽ khuyến khích làn sóng tương tự ở nhiều quốc gia.

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?
Quốc tế

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?

Chỉ một ngày sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon, một loạt thiết bị điện tử khác đã phát nổ ngày 18.9 trong làn sóng thứ hai. Phía Lebanon cáo buộc Israel đứng đằng sau cả hai vụ tấn công. Diễn biến mới này đã làm gia tăng mối lo ngại rằng cuộc xung đột âm ỉ giữa hai bên có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện; đồng thời khiến dư luận băn khoăn về khả năng các thiết bị bị xâm phạm, đặc biệt là sau khi các vụ đánh bom như vậy đã giết chết hoặc làm bị thương rất nhiều thường dân.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).