Cuộc họp đầu tiên của Nghị viện châu Âu

Quyết định các vị trí lãnh đạo của EU

720 thành viên của Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới đã bắt đầu kỳ họp đầu tiên kéo dài từ 16 - 18.7 tại Strasbourg, Pháp. Và việc đầu tiên họ cần làm là bầu các vị trí lãnh đạo hàng đầu sẽ chèo lái con thuyền của khối liên minh lá cờ xanh trong 5 năm tới.

Bà Roberta Metsola tái đắc cử Chủ tịch Nghị viện

Trong ngày họp đầu tiên 16.7, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu kín bầu bà Roberta Metsola tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP). Được bầu vào vị trí này lần đầu tiên vào tháng 1.2022, chính trị gia đảng nhân dân châu Âu (EPP) người Malta, sẽ tiếp tục giữ chức vụ này thêm hai năm rưỡi nhiệm kỳ nữa sau khi nhận được sự ủng hộ của 562 trong số 720 thành viên mới của EP.

Kết quả này được dự đoán trước vì hầu như bà không có đối thủ cạnh tranh. Chỉ có duy nhất nghị sĩ Irene Montero của cánh tả, cựu Bộ trưởng Bình đẳng giới của Tây Ban Nha, đã nộp đơn ứng cử nhưng bà Montero chỉ nhận được 61 phiếu bầu.

Theo truyền thống, nhiệm kỳ 5 năm của vị trí Chủ tịch EP sẽ được luân phiên giữa đảng Xã hội và Dân chủ trung tả (S&D) và đảng EPP trung hữu. Vì thế giới chuyên gia dự đoán, ứng cử viên của S&D cho vị trí người kế nhiệm bà Metsola có thể là bà Iratxe García của Tây Ban Nha, lãnh đạo nhóm S&D tại EP, hoặc một nhân vật lãnh đạo trong đảng Dân chủ Italy, vốn là lực lượng lớn nhất trong S&D.

Chủ tịch EP Roberta Metsola, ứng cử viên EC Ursula von der Leyen, Chủ tịch EUC Antonio Costa và bà Kaja KallasCarlos Gámez - Ứng cử viên cho vị trí Cao ủy về Đối ngoại và An ninh châu Âu. Ảnh: 20minutos
Chủ tịch EP Roberta Metsola, ứng cử viên EC Ursula von der Leyen, Chủ tịch EUC Antonio Costa và bà Kaja KallasCarlos Gámez - Ứng cử viên cho vị trí Cao ủy về Đối ngoại và An ninh châu Âu. Ảnh: 20minutos

Phát biểu sau khi giành chiến thắng, bà Metsola cam kết “sẽ có một nhiệm kỳ lãnh đạo mạnh mẽ” và tiếp tục nỗ lực để Nghị viện châu Âu có sáng quyền lập pháp (quyền đề xuất luật giống như các nghị viện quốc gia). “EP là cơ quan lập pháp sẵn sàng với sự thay đổi”. “Tôi sẽ không bao giờ né tránh việc đưa ra những quyết định khó khăn”, bà nói thêm. Bà cũng đề cập đến một loạt các vấn đề mà cơ quan lập pháp siêu quốc gia lớn nhất hành tinh phải đối mặt: từ việc tăng cường nỗ lực kiểm soát biên giới và hồi hương với "cách tiếp cận nhân văn" để hạn chế di cư đến thúc đẩy ngành công nghiệp của châu Âu và "cắt giảm thủ tục hành chính" để nâng cao khả năng cạnh tranh của khối; từ các chính sách môi trường và nông nghiệp vốn là nguyên nhân của các cuộc biểu tình làm rung chuyển châu Âu thời gian qua, đến cuộc chiến tranh ở ngay cạnh biên giới giữa Nga và Ukraine. Bà Metsola nói với các nghị sĩ châu Âu rằng: “Tôi sẽ làm việc mỗi ngày để đáp ứng kỳ vọng của các bạn”.

Trong nhiệm kỳ trước của mình, bà Metsola đã lãnh đạo EP vượt qua những thời điểm khó khăn, chẳng hạn như vụ bê bối hối lộ, mua chuộc một số nhà lãnh đạo cấp cao của EP được biết đến với tên gọi Qatargate. Bà hiện trở thành một trong bốn nhân vật chủ chốt sẽ lãnh đạo EU trong những năm tới, cùng với người đứng đầu Ủy ban châu Âu, chủ tịch Hội đồng châu Âu và nhà ngoại giao hàng đầu của EU.

Vị trí ghế nóng sẽ thuộc về ai?

Một trong những vị trí được quan tâm nhất tại cuộc họp EP lần này là chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC). Ngày 27.6 vừa qua, các quan chức hàng đầu của EU đã đạt được thỏa thuận tiếp tục đề cử bà Ursula von der Leyen vào vị trí Chủ tịch EC nhiệm kỳ thứ hai; cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa được chọn làm Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EUC) và Thủ tướng Estonia, bà Kaja Kallas là Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại. Trong khi ông Antonio Costa sẽ đảm nhận cương vị mới từ ngày 1.12 tới, thì đề cử của bà Ursula von der Leyen cần được EP phê chuẩn trong một cuộc bỏ phiếu kín vào ngày 18.7.

