Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

Tham gia ý kiến thảo luận tại Tổ 3, đại biểu Trần Đức Thuận cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Đại biểu cho rằng, đây là Nghị quyết thí điểm, có cơ sở chính trị, sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, đặc biệt nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trong xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn trong thời gian vừa qua.

301020241231-dsc-3825.jpg
ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) phát biểu. Ảnh: N. Đức

Đại biểu Trần Đức Thuận cũng cho rằng, tài sản là vật chứng, tài sản thu giữ để bảo đảm cho thi hành án, đặc biệt giải quyết các hậu quả cho người bị hại. Do đó, Nghị quyết này rất nhân văn, nhất là khi chúng ta chưa có cơ sở để xử lý những vướng mắc, bất cập của Bộ luật Tố tụng hình sự thì đây là Nghị quyết để xử lý kịp thời.

Đánh giá cao Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, đại biểu nhấn mạnh: Quốc hội ban hành Nghị quyết liên quan đến nhiều nội dung của Bộ luật Tố tụng hình sự, do đó đề nghị Cơ quan soạn thảo rà soát kỹ lưỡng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật liên quan để tránh chồng chéo, vướng mắc. Trong trường hợp có chồng chéo, vướng mắc thì nên theo Nghị quyết này trong vấn đề xử lý vật chứng, tài sản liên quan đến các vụ án hình sự.

Đồng tình với cơ quan thẩm tra, đại biểu nêu rõ, dự thảo Nghị quyết bảo đảm đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật; hồ sơ dự thảo Nghị quyết bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này…

Đồng tình với phạm vi thí điểm chỉ tập trung vào những vấn đề nổi cộm, vào các tội phạm kinh tế, tham nhũng, tuy nhiên về phạm vi điều chỉnh, đại biểu đề nghị nên quy định rõ, rạch ròi hơn vấn đề xử lý vật chứng như thế nào? Tài sản là vật chứng thì xử lý ra sao? Tài sản kê biên như thế nào để dễ dàng thực hiện hơn?

Đối với việc xử lý vật chứng là tài sản (tiền), đại biểu Trần Đức Thuận cho rằng, những tài sản có ý nghĩa lưu thông trong phát triển kinh tế - xã hội thì không để lãng phí, do đó đề nghị Cơ quan soạn thảo cần có tiêu chí rõ hơn để tạo thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình thực hiện.

301020241229-dsc-3830.jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 3. Ảnh: N. Đức

Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cũng đã tập trung thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… Cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các luật thuộc Dự án Luật, tuy nhiên, các ý kiến cho rằng: Báo cáo đánh giá tác động còn nhận định chung chung, thiếu số liệu minh chứng thể hiện sự cấp bách và vướng mắc trên thực tiễn, do đó đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung làm rõ; đồng thời, cần rà soát, chỉnh lý các dự thảo luật để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật; tránh một nội dung quy định tại nhiều luật dẫn tới chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật; đơn giản hoá trình tự, thủ tục để đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch…

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH Nguyễn Thị Lan phát biểu tại buổi thảo luận tổ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung quy định về giám sát tiếp công dân

Theo đánh giá của ĐBQH Đoàn thành phố Hà Nội, hoạt động giám sát tiếp công dân vẫn chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến khó khăn trong quá trình tổng hợp, xem xét, đánh giá trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi thực hiện trách nhiệm tiếp công dân.

ĐBQH Hoàng Văn Cường phát biểu tại thảo luận tổ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hướng tới thay đổi hành vi của người tiêu dùng

Theo các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cần hướng tới việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng, nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

ĐBQH Phạm Đức Ấn phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận Tổ tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều đồng tình với sự cần thiết phải có các quy định theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.

Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An triển khai chương trình hoạt động năm 2025
EMagazine

Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An triển khai chương trình hoạt động năm 2025

Chiều tối 28.11, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý và Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thị An Chung chủ trì Hội nghị.

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tìm giải pháp mới phòng, chống ma túy hiệu quả nhất

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, tình hình tệ nạn ma túy càng ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm phòng, chống hiệu quả.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đặc biệt quan tâm đến nội dung phân cấp, ủy quyền cho các địa phương, nhất là việc tăng cường phân cấp, ủy quyền này phải gắn với bố trí nguồn lực để thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới

Thảo luận ở Tổ 3 về Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương, các ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng: Khi thành lập, TP. Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên trên cả nước có đường biên giới, đây là điểm khác biệt so với các thành phố trực thuộc trung ương còn lại. Do đó, cần đặc biệt lưu ý đặc điểm này, vì với tính chất có đường biên giới sẽ có những yếu tố đặc thù…

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công
Quốc hội và Cử tri

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công

9 tháng đầu năm, GDP nước ta tăng trưởng 6,82%, đó là con số ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, vẫn còn những "điểm nghẽn" cần Chính phủ đưa ra giải pháp mạnh mẽ, hữu hiệu hơn nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tạo bứt phá mạnh mẽ cho chặng đường về đích của cả giai đoạn. Trong đó, có thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” trong giải ngân vốn đầu tư công.

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi
Thời sự Quốc hội

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi

Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nên cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai dự án, ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) đề xuất.

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra
Thời sự Quốc hội

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Yên, Hòa Bình, Bến Tre) về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) chiều nay, 26.10, các ĐBQH đề nghị việc sửa đổi cần được thực hiện chắc chắn, kỹ lưỡng và hơn hết phải "phúc đáp" được những yêu cầu từ thực tiễn đặt ra…