Chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm lĩnh vực nội chính, tư pháp

Rõ thực trạng, rõ giải pháp

Nội chính và tư pháp, với trách nhiệm trả lời của 7 bộ trưởng, trưởng ngành, là nhóm lĩnh vực thứ ba Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Sáu.

Trong 180 phút diễn ra phiên chất vấn, qua phần hỏi, tranh luận mang tính xây dựng và phần trả lời, giải trình thẳng thắn, trách nhiệm của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và các bộ trưởng, trưởng ngành, nhiều vấn đề nóng liên quan đến lĩnh vực nội chính, tư pháp tiếp tục được phân tích, mổ xẻ một cách công tâm, khách quan.

Rõ ràng và đầy đủ

Nếu tính theo số lượng đại biểu chất vấn, tranh luận, thì vị trí dẫn đầu của nhóm lĩnh vực nội chính, tư pháp thuộc về “tư lệnh ngành” nội vụ với 12 lượt đại biểu trên tổng số 37 đại biểu nêu câu hỏi chất vấn và tranh luận. Đặc biệt, phần lớn, nếu không nói là tuyệt đối, trong số 12 chất vấn, tranh luận này đều chủ yếu xoay quanh câu chuyện: Cải cách tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cải cách chính sách tiền lương - những vấn đề rất sát sườn, thiết thân, nhưng cũng vô cùng khó, nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến con người, và đang là mối quan tâm của không những đại biểu mà của cả nước.

“Việc xây dựng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị nói chung và trong cơ quan tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp nói riêng rất quan trọng để cải cách chính sách tiền lương. Tuy nhiên, việc xây dựng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Đề nghị Bộ trưởng cho biết, giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này” - ĐBQH Phạm Thị Kiều (Đắk Nông) nêu câu hỏi chất vấn. Trực diện hơn, đề cập cụ thể đến mức lương khởi điểm của nhân viên tại các trường học (thủ quỹ, kế toán, văn thư...) hiện rất thấp với hệ số khoảng 1,8 và chưa tới 3 triệu đồng/tháng, ĐBQH Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để cải thiện lương của đối tượng này khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương mới?...

Đáng chú ý, dù là chất vấn hay tranh luận, thì phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, như nhận định của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đều “rất rõ ràng và đầy đủ”. Đặc biệt, trong vô vàn các công việc đại sự phức tạp liên quan đến tổ chức bộ máy và con người như vậy, ngành nội vụ đã bước đầu có những kết quả cụ thể. “Đến thời điểm này, chúng ta đã hoàn thành xong danh mục vị trí việc làm” - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định. Theo đó, đối với cơ quan, tổ chức hành chính có 866 vị trí; đơn vị sự nghiệp là 615 vị trí và cán bộ, công chức cấp xã 17 vị trí. Và trong các chức danh, vị trí lãnh đạo đó, đến nay đã có Kết luận số 35-KL/TW của Bộ Chính trị với tổng số lượng chức danh, chức vụ lãnh đạo là 232 vị trí từ Trung ương đến cấp xã.

Bộ trưởng cũng cho biết, từ năm 2016 đến nay, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế của Bộ Chính trị, thì “cơ bản, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc xây dựng vị trí việc làm”, tuy nhiên, “chưa hoàn thiện và chưa bảo đảm thật đầy đủ, khoa học, căn cơ”. Còn với 2 Bộ chưa hoàn thành nội dung này, Bộ trưởng cho biết, “trong một, hai ngày nữa sẽ hoàn thành”, để bảo đảm triển khai một cách đồng bộ, toàn diện trong hệ thống hành chính nhà nước”.

Đương nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng như các ngành và lĩnh vực khác, ngành nội vụ cũng còn những tồn tại, hạn chế cần được tiếp tục khắc phục và quyết liệt giải quyết trong thời gian tới, như vấn đề thiếu người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là ngành giáo dục. Hay, sắp xếp lương bổng của nhà giáo như thế nào khi cải cách chính sách tiền lương để thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết của Trung ương, đó là "lương nhà giáo được ưu tiên xét trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp"... Tất cả những vấn đề này đều được đại biểu đưa ra chất vấn Bộ trưởng. Và, ngay với phần việc được xác định “đã có kết quả bước đầu” là xây dựng hệ thống vị trí việc làm, thì trong phần tranh luận với Bộ trưởng, ĐBQH Đồng Ngọc Ba (Bình Định) cũng nêu rõ, mới “yên tâm về tiến độ” mà “chưa yên tâm về chất lượng”. Điều này dẫn đến “khi tinh giản sẽ không bảo đảm nâng cao về chất của bộ máy”. Và, "nếu vị trí việc làm không phù hợp thì chúng ta không thể xác định biên chế phù hợp, đồng nghĩa cũng không bảo đảm tiền đề để cải cách chính sách tiền lương".

Thừa nhận thực tế đại biểu nêu, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, với góc độ cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực này, tới đây sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện lại và tham mưu thêm cho Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế cũng như tiếp tục nâng cao chất lượng vị trí việc làm, đáp ứng được yêu cầu về quản lý biên chế, thực hiện cải cách chính sách tiền lương và việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

"Chậm" và "chưa"

Tiếp sau nội vụ, lĩnh vực được nhiều đại biểu quan tâm, đặt câu hỏi chất vấn thuộc trách nhiệm trả lời của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Lê Minh Trí và Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn.

