Dự án Luật Đất đai (sửa đổi):

Rõ ưu, nhược điểm của từng phương án

Cho ý kiến về dự án Luật đai (sửa đổi) tại Phiên họp chiều nay, 28.9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, trong trường hợp vẫn còn hai phương án, thì không nên chốt ngay phương án nào. "Chúng ta vẫn còn thời gian, hơn nữa kinh nghiệm xây dựng pháp luật cho thấy, có những vấn đề đến phút cuối Quốc hội mới quyết định, chín muồi mới quyết. Phải thuyết minh khách quan, vô tư, công khai, minh bạch để các đại biểu Quốc hội lựa chọn". 

Cần có đề xuất chính thức của Chính phủ về phương pháp định giá đất

Báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày. Theo đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung nhiều nội dung nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 18- NQ/TW, ngày 16.6.2022 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao". 

Liên quan đến những nội dung cụ thể như, phương pháp định giá đất, Điều 159 dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật lồng ghép phương pháp chiết trừ vào phương pháp so sánh, không còn là một phương pháp định giá độc lập; bổ sung trở lại phương pháp thặng dư.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, đây là nội dung quan trọng, vì vậy, cần có đề xuất chính thức của Chính phủ. Một số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, nội hàm các phương pháp đã có sự thay đổi so với quy định của pháp luật hiện hành, vì vậy, chưa có cơ sở thực tiễn để đánh giá tính hợp lý về nội hàm và nguyên tắc áp dụng các phương pháp xác định giá đất, do đó đề nghị chỉ quy định tên phương pháp và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm, trên cơ sở rà soát của các cơ quan dự thảo Luật thiết kế 2 phương án:

Phương án 1: Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, không quy định đơn vị sự nghiệp công tập sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm có quyền bán, quyền thế chấp và quyền góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê và quyền thuê trong hợp đồng thuê.

Phương án 2: Giữ quy định như tại dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Năm, đơn vị sự nghiệp công lập thuê đất trả tiền hằng năm có đầy đủ quyền như tổ chức kinh tế thuê đất trả tiền hằng năm.

Thường trực Ủy ban Kinh tế tiếp tục báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, lựa chọn Phương án 1 với lập luận như đã nêu tại Báo cáo số 2128/BC-UBKT15.

Có thuyết minh, lập luận cho từng phương án

Cho ý kiến về phương pháp định giá đất, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, dự thảo Luật đưa ra 2 phương án. Phương án 1 chỉ liệt kê tên của 4 phương pháp định giá đất, gồm phương pháp so sánh, phương pháp thặng dư, phương pháp thu thập, phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất mà không quy định nội hàm của từng phương pháp định giá đất. Phương án 2, cùng với liệt kê tên 4 phương pháp định giá đất nêu trên thì dự thảo luật có quy định rõ nội hàm của từng phương pháp.

Tán thành với phương án 2 quy định rõ nội hàm của từng phương pháp định giá đất, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho rằng, quy định như vậy vừa rõ ràng, vừa dễ thực hiện, vừa phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết 27 của Trung ương về xây dựng Nhà nước pháp quyền, đó là đổi mới công tác xây dựng luật nhằm tăng hiệu lực áp dụng trực tiếp của luật. Trưởng ban Công tác đại biểu cho rằng, phương án 2 đã khá rõ, cho nên không nhất thiết phải đưa ra 2 phương án xin ý kiến.

Đối với quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tán thành với Phương án 1. Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê đất hàng năm không có quyền bán, quyền thế chấp, quyền góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất và quyền cho thuê trong hợp đồng thuê. Quy định như vậy nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và tránh phát sinh những vấn đề phức tạp trong quá trình xử lý liên quan đến đất và tài sản trên đất nếu cho phép thế chấp tài sản trên đất.

Cho rằng, trong trường hợp vẫn còn hai phương án, thì không nên chốt ngay phương án nào, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, chúng ta vẫn còn thời gian, hơn nữa kinh nghiệm xây dựng pháp luật cho thấy, có những vấn đề đến phút cuối Quốc hội mới quyết định, chín muồi mới quyết. Điều quan trọng, theo Chủ tịch Quốc hội là, "từng phương án phải nói rõ, ưu điểm là gì, nhược điểm là gì, cơ sở chính trị thế nào, căn cứ pháp lý ra sao, cơ sở thực tiễn và tác động của từng phương án cho khách quan, đầy đủ. Phải thuyết minh khách quan, vô tư, công khai, minh bạch để gần 500 đại biểu Quốc hội lựa chọn và biểu quyết". 

Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đối với các vấn đề còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Kinh tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng, xây dựng bộ tiêu chí cũng như lựa chọn phương án tối ưu để báo cáo Quốc hội. Trường hợp có từ 2 phương án trở lên thì cần có thuyết minh, lập luận cho từng phương án, đánh giá cụ thể căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn cũng như tác động của từng phương án. Tuy nhiên cần tối ưu hóa để báo cáo Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Sáu. Các nội dung khác của dự thảo Luật cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, cẩn trọng, đặc biệt là các điều khoản chuyển tiếp, nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành, nội dung sửa đổi, bổ sung các luật để phù hợp với Luật Đất đai.

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình tại 3 kỳ họp, tức là chúng ta đã có gần 2 năm để nghiên cứu dự án Luật này, đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp Nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã 4 lần cho ý kiến, 2 lần xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu hoạt động chuyên trách. Nhưng đến nay, cơ quan chủ trì giải trình, tiếp thu, chỉnh lý vẫn còn 13 vấn đề cần thống nhất, hoàn chỉnh. Lưu ý vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục làm việc, rà soát, thống nhất phương án tối ưu và cần xây dựng tiêu chí cụ thể để thống nhất. 

Chính trị

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15.4.2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác

Chiều 10.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các nhiệm vụ, giải pháp điều hành phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ D.Trump công bố áp dụng mức thuế 10% và tạm hoãn áp dụng thuế đối ứng với nhiều đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
Chính trị

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực

Chiều 10.4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Bộ Ngoại giao và các biện pháp sắp tới của Việt Nam trước việc ngày 9.4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị
Chính trị

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện

Lời Tòa soạn: Sáng 10.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc Hội nghị lần thứ 11. Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khẩn trương, tích cực, chủ động chuẩn bị Đại hội XIV, Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương 11 sớm hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: