Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Quyết định thành lập thành phố Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình

Sáng 10.12, tiếp tục Phiên họp thứ 40, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Ninh Bình.

pho-chu-tich-qh-nguyen-khac-dinh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, 18 đơn vị hành chính cấp xã

Theo Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày, giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Ninh Bình thực hiện sắp xếp 2/8 đơn vị hành chính cấp huyện (1 huyện, 1 thành phố) và 32/143 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 23 xã, 3 phường, 6 thị trấn (trong đó có 22 đơn vị thuộc diện sắp xếp, 10 đơn vị liền kề). Đồng thời, tỉnh Ninh Bình còn đề nghị thành lập 2 phường trên cơ sở nguyên trạng 2 xã (trong đó có 1 xã thuộc thành phố Ninh Bình và 1 xã thuộc huyện Hoa Lư).

toan-canh-2079.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Về phương án nhập huyện Hoa Lư với thành phố Ninh Bình để thành lập thành phố Hoa Lư mới và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hoa Lư mới, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, nhập toàn bộ 103,49 km² và 83.613 người của huyện Hoa Lư vào thành phố Ninh Bình để thành lập thành phố Hoa Lư mới. Thành phố Hoa Lư (tại thời điểm nhập huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình) có 150,24 km² (đạt 100,16% tiêu chuẩn) và 238.209 người (đạt 158,80% tiêu chuẩn) và 25 đơn vị hành chính cấp xã (13 xã, 11 phường, 1 thị trấn).

Sau khi nhập huyện Hoa Lư với thành phố Ninh Bình và thực hiện 16 phương án sắp xếp, thành lập 34/143 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 16 đơn vị hành chính cấp xã mới nêu trên thì tỉnh Ninh Bình không thay đổi về diện tích tự nhiên và quy mô dân số; giảm 1 huyện (huyện Hoa Lư), còn 7 đơn vị hành chính cấp huyện (5 huyện, 2 thành phố) ) và giảm 18 đơn vị hành chính cấp xã (giảm 18 xã và 1 thị trấn, tăng 1 phường), còn 125 đơn vị hành chính cấp xã (101 xã, 18 phường, 6 thị trấn); tỷ lệ đô thị hóa 28,11% (316.612 người/1.126.443 người), tăng thêm 6,21% so với trước khi thực hiện sắp xếp.

bo-truong-bo-noi-vu-pham-thi-thanh-tra.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình của Chính phủ. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh đó, đề nghị không thực hiện sắp xếp 12 đơn vị do có yếu tố đặc thù quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Nội dung sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Ninh Bình phù hợp với các quy hoạch có liên quan theo quy định tại các nghị quyết của Quốc hội.

Tiếp tục nghiên cứu có lộ trình sắp xếp theo đúng quy định

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với các phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách tại các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp; việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập; bố trí, sắp xếp trụ sở, tài sản công và việc giải quyết chế độ, chính sách đặc thù của các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp của tỉnh Ninh Bình như đã nêu trong Tờ trình và Đề án của Chính phủ. Thành phần hồ sơ Đề án đã bảo đảm đầy đủ, đúng quy định; quá trình chuẩn bị Đề án bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

Qua rà soát, Ủy ban Pháp luật thấy rằng, thành phố Hoa Lư hình thành sau sắp xếp đã đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Nghị quyết số 1211 và Nghị quyết số 35.

chu-nhiem-uy-ban-phap-luat-hoang-thanh-tung.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Hồ Long

Về tiêu chuẩn về phân loại đô thị, thành phố Hoa Lư chưa được đánh giá, phân loại đô thị phù hợp với tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh theo quy định nhưng trên cơ sở áp dụng quy định về phân loại đô thị có yếu tố đặc thù tại điểm đ khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết số 1210 đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị và các đô thị trực thuộc để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận, các cơ quan chuyên môn của Chính phủ đánh giá khu vực dự kiến thành lập thành phố Hoa Lư cơ bản đáp ứng tiêu chí của đô thị loại I.

Tại Đề án, Chính phủ và chính quyền tỉnh Ninh Bình đề nghị áp dụng quy định tại khoản 5 Điều 2 của Nghị quyết số 50 và cam kết sẽ hoàn thành việc phân loại đô thị đối với thành phố Hoa Lư trước ngày 31.12.2024. Như vậy, thành phố Hoa Lư hình thành sau sắp xếp đã đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, phù hợp với mục tiêu của công tác sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định.

Bên cạnh đó, theo Tờ trình của Chính phủ, tỉnh Ninh Bình có 12/34 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp nhưng đề nghị không thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 do có yếu tố đặc thù. Căn cứ nội dung giải trình của Chính phủ, đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 35, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, đề xuất của Chính phủ về việc không thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính nêu trên là có cơ sở, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương trong thời điểm hiện nay.

Ủy ban Pháp luật Đề nghị Chính phủ, chính quyền tỉnh Ninh Bình tiếp tục nghiên cứu, xây dựng phương án và lộ trình để bảo đảm thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính này trong những năm tiếp theo theo đúng quy định.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với phương án sắp xếp như Chính phủ trình và ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của Chính phủ cũng như cấp ủy, chính quyền tỉnh Ninh Bình trong việc quán triệt và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025.

Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2025 với 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt tán thành.

Thời sự Quốc hội

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Thời sự Quốc hội

Xem xét, bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Sáng 11.12, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 40, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Tám
Chính trị

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Tám

Chiều 9.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và các điểm cầu tại các huyện trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Quyết liệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Quyết liệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW

Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 29 HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 sáng nay, 9.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị Quảng Ngãi quyết liệt thực hiện nghiêm túc việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy, coi đây thực sự là cuộc cách mạng để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đại biểu tham dự Kỳ họp
Thời sự Quốc hội

Tập trung cao độ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 9.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chủ động triển khai cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá, tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chủ động triển khai cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá, tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước

Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 20 của HĐND thành phố Hà Nội sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Hà Nội "chủ động ban hành các cơ chế, chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô với những cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá, tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước, trong đó phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội".

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Kỳ họp thứ 20 HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Kỳ họp thứ 20 HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI

Sáng nay, 9.12, tại trụ sở HĐND và UBND TP. Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI - Kỳ họp thường lệ cuối năm xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tài chính ngân sách, đầu tư công năm 2024, kế hoạch năm 2025 và xem xét, quyết định các cơ chế, chính sách quan trọng để kịp thời triển khai, thi hành Luật Thủ đô và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển Thủ đô trong thời gian tới.