Xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Quy trách nhiệm người đứng đầu với phương châm “5 rõ”

Để đạt mục tiêu đến ngày 31.8.2025, hoàn thành 9.052 căn nhà (xây mới 4.713 căn, sửa chữa 4.339 căn), tỉnh Nghệ An đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, nhất là chủ động rà soát các vấn đề liên quan đến thủ tục đất đai và giải quyết khó khăn cho người dân; rà soát, xác định rõ từng nguồn vốn đối với từng đối tượng, chủ động đề xuất đeo bám để bảo đảm nguồn lực thực hiện… Đồng thời, quy trách nhiệm cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương với phương châm 5 rõ “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”.

“Tốp” 10 các địa phương đi đầu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình trên phạm vi toàn tỉnh được tổ chức quyết liệt. Tính từ thời điểm phiên họp Thường trực Tỉnh ủy (20.1.2025) đến ngày 6.3.2025, toàn tỉnh khởi công 1.430 căn nhà (làm mới 948 nhà, sửa chữa 482 nhà); đồng thời hoàn thành, bàn giao 594 căn nhà (xây mới 353 căn, sửa chữa 241 căn) cho người dân. Lũy kế toàn chương trình, toàn tỉnh đã xây dựng, sửa chữa 12.718 căn nhà… Hiện, từ nay đến ngày 31.8.2025, toàn tỉnh cần thực hiện, hoàn thành 9.052 căn nhà (xây mới 4.713 căn, sửa chữa 4.339 căn), tương ứng với nhu cầu tổng kinh phí để hoàn thành là 416,07 tỷ đồng.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tặng quà gia đình anh Phạm Hữu Chung (huyện Tân Kỳ) bên ngôi nhà cũ. Ảnh: H.Phong
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tặng quà gia đình anh Phạm Hữu Chung (huyện Tân Kỳ) bên ngôi nhà cũ. Ảnh: H.Phong

Với những kết quả đạt được, Nghệ An được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước về triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát (không bao gồm chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công và các chương trình mục tiêu quốc gia khác)... Tuy nhiên, số lượng nhà sau rà soát vẫn còn phát sinh và tăng lên ở một số nơi; số liệu cập nhật chưa chính xác, đặc biệt là đối với chương trình người có công do yêu cầu thời gian gấp và qua nhiều giai đoạn; một số địa phương chưa chủ động đề xuất bố trí nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn đối ứng của tỉnh, dẫn đến tiến độ chậm; công tác kêu gọi và theo dõi cam kết tài trợ từ các nhà tài trợ, kể cả cấp tỉnh và huyện chưa sát sao, dẫn đến nhiều cam kết không được thực hiện…

Kiểm tra việc thực hiện chương trình tại các địa phương trên địa bàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu chỉ rõ: cấp ủy, chính quyền địa phương lúc đầu chưa vào cuộc quyết liệt nên phải rà soát nhiều lần, sai số lớn; một số địa phương chưa chủ động đề xuất bố trí nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn đối ứng của tỉnh, dẫn đến tiến độ chậm; ở một số địa phương, người dân xây nhà với kinh phí quá lớn, tạo gánh nặng nợ nần…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu kiểm tra xây dựng nhà cho hộ nghèo Vi Văn Sáo ở huyện Tương Dương

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu kiểm tra xây dựng nhà cho hộ nghèo Vi Văn Sáo ở huyện Tương Dương

Thực tế đó, ông Hoàng Nghĩa Hiếu cho rằng, cần quy trách nhiệm cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương với phương châm 5 rõ (Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả); đồng thời, tư vấn cho người dân trong xây dựng nhà; xây dựng kế hoạch chi tiết và sớm tổ chức khởi công; tiếp tục đôn đốc để các đơn vị cam kết hỗ trợ thực hiện; rà soát lại, không để trục lợi chính sách, bỏ sót đối tượng.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh thì cho rằng, khối lượng nhà phải thực hiện trên địa bàn tỉnh còn nhiều; nhiều gia đình đang lúng túng trong thực hiện… Do đó, các địa phương cần bám sát, quyết liệt hơn, hướng dẫn người dân xây nhà hợp lý; rà soát lại đúng đối tượng người có công, trên cơ sở đó phân khai nguồn vốn để triển khai sớm. “Đối với 72 hộ dân Đan Lai (huyện Con Cuông) chưa được cấp đất để xây dựng nhà, cần song hành triển khai làm nhà với cấp đất để kịp tiến độ; nghiên cứu sửa chữa đường để vận chuyển vật tư, vật liệu vào cho người dân xây nhà... Bên cạnh đó, các huyện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát trong quá trình thực hiện - ông Lê Hồng Vinh nhấn mạnh.

Thường xuyên đôn đốc, bảo đảm nguồn lực thực hiện

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh: Nghệ An là một trong những tỉnh có quyết tâm chính trị rất cao và tổ chức thực hiện rất quyết liệt với mục tiêu hoàn thành toàn bộ chương trình trong 3 năm (2023 - 2025). Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, các huyện và sở, ngành cần tập trung cao độ, quyết liệt để bảo đảm tiến độ đã đề ra; phấn đấu hoàn thành toàn bộ chương trình trước ngày 31.7.2025.

