Quy hoạch tỉnh Quảng Bình bám sát 4 trụ cột kinh tế

Vừa qua, Quyết định số 921/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 28.8.2024, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, yêu cầu triển khai Quy hoạch tỉnh bám sát định hướng 4 trụ cột kinh tế: du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế biển phát triển nhanh, bền vững, toàn diện.

Bốn trụ cột kinh tế, tăng trưởng GRDP 8,4 - 8,8%

Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc thực hiện Quy hoạch phải bảo đảm tuân thủ, kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; tính liên kết, thống nhất giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, các địa phương. Bám sát định hướng bốn trụ cột kinh tế: du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế biển phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

Đồng thời, phải bảo đảm tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bối cảnh hội nhập quốc tế và thực tiễn tại địa phương; đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của Đảng và Nhà nước trong quá trình ban hành cơ chế, chính sách triển khai thực hiện nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" trong ban hành cơ chế, chính sách...

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình bám sát 4 trụ cột kinh tế -0
Quy hoạch tỉnh Quảng Bình dựa trên 4 trụ cột kinh tế du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế biển. Ảnh: Khánh Trinh

Đặc biệt, ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch gồm: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch; triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh; Kế hoạch sử dụng đất.

Đối với các dự án ưu tiên và phân kỳ đầu tư, ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông bảo đảm đồng bộ, hiện đại; hạ tầng Khu kinh tế Hòn La và Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hạ tầng cửa khẩu; hạ tầng khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng lưới điện; hạ tầng kỹ thuật tại các trung tâm đô thị, hành lang kinh tế…

Cùng với đó, thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm là 8,4 - 8,8% trong thời kỳ 2021 - 2030, tỉnh Quảng Bình dự kiến cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 375 - 425 nghìn tỷ đồng trong toàn giai đoạn. Trong đó; giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh dự kiến cần huy động 240 - 275 tỷ đồng, với vốn Ngân sách Nhà nước chiếm 12,5%, còn lại là vốn từ doanh nghiệp, nhà đầu tư, hộ gia đình, vốn vay,…

Thu hút đầu tư trên 4 lĩnh vực

Bên cạnh nguồn vốn đầu tư công, Quy hoạch chỉ ra địa phương thu hút dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác, để hoàn thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình hạ tầng đã và đang thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công; Thu hút đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các trung tâm động lực tăng trưởng và các trung tâm đô thị của tỉnh.

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình bám sát 4 trụ cột kinh tế -0
Thu hút đầu tư khai thác dịch vụ du lịch, các sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế. Ảnh: Khánh Trinh

Trong đó, lĩnh vực du lịch, dịch vụ ưu tiên các dự án đầu tư khai thác dịch vụ du lịch, các sản phẩm du lịch khám phá thiên nhiên và đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái đẳng cấp quốc tế tại khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đô thị du lịch Phong Nha và vùng phụ cận (theo quy định của pháp luật về bảo tồn di sản và quy định có liên quan); các khu phức hợp du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao cao cấp; bất động sản nghỉ dưỡng kết hợp sân gôn khu vực ven biển; các khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái; trung tâm thương mại và khách sạn cao cấp; hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố; nâng cấp, mở rộng hệ thống chợ trên địa bàn toàn tỉnh; các trung tâm Logistics và thương mại dịch vụ tại Khu kinh tế Hòn La, Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo.

Lĩnh vực công nghiệp ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp theo quy hoạch; công nghiệp điện; công nghiệp chế biến, chế tạo (chú trọng chế biến sâu nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc và các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh…) và các ngành công nghiệp hỗ trợ... gắn với nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo, khai thác tốt cách mạng công nghệ lần thứ tư.

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình bám sát 4 trụ cột kinh tế -0
Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Quảng Bình xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh, là nội dung ưu tiên đầu tư hạ tầng chuyển đổi số

Lĩnh vực nông nghiệp ưu tiên đầu tư các khu sản xuất nông nghiệp tập trung, các vùng chuyên canh theo hướng công nghệ cao; đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm chất lượng cao gắn với nhà máy chế biến tập trung; đầu tư nuôi trồng thủy hải sản trên biển; các dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; trồng cây dược liệu dưới tán rừng kết hợp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng…

Lĩnh vực hạ tầng thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu đô thị mới; ưu tiên đầu tư hạ tầng chuyển đổi số, hạ tầng phục vụ giao thông, phát triển nguồn điện…; các hạ tầng xã hội phục vụ bảo trợ xã hội, giáo dục, y tế, dịch vụ thể dục thể thao; văn hoá và ngành công nghiệp văn hoá; hình thành các trung tâm văn hoá sáng tạo... Từ đó đảm bảo thu hút đầu tư bám sát các mục tiêu kinh tế đã đề ra. 

Trên đường phát triển

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ
Trên đường phát triển

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ

Sáng 29.3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ”. Chương trình do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Thời gian qua, công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân Thủ đô được nâng cao cả chất và lượng.
Trên đường phát triển

Nâng cao phúc lợi, phát triển an sinh xã hội

Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, góp phần nâng cao phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Với các chính sách và giải pháp thiết thực, thành phố đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt là trong công tác giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và đầu tư cho giáo dục.