Tham gia ý kiến vào Khoản 1, Điều 30, dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) về mốc thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh cho rằng, khi quy định đã ghi rõ: “Bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếptục tham gia bảo hiểm trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm”, thì đề nghị nên lựa chọn mốc thời gian như: trước ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm". Bởi trên thực tế việc xác định ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm có thể rất khó khăn trong một số trường hợp do bị thất lạc,bên mua bảo hiểm ở vùng sâu, vùng xa, bên mua bảo hiểm vắng mặt... Thờiđiểm phát hành và gửi hợp đồng bảo hiểm có thể rất xa so với mốc giao kết hợpđồng do phụ thuộc vào quy trình nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm”.
Về hình thức bồi thường, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh nêu: “Tại Khoản 3, Điều 51 của Luật quy định: “Trong trường hợpbồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệpbảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồithường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản”. Đề nghị bổ sung trường hợp “trừkhi có thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm” bởi trên thực tế, hai bên có thể thỏathuận xử lý sớm tài sản bị thiệt hại để tối ưu hóa quyền lợi cho hai bên, việc bổ sung sẽ tạo thuận lợi cho các bên trong việc giảiquyết tài sản bị thiệt hại”.
Đại biểu Lan Anh cũng tham gia trực tiếp vào điều Khoản 2, Điều 57 của dự thảo Luật về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Khoản này đang quy định: “Ngườithứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồithường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Đại biểu đề nghị bổ sung: “trừ khi có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm”. “Do trên thực tế người lao động có thểyêu cầu trực tiếp với doanh nghiệp bảo hiểm một số loại tổn thương nhỏ thay vìphải thông qua doanh nghiệp (người sử dụng lao động), như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho cácbên”, đại biểu phân tích.
Về nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, có đại biểu đề xuất, quy định của dự thảo luật hiện nay sẽ khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm phải gỡ bỏ các biện pháp kết nối hiện đại và thay vào đó là quy trình cung cấp sản truyền thống. Bởi đó là rào cản và kéo lùi sự phát triển công nghệ thông tin trong lĩnh vực bảo hiểm.
Tiếp đó, chủ trì phần thảo luận tham gia các dự án luật, có ý kiến đối với Dự thảo Luật Kinh doanh bảo biểm (sửa đổi), Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Sùng A Lềnh nêu: Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua năm 2000, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2010 và năm 2019. Đến nay, Luật đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn, đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luậtvà các cam kết quốc tế liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Đại biểu Sùng A Lềnh đề xuất cần sửa đổi Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm để phù hợp với Điều 119 của Bộ Luật dân sự (năm 2015), hiện hai điều luật này đang có “độ vênh” về hình thức tham gia giao dịch dân sự, cần chỉnh sửa để phù hợp và thống nhất với bộ luật gốc.
Đại biểu Sùng A Lềnh cũng chỉ rõ điểm khác biệt của Điều 19 của Luật này với Điều 247, Bộ luật Dân sự (năm 2015). Cụ thể, Điều 19 của dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định “doanh nghiệp không hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi hủy bỏ hợp đồng” là chưa phù hợp với Điều 247, Bộ luật Dân sự (năm 2015) về căn cứ xác lập quyền sở hữu. Do vậy đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, thay đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành.
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai cũng chỉ ra sự khác biệt của nội tại Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm, cụ thể là giữa Khoản 2 của Điều 39 và Khoản 13 của Điều 4. Đại biểu Sùng A Lềnh cũng cho rằng, tại Điều 72 của Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm về thời hạn cấp giấy phép 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hổ sơ là quá dài và ảnh hưởng đến quyền lợi doanh nghiệp.