Trong cuộc bỏ phiếu 5 năm trước, bà chỉ đạt được nhiều hơn 9 phiếu so với số phiếu tối thiểu để trúng cử. Lần này có thể sẽ lại là một cuộc bỏ phiếu sít sao đối với bà Ursula von der Leyen. "Bà ấy cần phải thận trọng để nhận được sự ủng hộ của các nhóm khác nhau trong EP", nhà phân tích Elizabeth Kuiper, Phó Giám đốc Trung tâm Chính sách châu Âu cho biết.

Trong khi một số nhà lập pháp không muốn EU đi chệch hướng khỏi việc tập trung cắt giảm lượng phát thải carbon để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, một số khác lại muốn giảm số lượng quy định mới về môi trường. Bà Ursula von der Leyen cần phải làm hài lòng cả hai nhóm này nếu muốn nhận được sự ủng hộ của họ cho nỗ lực tái ứng cử của mình.

Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu hồi tháng 6 đã chứng kiến liên minh cầm quyền trung dung, gồm Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) bảo thủ, Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ và những người theo chủ nghĩa tự do, vẫn là khối chính trị lớn nhất. Tuy nhiên, cuộc bầu cử cũng chứng kiến một sự chuyển dịch mạnh mẽ sang cánh hữu. Với tỷ lệ ủng hộ tăng cao, phe cực hữu hiện muốn tìm kiếm ảnh hưởng lớn hơn trong Nghị viện khóa mới.

Như vậy, về mặt lý thuyết, bà Ursula von der Leyen có thể giành đủ số phiếu ủng hộ để đáp ứng ngưỡng 361 phiếu bầu khi Đảng EPP của bà là nhóm chính trị lớn nhất trong EP, với 188 ghế, cộng thêm phiếu bầu từ các đối tác liên minh của EPP từ Đảng Xanh và phe Xã hội Chủ nghĩa. Tuy nhiên, có tới 15% thành viên trong EPP cho biết họ có thể sẽ bỏ phiếu chống lại bà Ursula von der Leyen trong cuộc bỏ phiếu kín bầu chọn lãnh đạo sắp tới.

Đó chính là lúc Thủ tướng cực hữu của Italy, bà Giorgia Meloni chứng tỏ vai trò của mình; bà Giorgia Meloni hiện đứng đầu Khối Bảo thủ và Cải cách châu Âu (ECR) cực hữu, với 78 phiếu bầu có thể đóng vai trò quan trọng đối với số phận của bà Ursula von der Leyen. Cho đến nay, bà Giorgia Meloni vẫn loại trừ khả năng sẽ yêu cầu các nghị sĩ thuộc phe mình ủng hộ nữ chính trị gia người Đức cho nhiệm kỳ thứ hai.

Trong một động thái nhượng bộ, bà Ursula von der Leyen đã cho thấy, bà sẽ linh hoạt trong các vấn đề quan trọng đối với đảng của bà Giorgia Meloni khi cam kết sẽ giải quyết vấn đề di cư, bảo vệ lợi ích nông nghiệp và giảm nhẹ chính sách khí hậu. Tại cuộc gặp gỡ ngày 16.7, các nghị sĩ châu Âu thuộc nhóm ECR tỏ ra hoan nghênh những đề xuất của bà Ursula von der Leyen. Tuy nhiên, họ cũng yêu cầu "một bước thay đổi triệt để về chính sách khí hậu của Thỏa thuận Xanh", đòi hỏi một chính sách nông nghiệp "thực dụng" hơn và các thỏa thuận mới cứng rắn với các nước châu Phi để ngăn chặn làn sóng di cư. Bà Giorgia Meloni cũng muốn Italy được diễn giải về các quy tắc nợ của châu Âu một cách linh hoạt tối đa. Ngoài ra, các đồng minh của bà Giorgia Meloni thuộc phe cực hữu cũng nêu rõ sự ủng hộ của họ sẽ phụ thuộc vào việc liệu bà Ursula von der Leyen có trao cho họ một vị trí quyền lực trong Ủy ban châu Âu mới hay không và họ cũng yêu cầu có 3 vị trí Phó Chủ tịch EP nữa trong số 14 Phó Chủ tịch. Trong khi đó, một nhóm mới được gọi là "Những người yêu nước vì châu Âu" - do Thủ tướng Hungary Orban thành lập, bao gồm cả đảng Tập hợp Quốc gia (NR) cực hữu của Pháp - hiện là phe lớn thứ 3 trong Nghị viện khóa mới, cũng đang cạnh tranh 2 vị trí Phó Chủ tịch.

Tại Brussels, các quan chức đã nói rõ rằng, họ không có Kế hoạch B nếu bà Ursula von der Leyen không nhận được sự ủng hộ của Nghị viện cho nhiệm kỳ Chủ tịch EC thứ hai. Nếu bà không đạt được 361 phiếu bầu cần thiết trong EP gồm 720 ghế vào ngày 18.7, chính trường EU sẽ một lần nữa rơi vào hỗn loạn và bối rối. Trong bối cảnh vô cùng nhạy cảm - khi cuộc chiến Nga và Ukraine đã bước sang năm thứ ba và ứng cử viên Donald Trump đang tiến chắc chắn trên con đường trở lại Nhà Trắng, sự lãnh đạo ổn định của EU được coi là rất quan trọng đối với an ninh kinh tế và chính trị của châu lục này.

Quốc tế

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.