Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Quy định về đạo đức nhà giáo cần thuyết phục hơn

Sáng 7.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

thi-thanh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo do Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày. Theo đó, dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 9 chương, 46 điều, giảm 4 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ Tám.

Về sự cần thiết ban hành Luật, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo; tuy nhiên, còn có ý kiến băn khoăn, đề nghị làm rõ mục tiêu, căn cứ pháp lý của việc xây dựng luật riêng về nhà giáo.

chu-nhiem-uy-ban-van-hoa-giao-duc-nguyen-dac-vinh.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Ảnh: Hồ Long

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, dự thảo Luật Nhà giáo được xây dựng trên căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học giáo dục và thực tiễn, đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Đặc biệt, tại Kết luận số 91-KL/TW ngày 12.8.2024, Bộ Chính trị đã khẳng định cần “sớm xây dựng Luật về nhà giáo”. Mục tiêu xây dựng Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, thống nhất trong quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, khắc phục hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn.

Về vai trò, vị trí của nhà giáo (Điều 3), có ý kiến đề nghị cân nhắc sự cần thiết quy định “nhà giáo là nguồn nhân lực chất lượng cao”, “là bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức”, được xã hội “bảo vệ, kính trọng, tôn vinh”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy ý kiến của đại biểu là xác đáng; xin tiếp thu, bỏ các nội dung trên trong khoản 1 Điều 3; đồng thời, bổ sung quy định “có vị thế quan trọng trong xã hội” để thống nhất với quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Giáo dục hiện hành.

Có ý kiến đề nghị bổ sung vai trò của nhà giáo trong sáng tạo, ứng dụng tri thức mới; trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng quy định hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo “là hoạt động có tính chuyên nghiệp, sáng tạo giúp người học phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực” (khoản 1 Điều 7); nêu rõ trách nhiệm của nhà giáo phải “vận dụng kết quả đào tạo, bồi dưỡng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng, đổi mới sáng tạo” (điểm đ, khoản 1 Điều 33); quy định nhà giáo có nghĩa vụ “phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, phát huy phẩm chất và năng lực của người học” (điểm d khoản 2 Điều 9).

Đã thể hiện đúng tinh thần đổi mới tư duy trong công tác lập pháp

Đa số Ủy viên Ủy ban Thường vụ cho rằng, việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đã thể hiện đúng tinh thần đổi mới tư duy trong công tác lập pháp, chỉ quy định những nội dung, chính sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội, đã được thực tiễn chứng minh tính ổn định.

cac-dai-bieu-du-phien-hop.jpg
Đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Một số ý kiến cho rằng, hồ sơ dự án Luật đã rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội dung dự thảo 3 nghị định, 13 thông tư hướng dẫn gửi kèm Hồ sơ dự án Luật; rà soát, bổ sung nội dung đánh giá tác động về nguồn lực bảo đảm thực hiện đối với một số chính sách về đãi ngộ, trợ cấp, thu hút nhà giáo, việc bảo lưu chế độ đối với nhà giáo được điều động, biệt phái... bảo đảm sự phù hợp của các chính sách với điều kiện thực tiễn, khả năng chi trả của ngân sách nhà nước.

Về đạo đức nhà giáo (Điều 10), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉ đạo chỉnh lý khoản 1 theo hướng quy định rõ đạo đức nhà giáo là các chuẩn mực về nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử trong mối quan hệ của nhà giáo với người học, đồng nghiệp, gia đình người học, cộng đồng; quy định rõ đạo đức nhà giáo được thể hiện qua các quy tắc ứng xử của nhà giáo; đồng thời, giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo. Nội dung liên quan nghĩa vụ chịu sự giám sát của xã hội đối với các hành vi ứng xử theo chuẩn mực đạo đức nhà giáo sẽ được cụ thể hóa trong văn bản hướng dẫn thi hành.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, đạo đức không phải là quy tắc mà là chuẩn mực ứng xử. Đạo đức nhà giáo là vấn đề rất khó định nghĩa, đạo đức nhà giáo là ứng xử của nhà giáo được mọi người đánh giá là có đạo đức, không có đạo đức, đạo đức cao, đạo đức thấp. Do đó, nên sửa thành Quy định về đạo đức nhà giáo; nếu dùng từ “đạo đức nhà giáo” thì phải viết lại.

Cùng quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, qua tham khảo các tài liệu thì tóm lại đạo đức là một hệ giá trị chuẩn mực song chưa thống nhất với nhau về khái niệm. Do đó, có thể quy định lại là quy tắc ứng xử hoặc quy tắc về đạo đức nhà giáo thì sẽ thuyết phục hơn.

chu-tich-hoi-dong-dan-toc-y-thanh-ha-nie-kdam.jpg
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Ở khía cạnh khác, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị, cần bổ sung thêm một điều khoản quy định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên thì cần phải bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức sư phạm của mình.

Phát biểu kết luận nội dung làm việc, trên tinh thần mong muốn Luật Nhà giáo là luật mẫu mực Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp thu tối đa ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thiết kế vào dự thảo luật. Báo cáo giải trình, tiếp thu cần ngắn gọn lại, những điều đã thống nhất thì chúng ta không nêu lại mà chỉ nêu những vấn đề cần giải trình để tạo sự đồng thuận khi bấm nút thông qua.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật gửi Chính phủ có ý kiến chính thức về các nội dung tiếp thu, chỉnh lý và tiếp cận với các luật đang sửa, trong đó có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện dự thảo luật và các văn bản chi tiết để báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín.

Thời sự Quốc hội

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm công nghệ, mô hình mới mà luật chưa điều chỉnh

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu nhằm có những chính sách thật sự đột phá về phát triển công nghệ số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu, thu hút nhân tài... nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong lĩnh vực này.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh

Sáng 25.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Phát biểu khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, nhiệm kỳ Khóa XV sáng 25.3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang rất khẩn trương triển khai các nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy. Các dự án Luật thảo luận tại Hội nghị lần này điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ

Chiều 24.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ đang tham gia chương trình "Về nguồn" hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).