Ban Chỉ đạo vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh họp đánh giá quá trình triển khai thực hiện Chương trình

Ban Chỉ đạo vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh họp đánh giá quá trình triển khai thực hiện Chương trình

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo các huyện cần rà soát, xác định rõ từng nguồn vốn đối với từng đối tượng, chủ động đề xuất đeo bám để bảo đảm nguồn lực thực hiện; kịp thời báo cáo vướng mắc liên quan đến nguồn vốn và các vấn đề phát sinh… Tập trung huy động các nguồn lực và phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, gắn trách nhiệm người đứng đầu. Đồng thời, chủ động rà soát các vấn đề liên quan đến thủ tục đất đai và giải quyết khó khăn cho người dân…

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát kỹ các đối tượng để báo cáo Trung ương; tuyên truyền để người dân hiểu và hưởng ứng chương trình, chia sẻ với các cấp chính quyền, không so bì về mức hỗ trợ, nguồn lực; vận động người dân thay đổi thói quen đi làm ăn xa, quay về tỉnh làm việc để ổn định cuộc sống… Đặc biệt, theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung, MTTQ tỉnh cần tiếp tục chủ trì tổng hợp các nguồn lực, đặc biệt là kinh phí theo từng đối tượng để có lộ trình cụ thể báo cáo việc phân bổ; thường xuyên cập nhật kết quả thực hiện của Ban Chỉ đạo cấp huyện, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; đôn đốc các địa phương hoàn thiện hồ sơ, đặc biệt là nguồn kinh phí từ ngân sách.

“Đồng thời, các sở, ban, ngành tiếp tục kêu gọi cam kết hỗ trợ và bám sát, đôn đốc thực hiện các cam kết; các cơ quan chủ trì tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh và báo cáo UBND tỉnh kịp thời bố trí các nguồn kinh phí… Bám sát các chương trình từ Trung ương để phân bổ vốn kịp thời. Sở Tài chính phối hợp với MTTQ tỉnh và các ngành liên quan xem xét việc tạm sử dụng nguồn ngân sách và các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho chương trình xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công”, ông Trung nhấn mạnh.

Hoạt động chính quyền

Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập tỉnh
Hoạt động chính quyền

Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập tỉnh

Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành các nội dung của Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập tỉnh và trình Trung ương vào ngày 24.4.

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Hoạt động chính quyền

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa XI đã diễn ra thành công, thống nhất cao với chủ trương thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh mới trên cơ sở sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận; đồng thời thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư
Hoạt động chính quyền

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư

Ngày 25.4, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị phối hợp tham vấn, xác định khoảng cách an toàn giữa khu vực xây dựng nhà máy và khu dân cư, cũng như các công trình dân sinh nằm trong vùng ảnh hưởng của dự án.

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân

Cuộc cách mạng sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp ở Nghệ An đang đi những bước khởi đầu quan trọng. Khó khăn phía trước còn rất lớn, nhiệm vụ đặt ra cũng không hề nhẹ... song, với quyết tâm chính trị cao nhất, tạo đồng thuận giữa ý Đảng - lòng dân, cùng với phương châm hành động “vừa chạy vừa xếp hàng” sẽ là tiền đề để Nghệ An thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặc biệt này.

Quang cảnh hội nghị
Hoạt động chính quyền

Thống nhất sắp xếp đơn vị hành chính, hướng tới thành lập tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Trung ương

Ngày 24.4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm cho ý kiến đối với Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh và một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Trong đó, đáng chú ý là nội dung liên quan đến việc hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên để hình thành đơn vị hành chính mới trực thuộc Trung ương.

Bài 2: Vượt khó từ sự đồng thuận và quyết tâm cao
Hoạt động chính quyền

Bài 2: Vượt khó từ sự đồng thuận và quyết tâm cao

Sắp xếp tinh gọn bộ máy là việc khó. Quá trình triển khai thực hiện, những thách thức là điều không tránh khỏi, nhất là việc thay đổi các chủ trương, cách thức tiếp cận các vấn đề trong thời gian ngắn. Song, với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, cùng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân… thì mọi vấn đề dù khó đến mấy cũng đều vượt qua.

Đồng Nai dự kiến còn 55 xã phường sau sắp xếp
Địa phương

Đồng Nai dự kiến còn 55 xã phường sau sắp xếp

UBND tỉnh Đồng Nai đã họp Ban Chấp hành Đảng bộ để lấy ý kiến về việc sắp xếp các đơn vị hành chính và đề xuất giảm từ 159 đơn vị hành chính xuống còn 55 phường, xã. Trong đó có tên phường Biên Hoà, Trấn Biên, Long Khánh, Tân Triều…

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản
Hoạt động chính quyền

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Kon Tum vừa có quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nhằm quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và giao đất (thu hồi) cho địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Bài 1: Gần dân, phục vụ dân tốt hơn!
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Gần dân, phục vụ dân tốt hơn!

Cùng với cả nước, Nghệ An đang trong những ngày tích cực, khẩn trương, quyết liệt thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp theo chủ trương của Trung ương… Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung khẳng định: “Nghệ An là quê hương cách mạng, nên chắc chắn sẽ thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy một cách triệt để nhất!”

Lãnh đạo 2 địa phương ký kết Kế hoạch phối hợp trao đổi, thống nhất một số nội dung về triển khai thực hiện các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã của các địa phương. Ảnh: Đàm Thanh
Địa phương

Hải Phòng và Hải Dương thống nhất nhiều nội dung quan trọng trong xây dựng đề án hợp nhất

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã thống nhất nhiều nội dung then chốt trong quá trình xây dựng Đề án hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại Kết luận số 555-KL/TUHP-TUHD. Các nội dung tập trung vào việc kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ, sắp xếp hành chính và định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố mới.