Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan ban hành văn bản
Báo Đại biểu Nhân dân
Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật là đã quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan ban hành văn bản.
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và từ thực tiễn thi hành Luật cho thấy, quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quy trình xây dựng và tổ chức thi hành VBQPPL còn chưa đầy đủ, rõ ràng, nhất là về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với những vi phạm về ban hành VBQPPL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tổng kết quá trình thi hành cho thấy, quy định của Luật năm 2015 về trách nhiệm của người đứng đầu, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn chung chung. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong xử lý trách nhiệm khi xảy ra việc chậm trễ ban hành, hoặc ban hành văn bản trái pháp luật. Theo TS. Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, vì quy định trách nhiệm chung chung nên chưa thấy ai chịu trách nhiệm về xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín có ý nghĩa rất quan trọng, vì đây là "luật làm ra văn bản quy phạm pháp luật". Muốn khơi thông được điểm nghẽn của thể chế, thì phải sửa ở cái gốc làm ra thể chế. Với nội dung sửa đổi, bổ sung lần này, có thể thấy, chúng ta đã tạo ra cuộc cách mạng trong quy trình xây dựng pháp luật; trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết sẽ theo quy trình tại một kỳ họp và kỳ họp tiếp theo, bảo đảm chặt chẽ. Việc đổi mới theo hướng này nhằm bảo đảm chất lượng soạn thảo các dự án luật, dự thảo nghị quyết... trình Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động lập pháp, đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai)
Khắc phục tồn tại trên, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã cụ thể hóa trách nhiệm đối với cơ quan ban hành văn bản, trong đó có nhấn mạnh đến trách nhiệm của người đứng đầu. Trên cơ sở Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, Khoản 10 Điều 68, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã bổ sung quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể, người đứng đầu của cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật; chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền chậm tiến độ, trái pháp luật; để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ; chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó của mình trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật; kết quả thực hiện công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức do mình đứng đầu…
TS. Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
Ngoài ra, Luật cũng quy định cơ quan, tổ chức, người đứng đầu và công chức để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật tại cơ quan, tổ chức, phạm vi công việc mình được phân công trực tiếp quản lý, phụ trách thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý trách nhiệm hoặc được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm trách nhiệm theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật…
Đánh giá về những bổ sung mới của Luật, TS. Dương Thị Thanh Mai cho rằng, quy định mới của Luật góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Theo đó, phải bám sát thực tiễn, phát hiện vấn đề và đề xuất xây dựng luật một cách có chất lượng. Có như vậy, mới giải quyết được vấn đề mà thực tiễn đặt ra.
Có thể thấy, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã quy định rất rõ, không làm tròn trách nhiệm, như: để xảy ra chậm trễ về mặt tiến độ xây dựng và không đảm bảo chất lượng ban hành văn bản QPPL, nếu để xảy ra lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách trong quá trình xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật thì người đứng đầu của các cơ quan, cá nhân phải chịu trách nhiệm. Theo đó, chịu trách nhiệm về mặt Đảng, trách nhiệm hành chính, xử lý kỷ luật. Việc quy định rõ trách nhiệm ngay trong Luật góp phần thúc đẩy nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đặc biệt là những người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng các VBQPPL được ban hành.
Sáng 11.3, thông tin từ lãnh đạo Công an phường Trần Phú (TP Hà Tĩnh), cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đang thụ lý vụ việc bé trai H.B.L. (15 tháng tuổi) bị xe ô tô phụ huynh cán tử vong.
Ngày 11.3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị đã có cảnh báo về hình thức lừa đảo rất tinh vi sau khi có người trình báo bị chiếm đoạt 1 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường khi đưa dự án đi vào hoạt động nhưng chưa có giấy phép môi trường, UBND tỉnh Đồng Nai đã xử phạt 320 triệu đồng.
Tối 8.3, thông tin từ Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 7,5 triệu đồng đối với T.D.T. (trú tại phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) do có bình luận nội dung khiếm nhã, phân biệt địa phương trên mạng xã hội tiktok.
Việc đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước mà còn tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tối 3.3, Đội cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục Cảnh sát giao thông) vừa lập biên bản xử phạt tài xế có nồng độ cồn rất cao, lái xe container trên đường cao tốc.
Ngày 3.3, đại diện Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT, Bộ Công an) cho biết, vừa lập biên bản xử phạt một tài xế không có bằng lái, điều khiển xe khách đi ngược chiều cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Công an tỉnh Tây Ninh vừa phối hợp với Bộ Công an và lực lượng chức năng Campuchia triệt phá một đường dây lừa đảo xuyên quốc gia, bắt giữ 24 đối tượng và giải cứu 177 công dân Việt Nam bị dụ dỗ, cưỡng ép làm việc tại các tổ chức lừa đảo ở Campuchia.
Trường hợp mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động thì người lao động sẽ bị xử lý như thế nào, hợp đồng lao động đó có bị vô hiệu không? – Câu hỏi của bạn Thu Nguyễn (Bình Dương).
Ông Thanh Dương (Thái Bình) hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành, khoản tiền được hưởng từ trợ cấp thất nghiệp có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Xin hỏi, theo quy định hiện hành thì lỗi lấn làn đường bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không? – Câu hỏi của bạn Huy Vân (Hải Phòng).
Đất nông nghiệp không sử dụng bị thu hồi có được bồi thường đất không? Khi nào bị thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất? – Câu hỏi của bạn Thu Trà (Phú Thọ).
Ngày 24.2, thông tin từ Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa triệt xóa thành công chuyên án lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 100 tỷ đồng bằng hình thức lợi dụng chiêu trò mê tín dị đoan, dẫn dụ người dân tu tập đắc đạo, thành tiên.