Quy định mới về điều kiện phân lô, tách thửa đất tại tỉnh Long An

UBND tỉnh Long An vừa ban hành Quyết định số 49/2024/QĐ-UBND quy định về điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với một số loại đất trên địa bàn.

5656bb94f6774e291766.jpg
Một khu đất phân lô tại tỉnh Long An

Theo quyết định này, đối với đất ở tiếp giáp đường giao thông công cộng có chỉ giới đường đỏ lớn hơn hoặc bằng 19m: diện tích tối thiểu sau tách thửa tại đô thị là 45m2, tại nông thôn là 100m2.

Đối với đất ở tiếp giáp đường giao thông công cộng có chỉ giới đường đỏ nhỏ hơn 19m: diện tích tối thiểu sau tách thửa tại đô thị là 36m2, tại nông thôn là 80m2.

Đất ở tiếp giáp đường giao thông công cộng hoặc lối đi nhưng chưa quy định chỉ giới đường đỏ: diện tích tối thiểu sau tách thửa tại đô thị là 80m2, tại nông thôn là 100m2.

Đồng thời, thửa đất mới hình thành do tách thửa và thửa đất còn lại sau khi trừ đi diện tích đất nằm trong chỉ giới đường đỏ, diện tích đất nằm trong phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình phải bảo đảm kích thước tối thiểu về chiều rộng và chiều sâu...

Đối với đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu sau tách thửa tại các xã thuộc địa bàn các huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng là 1.000m2. Ở các khu vực khác, diện tích tối thiểu là 1.000m2 đối với đất trồng lúa và đất rừng sản xuất, 500m2 đối với các loại đất nông nghiệp còn lại. Với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, diện tích tối thiểu sau tách thửa là 2.000m2.

Đối với đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: trường hợp thửa đất thuộc khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng thì thửa đất mới hình thành do tách thửa phải bảo đảm diện tích theo quy hoạch chi tiết xây dựng; trường hợp thửa đất thuộc khu vực chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng thì thửa đất mới hình thành do tách thửa và thửa đất còn lại phải bảo đảm diện tích tối thiểu là 1.000m2.

UBND tỉnh Long An cũng quy định về việc xử lý các trường hợp tách thửa khác, như: tách thửa đất ở để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

Thửa đất ở đủ điều kiện tách thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa nhưng trước đây do hộ gia đình, cá nhân hiến đất hoặc đồng ý thu hồi một phần thửa đất (không yêu cầu bồi thường) để sử dụng vào mục đích công cộng;

Tách thửa đất ở để thực hiện việc cha, mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con được pháp luật thừa nhận; thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự và đất đai;

Tách thửa đất ở hiện hữu tiếp giáp đường giao thông công cộng; bảo đảm các điều kiện tách thửa; bảo đảm cấp nước, thoát nước và cấp điện; bảo đảm diện tích xây dựng nhà ở theo quy định pháp luật về xây dựng nhưng không bảo đảm điều kiện về kích thước thửa đất hoặc không bảo đảm điều kiện về diện tích tối thiểu.

Đối với những trường này, thửa đất mới hình thành do tách thửa và thửa đất còn lại sau khi trừ đi diện tích đất nằm trong chỉ giới đường đỏ, diện tích nằm trong phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình phải bảo đảm kích thước chiều rộng và chiều sâu của thửa đất tối thiểu là 4m và diện tích tối thiểu là 25m2. Người sử dụng đất thuộc đối tượng này chỉ được xem xét, giải quyết tách thửa đất 1 lần.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 6.11.2024 và thay thế Quyết định số 42/2021/QĐ-UBND ngày 18.10.2021 của UBND tỉnh Long An.

Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Củ Chi ký duyệt 58 gói thầu đầu tư công trong 1 tháng, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Củ Chi ký duyệt 58 gói thầu đầu tư công trong 1 tháng, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Trong một tháng, ông Lê Hoàng Hải – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh ký phê duyệt 58 gói thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức "nhỏ giọt", dưới 1%. Trong đó có gói thầu tiết kiệm ngân sách 0 đồng.

Kỳ 2: Từ cuộc sống vào nghị quyết
Địa phương

Kỳ 2: Từ cuộc sống vào nghị quyết

Thực tiễn cuộc sống đã bước vào từng trang giấy để cụ thể hóa thành các nghị quyết, chính sách. Trước hết, đây là câu chuyện của tư duy mạnh mẽ, quyết đoán, luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết, trước hết, bảo đảm các nghị quyết, chính sách được ban hành kịp thời, phù hợp, hiệu quả thực chất, đáp ứng sự kỳ vọng, mong mỏi của cử tri và nhân dân.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức hội nghị quan trọng nhằm trao đổi về tác động của chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế - xã hội tới các cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương và đại diện doanh nghiệp trong tỉnh.

TP. Hồ Chí Minh: Thi công "ì ạch", Công ty TNHH Xây dựng giao thông Tùng Đạt liên tiếp trúng thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt”
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Thi công "ì ạch", Công ty TNHH Xây dựng giao thông Tùng Đạt liên tiếp trúng thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt”

Hai dự án sử dụng ngân sách tại huyện Cần Giờ, Công ty TNHH Xây dựng giao thông Tùng Đạt thi công dang dở, có nhiều vi phạm nhưng tháng 10.2024, công ty này vẫn liên tiếp trúng 3 gói thầu tại TP. Thủ Đức, huyện Nhà Bè với tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt”.

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi
Trên đường phát triển

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi

Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi). Trận mưa lớn kéo dài vài ngày đã “thổi bay” cả năm thu ngân sách của tỉnh. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, Yên Bái đang nỗ lực, quyết tâm cao độ để tái thiết và phục hồi phát triển. Khởi đầu trên hành trình gian nan ấy là những quyết sách ra đời từ thực tiễn, kịp thời ban hành và khẩn trương thực hiện với mục tiêu duy nhất: vì người dân.

Kiên Giang: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn PCCC tại cơ sở karaoke Kim Hà
Địa phương

Kiên Giang: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn PCCC tại cơ sở karaoke Kim Hà

Qua công tác kiểm tra lực lượng chức năng xác định, karaoke Kim Hà hoạt động đúng với nội dung giấy phép được cấp, bảo đảm về an ninh trật tự, an toàn PCCC, có hợp đồng lao động với nhân viên, được cấp giấy phép xây dựng. Cơ sở này có 8 phòng hát, 2 phòng ở gia đình, tổng diện tích 450m2.

Những ngôi nhà được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình 1719 đã đem lại cuộc sống ổn định cho người dân vùng khó khăn ở Thanh Hóa
Địa phương

Để người dân “an cư lạc nghiệp”

Dự án 1 - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình 1719 là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết cho người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện Dự án 1, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân có thể “an cư lạc nghiệp”.

Anh Hà Thắng với mô hình trồng quýt “siêu ngọt” cho năng suất cao.
Địa phương

Nâng tầm giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương.