Quy định rõ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ
Đối với các dự án công trình lớn có yếu tố nước ngoài ở đây tôi muốn nhấn mạnh vào ý khi chúng ta chọn các yếu tố để chọn các nhà thầu lớn liên quan đến đầu tư vốn của nước ngoài chẳng hạn như vốn ODA, vốn hỗ trợ phát triển thì 90% nhà thầu nước ngoài cụ thể là các nước có nguồn tài trợ vốn sẽ trúng thầu. Sau đó các nhà thầu nhỏ, các nhà thầu phụ tức là nhà thầu của Việt Nam chúng ta thực hiện.
Ở đây tôi muốn nêu một vấn đề rất bức xúc hiện nay, chúng ta chưa có quy định rõ về thầu chính và thầu phụ và cái này chúng ta đang để cho giữa thầu chính và thầu phụ tự có sự thỏa thuận theo giá trị hợp đồng dẫn đến tình trạng các nhà thầu phụ của chúng ta bị chèn ép.
Có những dự án khi chúng ta chọn thầu chúng ta lấy mục tiêu là đủ năng lực, chất lượng và quan trọng nhất phải đủ nguồn vốn, nguồn tiền. Chính vì vậy nên các nhà thầu Việt Nam rất nép vế trong những vụ đấu thầu như thế này, trên thực tế có nhiều công trình dẫn đến chất lượng tiến độ không đạt vì những nhà thầu phụ không đạt yêu cầu, tại sao tôi phân tích ở đây khi các nhà thầu phụ năng lực đã kém trong tình trạng không có công ăn việc làm rất khác biệt, giá gì cũng làm, dẫn đến tình trạng trong khi hợp đồng ký hai bên giữa nhà thầu Việt Nam và nhà thầu chính, tức là nhà thầu phụ và nhà thầu chính thì quy định rất rõ nhà thầu phụ phải ứng vốn, còn nhà thầu chính chỉ có khi nào mà chủ đầu tư người ta ứng vốn cho nhà thầu chính thì lúc đấy nhà thầu chính mới ứng vốn cho nhà thầu phụ, đấy là một thực tế và rất nhiều công trình hiện nay chúng ta đang mắc ở đây. Vậy, tôi muốn rằng trong Luật Đấu thầu chúng ta phải có quy định rõ về quy định giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ để cho những nhà thầu phụ của chúng ta trên thực tế thì 100% thầu phụ là người Việt Nam, các công ty Việt Nam, còn thầu chính là các công ty nước ngoài.
Vấn đề thứ hai, tôi muốn đề cập đến trách nhiệm của các bên, ở trong điều trách nhiệm của các bên ở Mục 9 và trách nhiệm các bên thì gồm có từ Điều 73 cho đến Điều 76 gồm có: trách nhiệm của các bên mời thầu, bên nhà thầu, tổ chức thẩm định thầu, trách nhiệm của tổ chuyên gia. Tôi cho rằng ở đây trách nhiệm của các đơn vị, tóm lại của các bên là chúng ta phân ra tương đối dàn trải và đều chịu trách nhiệm. Như vậy, khi xảy ra vụ việc thì chúng ta phân định rất khó khăn và đổ trách nhiệm cho nhau, bên nhà thầu đổ trách nhiệm cho nhà tư vấn, bên nhà tư vấn đổ trách nhiệm cho bên mời thầu, bên thẩm định thầu, tóm lại chúng ta đã tạo ra một cơ chế chịu trách nhiệm, trông thì có phải rất đủ trách nhiệm tất cả các bên nhưng khi xảy ra sự việc thì có một điều rất khó là trách nhiệm không thuộc về một bên nào hết mà đùn đẩy trách nhiệm, từ đó dẫn đến nhiều vụ án chúng ta cũng nhiều tiêu cực, nhiều tham nhũng mà chúng ta rất khó phân định trách nhiệm thuộc về ai.
Ví dụ khi chúng ta mua một thiết bị cũ, hỏng về chúng ta không sử dụng được, tốn rất nhiều tiền của ngân sách nhưng khi về đến nơi thì chúng ta có quyền đổ lỗi cho nhau, việc này đã được thẩm định, đã được Ủy ban Khoa học công nghệ, Ủy ban vật giá, nhiều thứ lắm, chúng ta đã xác nhận hết vào đấy rồi, bây giờ trách nhiệm lại rất khó phân, nếu như vụ án đấy không được phanh phui và không được làm rõ thì trách nhiệm cuối cùng thuộc về tất cả những việc chúng ta quy định trong luật. Vậy, theo tôi, chúng ta phải phân định rõ người chịu trách nhiều duy nhất ở đây là chủ đầu tư. Trong trách nhiệm của chủ đầu tư chúng ta đã quy định rất rõ ở Điều 72: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm cuối cùng trước pháp luật về quá trình lựa chọn thầu. Tức là ở đây gồm có cả trách nhiệm về nhà thầu, trách nhiệm về tư vấn, về tổ chuyên gia, tóm lại là chúng ta nên đưa chịu trách nhiệm về một mối.
Thứ ba, lựa chọn thầu khi xét duyệt trúng thầu hiện tại chúng ta đang quan tâm quá nhiều vấn đề về giá. Khi chọn thầu chúng ta quan tâm nhiều vấn đề giá trị của gói thầu là rẻ dẫn đến một việc là rất nhiều gói thầu hiện nay thiết bị cũng như thi công là những đơn vị Trung Quốc trúng nhiều hơn của ta. Cuối cùng xảy ra một hiện tượng nếu chúng ta không kiểm soát tốt thì chúng ta sẽ được sử dụng những thiết bị, công nghệ theo tôi cũng không được tân tiến.
Quan trọng hơn nữa là chúng ta không khuyến khích được các nhà thầu trong nước, và chúng ta chưa tạo được công ăn việc làm trong điều kiện khó khăn hiện nay của nền kinh tế, chúng ta chưa có một quy định ngặt nghèo, nghiêm túc trong việc đấu thầu các gói thầu thiết bị cũng như các công nghệ mà chúng ta nhập về hiện nay kể cả các công ty nhà nước cũng như các công ty tư nhân. Trong những năm vừa rồi có những công nghệ, thiết bị chúng ta nhập về rất lạc hậu và từ đó dẫn đến một cái giá thành rất cao cho giá trị sản phẩm của chúng ta làm ra. Tôi cho rằng đó là một thiệt hại không nhỏ để khi chúng ta cạnh tranh sản phẩm của chúng ta đối với các nước trong khu vực cũng như ngay tại bản thân trong nước chúng ta. Tôi cho rằng, cho đây là một nguồn rất lãng phí về lao động và nguồn đầu tư vốn của xã hội.