Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Quy định các loại chi phí tố tụng đầy đủ và bao quát

Tiếp tục Phiên họp thứ 28, chiều nay, 13.12, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến với dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng.

Quy định các loại chi phí tố tụng đầy đủ và bao quát -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Tạo cơ sở pháp lý đồng bộ về chi phí tố tụng

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến trình bày Tờ trình Pháp lệnh Chi phí tố tụng. Theo đó, dự thảo Pháp lệnh gồm 92 điều, 13 chương. Dự thảo Pháp lệnh quy định các chi phí tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng hình sự và trong thủ tục xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 Trình tự, thủ tục tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh số 03/2022/UBTVQH15 Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

Dự thảo Pháp lệnh cơ bản kế thừa quy định về miễn, giảm chi phí giám định của Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng, đồng thời bổ sung việc miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ tương tự như đối với chi phí giám định; bổ sung một số đối tượng được miễn; sửa đổi trường hợp được giảm.

Quy định các loại chi phí tố tụng đầy đủ và bao quát -4
Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến trình bày Tờ trình Pháp lệnh Chi phí tố tụng. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh đó, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hai vấn đề còn ý kiến khác nhau gồm: phụ cấp xét xử cho Hội thẩm; chi phí thù lao cho người hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia hoạt động tố tụng.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp tán thành với phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 của dự thảo Pháp lệnh, bao gồm các chi phí trong cả 3 lĩnh vực tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính và Bộ luật Tố tụng hình sự. Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự không giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chi phí tố tụng như Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính, nhưng khoản 4 Điều 135 Bộ luật Tố tụng hình sự và thực tiễn cũng đặt ra yêu cầu phải có quy định cụ thể về các loại chi phí trong tố tụng hình sự.

Quy định các loại chi phí tố tụng đầy đủ và bao quát -2
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Hồ Long

Ủy ban Tư pháp cũng tán thành với các chi phí đã được xác định cụ thể tại Điều 169 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 370 của Luật Tố tụng hành chính và Điều 135 của Bộ luật Tố tụng hình sự gồm: chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí giám định; chi phí định giá tài sản; chi phí cho người làm chứng; chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật; chi phí cho người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa.

Đồng thời, Ủy ban Tư pháp tán thành với một số chi phí khác theo quy định của luật hoặc pháp luật có liên quan, gồm chi phí cho Hội thẩm (căn cứ quy định tại Điều 88 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân); chi phí tham gia phiên tòa cho người thực hiện giám định (căn cứ quy định tại Điều 44 Luật Giám định tư pháp). Và, tán thành với một số chi phí có tính chất tương tự với những chi phí đã được Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính và luật khác quy định, gồm: chi phí xem xét tại chỗ trong tố tụng hình sự; chi phí tham gia phiên tòa cho người thực hiện định giá tài sản; chi phí cho người đại diện do Tòa án chỉ định.

Ủy ban Tư pháp cũng còn ý kiến khác nhau đối với 4 loại chi phí gồm: chi phí cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng; chi phí xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú, chi phí xác minh tài liệu, chứng cứ; chi phí sao chụp tài liệu; chi phí bảo quản tài liệu, chứng cứ, vật chứng.

Tạo điều kiện tối đa cho các cơ quan tố tụng

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã chuẩn bị dự án Pháp lệnh công phu, kỹ lưỡng, quy định cụ thể, góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thực tiễn… Về chi phí cho người hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia hoạt động Tố tụng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tán thành với phương án thể hiện theo loại ý kiến thứ nhất. Theo đó, nếu trong mô tả vị trí việc làm của người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước không có nhiệm vụ quyền hạn tham gia hoạt động tố tụng thì được hưởng thù lao khi tham gia hoạt động tố tụng.

Quy định các loại chi phí tố tụng đầy đủ và bao quát -3
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật là rất quan trọng, đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng để bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Pháp lệnh này với các bộ luật, luật, pháp lệnh liên quan khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp lần sau.

Đặt vấn đề, những vướng mắc trong tố tụng hình sự, nhất là về chi phí giám định tư pháp, định giá tài sản nên chăng phải giải quyết trong các luật chuyên ngành về giám định tư pháp, về định giá và dự toán ngân sách nhà nước của các cơ quan tố tụng, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ ủng hộ những chi phí nào để bảo đảm hoạt động cho các cơ quan tố tụng thì phải bảo đảm tối đa theo đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền và có tham khảo kinh nghiệm thế giới.

“Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Pháp lệnh không ủy quyền cho một cơ quan khác quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện pháp lệnh. Tuy nhiên, thực tiễn muốn chi được thì cần phải có quy định về định mức chi, tiêu chuẩn chi, cách chi đúng…”. Do đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nên chăng tại dự thảo Pháp lệnh Chi phí tố tụng chỉ quy định về loại chi, còn mức chi như thế nào thì sẽ do pháp luật chuyên ngành và yêu cầu các cơ quan tổ chức liên quan phải quy định mức chi rồi dự toán chi cụ thể. Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, các cơ quan tố tụng phải có ý kiến đối với vấn đề này.

Quy định các loại chi phí tố tụng đầy đủ và bao quát -1
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

“Tinh thần là những việc nào tạo điều kiện cho ngành tư pháp, cho các cơ quan tố tụng thực hiện thì Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tạo điều kiện tối đa theo đúng chức năng, thẩm quyền được giao”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ. 

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý ủng hộ việc ban hành Pháp lệnh Chi phí tố tụng và quy định các loại chi phí tố tụng một cách đầy đủ, bao quát nhất để tạo điều kiện tốt nhất cho các cơ quan tư pháp, các cơ quan tố tụng thực hiện nhiệm vụ, cũng như tạo điều kiện cho công dân và tổ chức có liên quan thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng đề nghị, cần tiếp tục làm rõ phạm vi, tên gọi của dự án Pháp lệnh này, bảo đảm đúng thẩm quyền, thủ tục và trình tự, qua đó, tháo gỡ được các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn như tinh thần Chủ tịch Quốc hội đã nêu nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các cơ quan tố tụng, các cơ quan tư pháp, cũng như người dân và doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện.

Chính trị

Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ VIệt Nam lần thứ X
Sự kiện nổi bật

Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ VIệt Nam lần thứ X

Sáng 18.10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã bế mạc sau hơn 2 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng Đoàn Chủ tịch Đại hội điều hành phiên bế mạc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng làm việc với Chủ tịch Quốc hội Lào và Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng làm việc với Chủ tịch Quốc hội Lào và Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng nay, 18.10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45, tại Thủ đô Vientiane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc ăn sáng làm việc với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou

Chiều 17.10, tại cuộc gặp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng được gặp lại người bạn thân thiết của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam; trân trọng chuyển tới đồng chí Pany Yathotou lời thăm hỏi thân tình, lời chúc sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ phạm Minh Chính và các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Quốc hội Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban Biên soạn cuốn sách phát biểu
Thời sự Quốc hội

Triển khai biên soạn sách “Quốc hội Việt Nam: 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”

Chiều 17.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban Biên soạn cuốn sách “Quốc hội Việt Nam: 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” đã chủ trì phiên họp thứ Nhất của Ban Biên soạn.

Các đại biểu tham dự buổi tập huấn
Thời sự Quốc hội

Văn phòng Quốc hội tập huấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành điện tử

Ngày 17 - 18.10, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Văn phòng Quốc hội tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành điện tử đối với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vientiane, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vientiane, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Đúng 14 giờ, chiều nay, 17.10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến Sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane bắt đầu chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chiều nay, 17.10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường đi thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19.10.2024 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X
Sự kiện nổi bật

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024- 2029 đã khai mạc trọng thể sáng 17.10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng, MTTQ Việt Nam các cấp sẽ tiếp tục đổi mới, chủ động, sáng tạo, tập hợp đông đảo, bền chặt các tầng lớp Nhân dân cùng chung sức, đồng lòng, phát huy truyền thống yêu nước, bản lĩnh và sức mạnh con người Việt Nam, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, vận hội mới, tự chủ, tự hào, vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; tất cả vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hồi chuông cảnh báo, cốt để sửa mình

Nỗ lực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần được ghi nhận. Những cáo buộc phi lý cần được vạch trần. Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng, nói thật, “gióng lên hồi chuông cảnh báo” về một số “yếu điểm” của trận chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh.