Quy mô kinh tế Kiên Giang năm 2023 đứng thứ 2 vùng ĐBSCL

Năm 2023, kinh tế tỉnh Kiên Giang đạt tốc độ tăng trưởng 6,79%; Quy mô nền kinh tế đạt gần 130.000 tỷ đồng, tiếp tục đứng thứ 2 vùng ĐBSCL.

Năm 2023, quy mô kinh tế Kiên Giang đứng thứ 2 vùng ĐBSCL
Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 (Ảnh: Phương Vũ)

Sáng 15.12, Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức hội nghị lần thứ 15 (mở rộng) tổng kết tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và triển khai nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình chủ trì hội nghị.

Tốc độ tăng trưởng đạt 6,79%

Năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành bộ tỉnh Kiên Giang lãnh đạo, chỉ đạo và đạt kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều mặt. Hầu hết các nhiệm vụ đều cơ bản đảm bảo theo Nghị quyết, có 25/28 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Trong đó có 15 chỉ tiêu vượt, 10 chỉ tiêu đạt. Mặc dù không có nhiều thuận lợi nhưng kinh tế của tỉnh phục hồi, tốc độ tăng trưởng đạt 6,79%;

Quy mô nền kinh tế đạt gần 130.000 tỷ đồng, tiếp tục đứng thứ 2 trong vùng. GRDP bình quân đầu người đạt 73,74 triệu đồng. Sản lượng lúa cả năm đạt 4,55 triệu tấn, vượt 3,54% kế hoạch. Tỉnh thu hút 8,06 triệu lượt khách du lịch, dự kiến hết năm 2023 thu hút hơn 8,5 triệu lượt khách, vượt 2,8% kế hoạch, tăng 15,3% so cùng kỳ.

Năm 2023, quy mô kinh tế Kiên Giang đứng thứ 2 vùng ĐBSCL
Quang cảnh hội nghị (Ảnh: Phương Vũ)

Năm 2024, tỉnh Kiên Giang đề ra chỉ tiêu kết nạp mới 1.600 đảng viên. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 7% trở lên, thu nhập bình quân đầu người 81,6 triệu đồng; thu ngân sách đạt hơn 16.900 tỷ đồng. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 45.000 tỷ đồng. Duy trì tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều dưới 2%...

Tại hội nghị, các đại biểu đóng góp và đề xuất các giải pháp nhằm lập lại trật tự trong xây dựng, công tác quản lý đai, đẩy nhanh xây dựng các công trình xây dựng cơ bản… Bên cạnh đó, cần có các giải pháp để ngăn chặn tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng và tàu cá trong tỉnh vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; khắc phục chậm trễn trong việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, thiếu thuốc cục bộ…

Năm 2024, thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng

Để hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng trong năm 2024, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình đề nghị các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhất là các khâu đột phá; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; sắp xếp, bố trí cán bộ, chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Năm 2023, quy mô kinh tế Kiên Giang đứng thứ 2 vùng ĐBSCL
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình phát biểu chỉ đạo hội nghị (Ảnh: Phương Vũ)

Về kinh tế, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo tổ chức thực hiện hiệu quả kịch bản phát triển kinh tế trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ (phấn đấu năm 2024 và năm 2025 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 10,24% trở lên để cả giai đoạn 2021-2025 đạt 7,24%).

Tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chống khai thác IUU góp phần cùng cả nước tháo gỡ thẻ vàng của EC. Triển khai thực hiện tốt chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.

Năm 2023, quy mô kinh tế Kiên Giang đứng thứ 2 vùng ĐBSCL
Năm 2023, quy mô nền kinh tế đạt gần 130.000 tỷ đồng, tiếp tục đứng thứ 2 trong vùng ĐBSCL (Ảnh: Phương Vũ)

Tiếp tục thực hiện tốt Đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030, Đề án tái cơ cấu phát triển nông nghiệp, Đề án nuôi biển của tỉnh, Dự án đầu tư chống sạt lờ bờ biển, Dự án hậu cần An Biên...

Tập trung huy động nguồn lực để đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch để thu hút đầu tư. Phấn đấu  huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt và vượt chỉ tiêu đề ra 45 nghìn tỷ đồng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ cả nhiệm kỳ hơn 267 nghìn tỷ.

Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, xã hội, các chính sách an sinh xã hội, triển khai có hiệu quả kế hoạch giảm nghèo; đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...