Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân

Rõ chế tài để kiến nghị giám sát được thực thi

Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND cần lượng hóa quy định “trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” tại Điều 89, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 để dễ vận dụng trong thực tiễn. Có như thế, vấn đề cốt lõi nhất là chế tài hay cơ chế góp phần cho kiến nghị giám sát được thực thi mới được tháo gỡ.

Liên hệ chặt chẽ với cử tri góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh Ảnh: Bình Nguyên
Liên hệ chặt chẽ với cử tri góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh
Ảnh: Bình Nguyên

Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội chưa nhiều

Nhìn chung, chất lượng giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban HĐND cấp tỉnh, huyện thời gian qua được đánh giá cao, có nhiều đổi mới trong cách thức tổ chức, nhất là nhiều địa phương đã vận dụng TXCT trong hoạt động giám sát, thực hiện giải trình, đối chất trong quá trình làm rõ các nội dung giám sát trước khi kết luận. Qua báo cáo thống kê, cấp tỉnh số lượng tỷ lệ kiến nghị được giải quyết trung bình trên 80%, cấp huyện trên 70%; cấp xã mặc dù chưa có con số đánh giá cụ thể, tuy nhiên có thể khẳng định tỷ lệ này ở mức trung bình khá.

Tuy nhiên, do thiếu hướng dẫn thống nhất nên mỗi địa phương áp dụng một phương pháp riêng để thực thi chức năng giám sát theo luật định. Hiệu quả của các kiến nghị sau giám sát ở một số địa phương cho thấy, tác động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chưa nhiều, phần lớn các kiến nghị được quan tâm giải quyết nghiêng về các vấn đề nhỏ, tuyên truyền. Những kiến nghị mang tính dài hơi, về kinh tế, có tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội mặc dù có chỉ ra nhưng việc giải quyết còn chậm, như vấn đề ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải rắn, đầu tư công...

Hoạt động giám sát chuyên đề chủ yếu đang do Thường trực, các Ban HĐND thực hiện; giám sát chuyên đề do HĐND tiến hành ở cấp huyện, xã gần như chưa thực hiện được. Kéo theo đó, thật ít địa phương, HĐND cấp huyện, xã ban hành được nghị quyết về chuyên đề được giám sát. Một số chuyên đề nhạy cảm mặc dù đã được cử tri, đại biểu đề xuất nhưng HĐND chưa đưa vào chương trình giám sát hàng năm, như: về đầu tư công, khâu tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển cán bộ; một số chuyên đề đã đưa vào giám sát nhưng chưa kết luận được, còn mang tính hình thức.

Để các kiến nghị được thực thi

Trong quy định về bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND chỉ ra rằng: Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát; trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Bàn về xử lý theo thẩm quyền, HĐND chỉ có thẩm quyền kiến nghị, đôn đốc, giám sát, ngoài ra có thêm thẩm quyền kiểm tra; còn việc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý thì Luật không quy định, hay có hướng dẫn rõ ràng là cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào, bởi hầu hết đối tượng được giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban HĐND lại là những cơ quan có thẩm quyền xử lý. Điều này gây khó khăn, làm giảm chất lượng giám sát của HĐND. Từ đó, đặt ra trong dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần quy định rõ hơn về những vướng mắc đó. Có như thế, vấn đề cốt lõi nhất là chế tài hay cơ chế góp phần cho kiến nghị giám sát được thực thi mới được tháo gỡ.

Cụ thể: cần quy định rõ nếu những cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu giám sát không báo cáo bằng văn bản, không cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát thì hình thức xử lý như thế nào. Trường hợp các đối tượng chịu sự giám sát bất hợp tác (không báo cáo, không cung cấp hồ sơ và cũng không phối hợp tạo điều kiện cho đoàn làm việc), đoàn giám sát của HĐND có thẩm quyền gì để xử lý? Với các đơn vị không chấp hành kiến nghị giám sát của đoàn mà không có lý do chính đáng, hoặc bằng chứng chứng minh khả năng thực thi thì cũng cần đưa vào quy định hình thức xử lý.

Đặc biệt, cần lượng hóa quy định “trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” tại Điều 89, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. Bởi, xử lý theo thẩm quyền của HĐND thì ngoài đôn đốc, giám sát, kiến nghị ra, Luật chưa cho phép HĐND một chế tài hay biện pháp xử lý nào khác; còn kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thì gồm cơ quan nào, mức kiến nghị ra sao cũng chưa được quy định cụ thể, rất khó vận dụng trong thực tiễn. Nếu như không quy định rõ những nội dung này thì rất ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và hiệu lực giám sát của HĐND.

