Quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 12/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

port-of-hamburg-inland-shipping-1280x640-1578018908877445362609.jpg
Ảnh minh họa/ITN

Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Nghị định quy định, việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đất đai và các nguyên tắc sau đây:

Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; được thực hiện chế độ tính hao mòn tài sản và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.

Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo phương thức cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Trường hợp khai thác một phần của từng tài sản thì phải đảm bảo hoạt động giao thông đường thủy nội địa thông suốt, an toàn và không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với phần tài sản còn lại.

Khi quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này, trường hợp tài sản có liên quan đến quốc phòng phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng; trường hợp tài sản có liên quan đến an ninh quốc gia phải có ý kiến của Bộ Công an; trường hợp tài sản không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý đường thủy nội địa, cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm xác định tại hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản.

Trường hợp thực hiện khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này mà làm ảnh hưởng đến các tài sản kết cấu hạ tầng khác có liên quan thì phải có ý kiến của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có liên quan đó và phải có giải pháp, xác định rõ trách nhiệm để khắc phục.

Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo quy định; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Việc quản lý, sử dụng đất, mặt nước gắn với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và pháp luật khác có liên quan. Không thực hiện việc chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, quyền sử dụng khu vực biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Trường hợp thu hồi đất gắn với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật đất đai thì việc thu hồi đất gắn với tài sản, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc xử lý đất, tài sản gắn liền với đất sau khi thu hồi thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; không thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Việc sử dụng quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Theo Nghị định, tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và vùng đất, vùng nước (nếu có) gắn với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định như sau:

Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến an ninh quốc gia xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Phạm vi và hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cho cơ quan quản lý tài sản

Nghị định quy định, tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được giao cho cơ quan quản lý tài sản quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này như sau:

Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương được giao quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc trung ương quản lý.

Cơ quan quản lý tài sản ở địa phương (gồm: Cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh; cơ quan quản lý tài sản cấp huyện) được giao quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh, cơ quan quản lý tài sản cấp huyện theo đề nghị của cơ quan quản lý đường thủy nội địa cấp tỉnh.

Việc giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cho các cơ quan được thực hiện theo hình thức ghi tăng tài sản.

Sau khi được giao quản lý tài sản, cơ quan quản lý tài sản thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được giao theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan. Trường hợp cơ quan quản lý tài sản ở trung ương phân cấp hoặc ủy quyền hoặc giao cho các tổ chức hành chính trực thuộc (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), cơ quan quản lý đường thủy nội địa cấp tỉnh phân cấp hoặc ủy quyền hoặc giao cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (đối với tài sản thuộc phạm vi quản lý của cơ quan quản lý đường thủy nội địa cấp tỉnh) thực hiện kế toán, quản lý hồ sơ, lưu trữ hồ sơ, bảo trì, kê khai, đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các nội dung khác (nếu có) thì phải được Bộ Giao thông Vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) đồng ý bằng văn bản và phải có văn bản của cơ quan quản lý tài sản quy định rõ nội dung phân cấp hoặc ủy quyền hoặc giao và quy trình nội bộ để đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định tại Nghị định này.

Việc giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý cho cơ quan quản lý tài sản được áp dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hiện có tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có văn bản giao cho cơ quan quy định tại điểm a, điểm b nêu trên quản lý.

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được xử lý theo hình thức giao hoặc điều chuyển cho cơ quan quy định tại điểm a, điểm b nêu trên quản lý thì thẩm quyền, thủ tục giao, điều chuyển tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; không phải thực hiện lại thủ tục giao tài sản theo quy định tại Nghị định này.

Thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Theo Nghị định quy định, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở trung ương.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20.1.2025.

Giao thông

TP. Hồ Chí Minh tăng cường giải pháp giảm ùn tắc giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Xã hội

TP. Hồ Chí Minh tăng cường giải pháp giảm ùn tắc giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Trước nhu cầu đi lại tăng cao dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo tăng cường tuần tra kiểm soát, điều chỉnh tổ chức giao thông tại các nút giao trọng điểm; linh hoạt sử dụng vỉa hè làm lối đi tạm thời, khắc phục bất cập về biển báo, đèn tín hiệu, đồng thời xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường gây cản trở giao thông.

