Ra mắt công trình nghiên cứu "Lịch sử khai khẩn cao nguyên An Khê"

“Lịch sử khai khẩn Cao nguyên An Khê” là công trình nghiên cứu lịch sử quan trọng của học giả Pháp Andrew Hardy, về quá trình khai hoang và định cư triều Nguyễn vùng An Khê trong giai đoạn 1864 - 1888.

Andrew Hardy là giáo sư sử học, Chủ nhiệm Ban nghiên cứu lịch sử hiện đại và đương đại Việt Nam ở Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO). Các tác phẩm của ông tập trung vào những cuộc di cư của người Việt Nam, lịch sử của Chămpa và miền Trung Việt Nam, các mối quan hệ liên sắc tộc trên bán đảo Đông Dương.

Lịch sử khai khẩn Cao nguyên An Khê là công trình nghiên cứu lịch sử quan trọng của Andrew Hardy vừa được Công ty CP Sách Omega Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội giới thiệu tới độc giả.

an-khe.jpg
Ảnh bìa sách là hình từ An Khê Đình nhìn về phía núi Mò O do tác giả chụp năm 2018

Có nhiều nghiên cứu khảo cổ học trong hai thập niên qua đã đưa đến nhiều nhận định rằng cao nguyên An Khê là địa điểm sớm nhất xuất hiện loài người trên lãnh thổ Việt Nam. Từ năm 2014 đến nay, khảo cổ học cũng đã phát hiện ra cả quần thể di tích Sơ kỳ đồ Đá cũ, được xác định là niên đại khởi đầu của toàn bộ tiến trình lịch sử đất nước.

Khảo cổ học cũng đồng thời phát hiện hàng loạt di tích, “công xưởng” thuộc thời Hậu kỳ đồ Đá mới cách ngày nay từ 3.000 - 4.000 năm, ở nhiều nơi thuộc địa bàn thị xã An Khê và các huyện Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

An Khê không chỉ là cửa ngõ lên rừng xuống biển, nối liền đại lục với đại dương, mà còn là trung tâm đầu mối của các tuyến đường thủy, bộ hay kết hợp cả thủy lẫn bộ từ đông sang tây và từ tây sang đông; từ bắc xuống nam và từ nam lên bắc. Do vị trí vô cùng đặc biệt này, mà người Việt trong công cuộc mở cõi về phương Nam cũng sớm tìm đến An Khê.

Cuốn sách tập trung vào chính sách di dân của triều Nguyễn tại An Khê, khu vực có vị trí chiến lược quan trọng - cửa ngõ của Tây Nguyên. Nội dung cuốn sách bám vào các giai đoạn khai khẩn và di dân (1864 - 1888): Dự án 1 (1864 - 1867) do Nguyễn Đức Thăng lãnh đạo; Dự án 2 (1870 - 1872) do Đặng Duy Hanh lãnh đạo; Dự án 3 (1877 - 1885) do Phan Văn Điển lãnh đạo.

Lịch sử khai khẩn Cao nguyên An Khê như một cuốn phim được mở ra với hành trình của Auguste Eugène Navelle từ cảng Quy Nhơn lên cao nguyên An Khê vào giữa tháng 12.1884. Những điều tai nghe, mắt thấy của "người trong cuộc" đã giúp Andrew Hardy hình dung ra các bước triển khai của toàn bộ lịch sử khẩn hoang cao nguyên An Khê cuối thế kỷ XIX.

Trong lời giới thiệu cuốn sách, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nhận định, dựa vào trên 50 tài liệu Châu bản triều Nguyễn đã được so sánh, đối chiếu và giám định chặt chẽ với các nguồn thư tịch cổ khác của phương Tây, Việt Nam; đồng thời qua tư liệu điều tra khảo sát thực địa, tác giả đã có những nhận xét, đánh giá khách quan về bối cảnh lịch sử của công cuộc khai khẩn cao nguyên An Khê 1864 - 1888 và sự dịch chuyển không gian, tầng lớp xã hội ở An Khê trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này.

"Người đọc một lần nữa được chứng kiến mối liên hệ mật thiết giữa lịch sử cao nguyên An Khê với lịch sử đất nước. Những người đứng đầu các đợt di dân và cả những người dân đến An Khê khai hoang mở đất chịu muôn vàn gian khó và hy sinh để thực hiện bằng được chủ trương của triều đình, xây dựng An Khê thành vùng quê trù phú, nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp đang hiện hữu.

Chỉ ít năm sau khi dự án hoàn thành, triều đình nhà Nguyễn không còn giữ được vùng đất An Khê nữa, nhưng các cộng đồng cư dân An Khê mới được hồi sinh đã trở thành chủ nhân đích thực quyết định những chặng đường phát triển tiếp theo của An Khê”, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc viết.

Văn hóa - Thể thao

Rối cạn Ổi Lỗi - nghệ thuật trong không gian thiêng
Văn hóa

Rối cạn Ổi Lỗi - nghệ thuật trong không gian thiêng

Trong không gian cổ kính của ngôi chùa Đại Bi ở thị trấn Nam Giang, Nam Trực, Nam Định, nghệ thuật múa rối chầu Thánh (Ổi Lỗi) đã được sáng tạo, phát triển qua hàng trăm năm. Với những giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh, nghệ thuật này vẫn được lưu truyền, là nghi lễ đặc trưng, quan trọng nhất trong lễ hội chùa Đại Bi mỗi khi Tết đến xuân về.

Chính quyền và nhân dân tham dự lễ hội Đình Làng Mỏ năm 2025
Văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị đình làng Mỏ

Chi Lăng (Lạng Sơn) là vùng đất chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa tiêu biểu, hiện còn bảo tồn được nhiều ngôi đình linh thiêng có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc, trong đó có đình làng Mỏ thờ Thành hoàng làng Lô Văn Lá. Những năm qua, bằng nhiều giải pháp hiệu quả, huyện Chi Lăng đã nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị di tích, góp phần giáo dục lịch sử truyền thống địa phương.

Nghệ thuật là sự bồi đắp
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật là sự bồi đắp

Hơn ba thập kỷ gắn bó với sơn mài, vợ chồng họa sĩ Trịnh Tuân và Công Kim Hoa đã cùng nhau khám phá, đào sâu chất liệu truyền thống này. Nhờ tình yêu nghề, tinh thần lao động hăng say cùng khả năng sáng tạo không ngưng nghỉ, họ đã góp những lớp phù sa, đắp bồi, làm giàu thêm kho tàng nghệ thuật văn hóa Việt.