Với lĩnh vực tư pháp, nhiều đại biểu nêu rõ, hiện nay vẫn còn 13/129 văn bản quy định chi tiết của luật, nghị định đã có hiệu lực trong nhiệm kỳ này nhưng vẫn chưa ban hành các văn bản cụ thể, cá biệt có văn bản còn nợ tới 2 năm 9 tháng. “Nếu chúng ta không giải quyết thì con số 2 năm 9 tháng sẽ kéo dài hơn”; chưa kể “một số văn bản chưa bảo đảm chất lượng, vừa ban hành thời gian ngắn đã sửa đổi, bổ sung, hoặc không có hiệu lực thi hành do không phù hợp với luật và thực tiễn, hoặc có bất cập, vướng mắc, cản trở sự phát triển”. Vậy thì, “trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong vấn đề xây dựng thể chế này như thế nào? - câu hỏi này đồng thời được ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) gửi tới các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan khác và Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong phần giải trình trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thấy, có 2 từ được nhắc đến nhiều nhất, đó là "chậm" và "chưa". Hoàn toàn đồng ý với ý kiến chất vấn của các đại biểu, Phó Thủ tướng thẳng thắn: “Trách nhiệm thuộc về Chính phủ và các đồng chí Bộ trưởng phụ trách các bộ, ngành được giao là cơ quan chủ trì, soạn thảo, chứ không chỉ riêng Bộ Tư pháp”.

Với lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội, trước tình hình thông tin cá nhân (số điện thoại, họ tên, địa chỉ, số căn cước công dân, số tài khoản cá nhân...) của người dân bị lộ lọt đang rất phổ biến, chưa kể các tin nhắn lừa đảo, đường link giả mạo... mà ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) đặt ra, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu 5 nhóm giải pháp để khẩn trương xử lý hiệu quả vấn đề này. Trong đó, có giải pháp về tăng cường công tác nghiệp vụ, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi làm lộ, lọt, mua, bán dữ liệu cá nhân và các hành vi sai phạm khác; thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, khắc phục các “lỗ hổng” bảo mật trong các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu, nhất là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân, không để đối tượng tấn công xâm nhập và lấy cắp dữ liệu. “Hiện nay, hệ thống bảo vệ Trung tâm này có 4 lớp rất chặt chẽ, từ khi thành lập vận hành đến giờ chưa phát hiện một vụ việc lộ, lọt dữ liệu cá nhân từ Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư”, Bộ trưởng khẳng định.

Trả lời câu hỏi của ĐBQH Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) về công tác điều tra các vụ án tham nhũng để “không bỏ lọt tội phạm, không hàm oan người vô tội”, khẳng định quan điểm chỉ đạo nhất quán của Trung ương, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị 4 giải pháp. Một là, phải tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, không để sơ hở, thiếu sót để các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội. Hai là, tập trung chỉ đạo rà soát, bổ sung các quy định để kiểm soát quyền lực, nhất là những người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương. Quy định cụ thể và có chế tài mạnh mẽ để cắt đứt các quan hệ doanh nghiệp sân sau, không để hình thành các đối tượng có thể thao túng được nhiều cơ quan như một số vụ án xảy ra vừa qua, như vụ Việt Á, vụ “chuyến bay giải cứu”..., đặc biệt là khâu xử lý đối tượng... Ba là, phải thu hồi được tài sản của Nhà nước, của nhân dân do tham nhũng, tiêu cực mà có, không để đối tượng tẩu tán tài sản. Và bốn là, cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, bảo đảm công khai, minh bạch trên các lĩnh vực, góp phần hạn chế tham nhũng, đặc biệt là giải pháp về “tham nhũng vặt”. “Chính phủ hiện đang chỉ đạo khẩn trương đẩy mạnh Đề án 06 là một trong những nhiệm vụ phục vụ nhân dân nhưng cũng là phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là tham nhũng vặt, tham nhũng hằng ngày. Đây cũng là một vấn đề rất nhức nhối”, Bộ trưởng nêu rõ.

Nếu chia đều 180 phút cho 7 bộ trưởng, trưởng ngành thuộc nhóm lĩnh vực nội chính và tư pháp, thì mỗi “tư lệnh ngành” có khoảng hơn 25 phút để trả lời chất vấn trước Quốc hội. Tuy số lượng câu hỏi cũng như thời gian dành cho mỗi bộ trưởng, trưởng ngành là không giống nhau, nhưng trong 180 phút diễn ra phiên chất vấn, cả 7 bộ trưởng, trưởng ngành đều đã có cơ hội báo cáo, giải trình minh bạch trước Quốc hội, trước cử tri và Nhân dân cả nước về các vấn đề của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách. Qua đó, những nỗ lực, kết quả đạt được đã được ghi nhận, nhiều tồn tại, hạn chế, yếu kém của ngành, lĩnh vực được giao quản lý đã được chỉ rõ. Từ góc độ trách nhiệm của "tư lệnh ngành", nhiều giải pháp, hướng xử lý cụ thể với từng vấn đề cũng đã được các bộ trưởng, trưởng ngành đề xuất.

Và, điều mà cử tri và Nhân dân cũng như các đại biểu chờ đợi hơn cả, đó là những chuyển động thực tế sau phiên chất vấn.

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.