Kỳ họp chuyên đề thứ 9, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX

Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 9 vừa được tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh, thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, khối lượng công việc cần giải quyết rất lớn, nhiều việc phát sinh; đặc biệt là nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công… Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương phải tập trung cao độ, hành động quyết liệt để phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2024.

Ưu tiên các công trình, dự án trọng điểm

Đồng tình với Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh về dự thảo Nghị quyết Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030, các đại biểu cho rằng, việc xác định các công trình, dự án trọng điểm để tập trung ưu tiên đầu tư rất quan trọng tạo sự đột phá, động lực phát triển; bảo đảm đáp ứng mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2026 - 2030 của tỉnh. Với 100% đại biểu biểu có mặt tán thành, HĐND tỉnh Tuyên Quang đã thống nhất quyết nghị tổng số kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 là 36.512,5 tỷ đồng (không bao gồm các chương trình mục tiêu quốc gia). Trong đó, vốn ngân sách địa phương 12.596,979 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương 23.915,521.

Các đại biểu cũng thống nhất cao thông qua Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng trên địa bàn. Theo đó, tỉnh hỗ trợ thêm 30% mức đóng cho các đối tượng là người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn hộ cận nghèo giai đoạn 2022 - 2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn hộ cận nghèo áp dụng cho từng giai đoạn… Qua đó, tạo cơ sở quan trọng để tỉnh hoàn thành mục tiêu “phấn đấu 100% người dân có thẻ BHYT theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

nm1-3630.jpg
Quang cảnh kỳ họp. Ảnh: Bách Hợp

Liên quan đến điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã chuyển nguồn sang năm 2024 (đợt 2) và dự toán năm 2024 (đợt 1), các đại biểu khẳng định việc ban hành nghị quyết về nội dung này cần thiết và đúng thẩm quyền. UBND tỉnh cần nhanh chỉ đạo tổ chức thực hiện đúng quy định. Việc điều chỉnh, phân bổ chi tiết dự toán kinh phí cho các dự án, tiểu dự án thành phần từ nguồn vốn sự nghiệp phải bảo đảm chính xác, chặt chẽ về nội dung, danh mục dự án và mức vốn bố trí kinh phí cho từng dự án; không để phát sinh khiếu nại của các đối tượng thụ hưởng. Qua đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm kết quả giải ngân, nhất là vốn chưa giải ngân hết trong năm 2022, 2023 đã chuyển nguồn sang năm 2024.

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Tuyên Quang cũng biểu quyết thông qua các nghị quyết về: chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Đất đai năm 2024; quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang thực hiện các dự án trên địa bàn; điều chỉnh tên dự án, cơ cấu diện tích đất trong danh mục dự án thực hiện thu hồi đất năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh sớm chỉ đạo tổ chức thực hiện bảo đảm đúng thẩm quyền và diện tích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện kiểm tra, rà soát, thẩm định chặt chẽ các dự án thu hồi đất và chỉ được triển khai thực hiện dự án sau khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định...

Khẩn trương rà soát, xây dựng phương án bố trí tái định

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh: kỳ họp chuyên đề lần thứ 9 được tổ chức vào thời điểm chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 nhằm kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương vào thực tiễn và phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Với 11 nội dung quan trọng được quyết nghị, Chủ tọa kỳ họp đề nghị, UBND tỉnh, các cấp, ngành, địa phương khẩn trương chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả. Cùng với đó, các cấp, các ngành cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 để người dân, doanh nghiệp sớm ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhất là, khẩn trương rà soát, xây dựng phương án bố trí tái định cư cho các hộ dân bị mất nhà hoặc đang sinh sống tại khu vực thiên tai nguy hiểm; hỗ trợ các hộ sửa chữa xây dựng nhà ở; hỗ trợ cây trồng, vật nuôi và vật tư cần thiết để tái sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản...

“Thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, khối lượng công việc rất lớn, nhiều việc phát sinh; đặc biệt, nhiệm vụ cấp bách, nặng nề là giải ngân vốn đầu tư công… đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương tập trung cao độ với quyết tâm cao, hành động quyết liệt, phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024…”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh.