Diễn đàn

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy phát biểu tại phiên thảo luận tổ
Diễn đàn

Tăng tốc, bứt phá để vững vàng trong kỷ nguyên mới

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Nam dự kiến đạt 10,93%, nằm trong tốp 10 tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Thảo luận tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã tập trung đánh giá toàn diện, khách quan những kết quả đạt được, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và “hiến kế” để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và của cả nhiệm kỳ 2021 - 2025. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh Hà Nam bước đi vững vàng trong kỷ nguyên mới.

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Rà soát để có giải pháp căn cơ, tổng thể
Diễn đàn

Rà soát để có giải pháp căn cơ, tổng thể

Tiếp nối thành công của các kỳ họp trước, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này, nhiều vấn đề nóng, thời sự tiếp tục được đặt lên bàn nghị sự như: tình trạng dôi dư giáo viên; linh hoạt trong giao biên chế lĩnh vực giáo dục; bất cập quy hoạch, khai thác khoáng sản; chậm trễ trong xác định giá đất cụ thể…

Chủ tọa điều hành kỳ họp
Diễn đàn

Đẩy nhanh “5 chương trình trọng điểm, 3 đột phá chiến lược”

Với những khó khăn, thách thức được UBND tỉnh dự báo, đại diện các Ban của HĐND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: cùng với đẩy nhanh thực hiện "5 chương trình trọng điểm, 3 đột phá chiến lược" theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; bảo đảm nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội và đời sống nhân dân…, UBND tỉnh cần xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư lĩnh vực giáo dục, văn hóa; tích cực đấu tranh, phòng ngừa, không để các loại tội phạm tiếp tục gia tăng…

Tạo đòn bẩy, bứt phá hoàn thành các mục tiêu
Diễn đàn

Tạo đòn bẩy, bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Ghi nhận những kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, song các đại biểu cũng nhấn mạnh: năm 2025, UBND tỉnh Hà Tĩnh cần có chính sách phù hợp làm “đòn bẩy” để các địa phương phát triển nhanh và bền vững; đồng thời, có giải pháp cụ thể hơn nhằm tăng tốc, bứt phá thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhất là những chỉ tiêu đạt thấp…

Công khai các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Diễn đàn

Công khai các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Kết luận Chương trình Đối thoại lần thứ 8 về “Nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm”, Thường trực HĐND tỉnh Long An nhấn mạnh đề nghị UBND tỉnh chú trọng cụ thể hóa các quy định về an toàn thực phẩm thành các quy chuẩn, tiêu chí, hình ảnh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nhận diện, thực hiện, dễ đối chiếu, kiểm tra, giám sát trong cộng đồng. Xử lý nghiêm, công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng và ngay tại nơi (địa điểm) xảy ra vi phạm.

Cơ sở khoa học cho những quyết sách đúng, trúng
Diễn đàn

Cơ sở khoa học cho những quyết sách đúng, trúng

Với kết quả từ Chương trình “Bàn tròn chính sách” do Thường trực HĐND tỉnh Long An tổ chức, tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 vừa qua, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thảo luận, cho ý kiến lần 1 dự thảo Nghị quyết về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn. Theo TS. Mai Văn Nhiều, việc ban hành nghị quyết sẽ bảo đảm tính khả thi, phù hợp quy định pháp luật, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Dứt điểm tồn đọng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Diễn đàn

Dứt điểm tồn đọng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tại Phiên giải trình liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn do Thường trực HĐND tỉnh Long An tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Được nhấn mạnh yêu cầu UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo rà soát, xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng kéo dài, chưa cấp giấy cho người dân tại các dự án khu dân cư, tái định cư ngoài ngân sách, nhất là 4 dự án điển hình được đặt ra tại phiên giải trình.

Tại buổi thảo luận tổ, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã phân tích và đề xuất nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Diễn đàn

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong phát triển Thủ đô

Thảo luận ở 5 tổ tại Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI vừa qua, các đại biểu đã phân tích, đề xuất nhiều giải pháp tâm huyết, trách nhiệm nhằm tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Nói đi đôi với làm và làm ngay
Diễn đàn

Nói đi đôi với làm và làm ngay

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn - điểm nhấn của Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiều vấn đề “nóng” như công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; về văn hóa - du lịch… đã được trả lời thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm, cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành. Chủ tọa đề nghị Giám đốc các sở, ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Gắn đào tạo nghề, giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Diễn đàn

Gắn đào tạo nghề, giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, qua giám sát mới đây về thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động trên địa bàn giai đoạn 2019 - 2023, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh: việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết, kết nối với doanh nghiệp, người sử dụng lao động để tham gia lao động sản xuất tại doanh nghiệp, đặc biệt, cần tiếp tục gắn đào tạo nghề và giải quyết việc làm với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đại diện các đơn vị làm rõ thêm một số nội dung Đoàn giám sát quan tâm
Diễn đàn

Tạo thuận lợi để người dân tham gia bảo hiểm y tế

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, công tác chăm lo cho con người luôn được tỉnh Thanh Hóa quan tâm, tỷ lệ người dân tham gia (bảo hiểm y tế) BHYT trên địa bàn tăng qua các năm, cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu được giao. Các cơ quan quản lý nhà nước về BHYT đã chủ động tham mưu thực hiện chính sách và có những giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, gây thất thoát Quỹ khám chữa bệnh BHYT…

Lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại buổi giám sát
Diễn đàn

Chú trọng tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm tại cơ sở

Làm việc với Công an tỉnh Lạng Sơn về tình hình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; công tác giải quyết các vụ việc tạm đình chỉ, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị, Công an tỉnh tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan; chủ động tổ chức giao ban trong ngành và liên ngành; phân công cán bộ trực tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm... Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng cho lực lượng công an cấp xã để nâng cao chất lượng tiếp nhận, phân loại, xử lý tin báo tố giác tội phạm tại cơ sở.

Đoàn khảo sát thực tế tại khu nhà ở dành cho công nhân của Công ty 45.
Diễn đàn

Củng cố nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ phòng cháy, chữa cháy

Khảo sát tình hình chấp hành quy định phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại Công ty 45 - Chi nhánh Tổng Công ty Đông Bắc, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đề nghị, lãnh đạo công ty tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền; hướng dẫn kỹ năng PCCC, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thoát hiểm, thoát nạn khi có sự cố xảy ra. Đồng thời, chủ động kiểm tra, rà soát, bổ sung phương tiện trang thiết bị; thường xuyên có phương án diễn tập để các đội PCCC chuyên ngành và cơ sở nắm vững kiến thức, kỹ năng ứng phó, xử lý khi có tình huống xảy ra.

 Toàn cảnh hội nghị giám sát.
Diễn đàn

Tập trung thực hiện các kiến nghị, kết luận sau giám sát

Tại Hội nghị giám sát kết quả triển khai thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị qua giám sát của HĐND, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh mới đây, Thường trực HĐND tỉnh Tây Ninh đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn cập nhật, báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết đang thực hiện và các kiến nghị, kết luận. Trong đó, đánh giá tiến độ, hiệu quả triển khai thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và phản hồi thông tin tại đợt rà soát tiếp theo.

Chủ toạ điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Diễn đàn

Có giải pháp căn cơ bảo đảm nguồn thu về đất, xử lý nợ xây dựng cơ bản

Tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, nhiệm kỳ 2021- 2026 vừa được tổ chức, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trịnh Thế Truyền đã nhận được 5 câu hỏi chất vấn, trong đó nổi lên các vấn đề về không bảo đảm nguồn thu về đất trên địa bàn tỉnh và nợ xây dựng cơ bản. Nhiều đại biểu đề nghị làm rõ trách nhiệm của Sở và các cơ quan liên quan, hướng khắc phục cũng như hướng giải quyết nếu năm 2025 tiếp tục hụt nguồn thu về thuế đất.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố giám sát về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện các công trình, dự án tại huyện Hoài Đức
Diễn đàn

Sớm khắc phục tồn tại trong chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

Qua giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật và nghị quyết của HĐND thành phố trong chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 5.2024, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố đã chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục trong thời gian tới.

Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội đặt câu hỏi chất vấn tại Kỳ họp thứ 20.
Diễn đàn

Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, khảo sát

Theo Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Duy Hoàng Dương, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, chủ động, đổi mới, ngay từ đầu năm, Ban đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác năm với các nội dung nhiệm vụ cụ thể, có tính khả thi; bảo đảm đúng thẩm quyền, trách nhiệm được quy định, phân công; rõ thời gian, rõ trách nhiệm.

Thời gian qua, Hà Nội đã tăng cường công tác kiểm tra công vụ tại các bộ phận “một cửa” tại nhiều quận, huyện trên địa bàn.
Diễn đàn

Tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Giải trình và tiếp thu ý kiến thảo luận về các nội dung trình HĐND thành phố tại Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Khóa XVI, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải khẳng định, Hà Nội sẽ tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.