Ra quân Năm An toàn giao thông 2025
Giao thông

Đồng bộ giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông

Để tiếp tục kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT), năm 2025, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) sát thực tiễn; đồng thời, triển khai các chương trình, hoạt động tuyên truyền có ảnh hưởng tích cực, sức lan tỏa lớn, góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn...

Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP. Huế) lắp đặt biển tuyên truyền về mức xử phạt mới theo Nghị định 168.
Giao thông

Thay đổi rõ ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông

Sau hơn 2 tuần thực hiện Nghị định 168, trên địa bàn các tỉnh, thành phố như: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, lực lượng chức năng các địa phương đã ra quân tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông… ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông đã thay đổi rõ rệt; tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều hay số vụ tai nạn giao thông đường bộ đều giảm xuống.

TP. Hồ Chí Minh không để bến xe ách tắc dịp Tết
Giao thông

TP. Hồ Chí Minh không để bến xe ách tắc dịp Tết

Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cũng như bảo đảm tình hình giao thông, các bến xe liên tỉnh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị sẵn sàng phương án phục vụ hành khách, không để ách tắc.

Cử tri Nguyễn Thế Dân
Giao thông

Xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh

Sau 2 tuần áp dụng thực hiện Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho thấy, ý thức chấp hành của người dân tốt hơn: tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều; tai nạn giao thông đã giảm rõ rệt. Cử tri cho rằng: Nghị định số 168 đã tạo ra hiệu ứng tích cực, giúp cho ý thức chấp hành tín hiệu đèn giao thông của người dân tăng lên, từ đó hình thành thói quen tham gia giao thông văn minh.

Thay đổi thái độ, hành vi của người tham gia giao thông
Giao thông

Thay đổi thái độ, hành vi của người tham gia giao thông

Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Lê Kim Thành, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ đồng loạt được ban hành, có hiệu lực từ 1.1.2025 có tác động rất lớn, rộng khắp trên toàn quốc; làm thay đổi thái độ, hành vi của người tham gia giao thông theo hướng tích cực…

Nghị định số 168 - vì lợi ích toàn xã hội và hạnh phúc người dân
Giao thông

Nghị định số 168 - vì lợi ích toàn xã hội và hạnh phúc người dân

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Dư luận cử tri và Nhân dân rất đồng tình, ủng hộ việc ban hành và thi hành Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ nhằm lập lại trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, giảm thương vong và thiệt hại tài sản của dân, của Nhà nước; kiến nghị các cơ quan chức năng tăng cường đầu tư, nâng cấp đồng bộ các kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, có cơ chế giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm, thông tin minh bạch các hành vi tiêu cực, tham nhũng của cả lực lượng thực thi pháp luật và người đưa hối lộ, mãi lộ.

Nghị định 168: Giải pháp quan trọng xây dựng nền giao thông văn minh, hiện đại
Giao thông

Nghị định 168: Giải pháp quan trọng xây dựng nền giao thông văn minh, hiện đại

Sau hơn hai tuần kể từ khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, đặc biệt là triển khai Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức tham gia giao thông của người dân đã nâng cao rõ rệt.

Đà Nẵng: Nghị định 168 mang hiệu ứng tích cực, kéo giảm số vụ tai nạn giao thông
Xã hội

Đà Nẵng: Nghị định 168 mang hiệu ứng tích cực, kéo giảm số vụ tai nạn giao thông

Sau hơn 2 tuần triển khai thực hiện Nghị định 168 trên địa bàn TP. Đà Nẵng, ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông đã có sự thay đổi rõ rệt. Tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều hay số vụ tai nạn giao thông đường bộ đều giảm. Cùng với việc tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông thì lực lượng chức năng còn đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân.

TP. Hà Nội: Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người tham gia giao thông
Giao thông

TP. Hà Nội: Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người tham gia giao thông

Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP. Hà Nội, sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1.1.2025 đến ngày 15.1.2025), lực lượng CSGT Thủ đô đã xử lý 12.267 trường hợp, phạt tiền trên 30,5 tỷ đồng; tạm giữ 3.525 phương tiện, tước 609 giấy phép lái xe (GPLX); trừ điểm GPLX 1.261 trường hợp...