Hội đồng nhân dân

Đoàn giám sát kiểm tra việc bảo quản thuốc tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Gia Lai
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Nâng cao chất lượng thuốc điều trị

Giám sát việc đấu thầu, cung ứng thuốc, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai kiến nghị Bộ Y tế xem xét, giao các danh mục thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần cho Trung tâm mua sắm cấp Quốc gia đấu thầu để chuyển giao lại cho tỉnh thực hiện hợp đồng mua thuốc; bổ sung danh mục thuốc thuộc quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, đặc biệt là các thuốc biệt dược gốc cho các bệnh viện hạng 2 nhằm tăng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng thuốc điều trị cho người bệnh…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu tại hội nghị
Hội đồng nhân dân

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân đầu tư công

Tại Hội nghị Tỉnh ủy Khánh Hòa lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020 - 2025 vừa qua, nhấn mạnh nhiệm vụ đặt ra của 3 tháng cuối năm 2024 rất khẩn trương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn đề nghị cấp ủy, chính quyền tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công trọng điểm giai đoạn 2023 - 2025; quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 gắn với trách nhiệm người đứng đầu…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản phát biểu kết luận hội nghị
Hội đồng nhân dân

Giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài

HĐND các cấp cần lựa chọn những vấn đề đã khiếu nại, tố cáo nhiều lần nhưng chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa dứt điểm đưa ra chất vấn tại kỳ họp hoặc phiên họp Thường trực HĐND; trong đó, tập trung làm rõ trách nhiệm người đứng đầu các cấp, ngành liên quan; xác định rõ giải pháp cần tập trung để giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài, phức tạp.

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và xã Hòa Phong tổ chức tiếp và đối thoại trực tiếp với công dân trong khu vực triển khai dự án Khu xử lý chất thải Hòa Phong
Hội đồng nhân dân

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp công dân

Tiếp công dân là biểu hiện cụ thể “lấy dân làm gốc” của Đảng và Nhà nước ta; đặc biệt, đối với mỗi cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, tiếp công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Tại hội nghị giao ban vừa qua, những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tiếp công dân đã thu hút sự quan tâm, tham gia đóng góp của đại diện Thường trực, các Ban HĐND tỉnh và cơ quan dân cử cấp huyện trên địa bàn.

Các đại biểu tham dự Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND huyện, thị xã, thành phố lần thứ Bảy
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động

Từ đầu năm đến nay, Thường trực HĐND cấp tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tiếp tục có những đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Điều đó được thể hiện qua sự chủ động trong công tác tổ chức kỳ họp, ban hành và triển khai kịp thời các nghị quyết; các chuyên đề giám sát được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế, tập trung những vấn đề nổi cộm trong đời sống kinh tế - xã hội... Đáng chú ý, hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo được chú trọng, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử và các đại biểu dân cử.

Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra việc bảo quản thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Chưa sát nhu cầu thực tế sử dụng thuốc hàng năm

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục trong việc đấu thầu, cung ứng thuốc thuộc danh mục được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán của các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2021 - 2024. Theo đó, xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc chưa sát với nhu cầu thực tế sử dụng thuốc hàng năm; qua nhiều lần đấu thầu tập trung cấp địa phương nhưng vẫn còn thiếu một số loại thuốc do nhà thầu không tham gia đấu thầu…

Cử tri huyện Thống Nhất phát biểu ý kiến tại một hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND tỉnh
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo lập cơ sở dữ liệu liên thông HĐND 3 cấp

Một nội dung Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai về việc “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Đồng Nai đến năm 2031” nhấn mạnh đó chính là việc xây dựng phần mềm dùng chung để thực hiện tốt việc quản lý, theo dõi tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Tạo lập cơ sở dữ liệu liên thông HĐND 3 cấp, ưu tiên liên thông dữ liệu về các nghị quyết đã ban hành và các chương trình giám sát của HĐND các cấp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm tại Thanh Hóa (tháng 6.2024)
Diễn đàn

Bài cuối: Gỡ khó để phát huy tối đa hiệu quả chính sách

Trong 8 chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 37 của Quốc hội, vẫn còn 3 chính sách hiện chưa thể áp dụng trong thực tiễn, gồm: chính sách về mức dư nợ vay; chính sách về phí và lệ phí; chính sách thu từ xử lý nhà, đất. Chưa kể, các chính sách đang được áp dụng cũng bộc lộ vướng mắc, khó khăn nên chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng... đòi hỏi cần sớm sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện nghị quyết.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 11 nghị quyết quan trọng

Ngày 8.10, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 9. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà điều hành kỳ họp.

Chủ tọa kỳ họp. Ảnh An Nhiên
Hội đồng nhân dân

Thông qua 18 nghị quyết quan trọng

Sáng 8.10, Tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bắc Giang Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Hội đồng nhân dân

Bài 1: “Lực đẩy” phát triển kinh tế

Ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 58-NQ/TW là kim chỉ nam để Thanh Hóa hướng đến mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Để hiện thực hóa “mục tiêu lớn” đó, ngày 13.11.2021, Quốc hội Khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa (Nghị quyết số 37). Sau 3 năm triển khai, với sự chủ động, tích cực của hệ thống chính trị, nhiều cơ chế, chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, tạo động lực phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn không ít vướng mắc, khó khăn cần sớm được tháo gỡ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai khảo sát thực tế theo đơn kiến nghị của người dân
Diễn đàn

Bài 3: Kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp các hành vi vi phạm

Xem xét, chủ động, kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp: Ủy ban kiểm tra cấp ủy xem xét kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức và cá nhân liên quan có hành vi vi phạm các quy định của Đảng; chuyển cơ quan thanh tra đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật của Nhà nước; chuyển cơ quan điều tra để điều tra xử lý đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, hành vi tham nhũng, tiêu cực, có nguy cơ gây thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước qua giám sát của HĐND các cấp.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đi thực tế khu vực xử lý chất thải của Công ty CP Môi trường Thiên Thanh
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Tạo nguồn cán bộ chuyên trách HĐND

Để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với tổ chức bộ máy và hoạt động của HĐND các cấp, Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Đồng Nai đến năm 2031” xác định trách nhiệm của các cấp ủy đảng: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, điều động cán bộ là đại biểu HĐND chuyên trách; có kế hoạch luân chuyển nhằm tạo nguồn cán bộ chuyên trách HĐND tỉnh, cấp huyện; cơ cấu, giới thiệu bầu cấp ủy viên cùng cấp đối với Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh...

Đoàn khảo sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát Cụm công nghiệp Long Phước, xã Long Phước, huyện Long Thành.
Diễn đàn

Bài 1: Công khai, minh bạch kết luận giám sát

100% cấp ủy huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn hàng năm ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của HĐND huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn. Định kỳ hàng quý, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai tổ chức ít nhất 1 phiên giải trình; Thường trực HĐND cấp huyện, xã tùy theo tình hình thực tế hàng năm tổ chức ít nhất 2 phiên giải trình… 100% kết luận giám sát của HĐND phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của các cơ quan, địa phương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu khảo sát tình hình xâm thực bờ biển tại khu vực Công viên biển Bình Sơn, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Diễn đàn

Tăng cường giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu

Từ đầu năm đến nay, phát huy vai trò, trách nhiệm, Thường trực HĐND Ninh Thuận đã tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND: Ban hành quy định theo dõi, đánh giá hoạt động của Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh; chỉ đạo nâng chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND; chỉ đạo tăng cường giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu HĐND tỉnh... Hoạt động giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu được đẩy mạnh, tập trung vào những vấn đề đông đảo cử tri tại địa bàn ứng cử quan tâm.

Đoàn khảo sát làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Giải quyết nhanh các vướng mắc trong thực hiện đối với từng dự án

Với những tồn tại, hạn chế được chỉ ra trong quá trình khảo sát, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, cần quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ bản (XDCB) đối với nhiệm vụ phát triển của địa phương. Đặc biệt, phân công rõ trách nhiệm, đúng thẩm quyền, giải quyết nhanh những vướng mắc để bảo đảm tiến độ thực hiện đối với từng dự án.