Quốc tế ngữ - cầu nối vì hòa bình và hữu nghị

Ngày 28.7, tại Hà Nội sẽ khai mạc Đại hội Quốc tế ngữ toàn cầu lần thứ 97 (UK-97). Với sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu đến từ khoảng 60 quốc gia, đây là sự kiện lớn về Quốc tế ngữ lần đầu được tổ chức ở nước ta, đồng thời là cơ hội thúc đẩy phát triển Quốc tế ngữ ở Việt Nam.

Quốc tế ngữ (Esperanto) được nhà ngôn ngữ học Ba Lan gốc Do Thái, Ludwik Lejzer Zamenhof phát minh năm 1887, với mong muốn tạo ra một ngôn ngữ chung cho mọi người sử dụng trong tất cả sinh hoạt hàng ngày của thế giới. Quốc tế ngữ kế thừa nhiều điểm ưu việt của các ngôn ngữ châu Âu, trong đó có lợi thế là đơn giản, dễ học. Theo các nhà ngôn ngữ học, trung bình, mọi người có thể học được Quốc tế ngữ trong khoảng 1/3 thời gian cần thiết để học những ngoại ngữ phổ biến nhất.

Mục đích cuối cùng của Esperanto thúc đẩy hòa bình giữa các dân tộc, làm cho việc giao lưu ngày càng dễ dàng và công bằng hơn. Theo các nhà Quốc tế ngữ, sẽ không công bằng khi các đại biểu dự một hội nghị quốc tế diễn đạt bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha, còn đối với người khác thì đó lại là ngôn ngữ thứ hai hoặc thứ ba. Một khi diễn giả dùng tiếng mẹ đẻ để nói thì sự khác biệt thường rất ấn tượng - điều họ nói sẽ có trọng lượng hơn và sức lôi cuốn cao hơn so với các diễn giả nói bằng tiếng nước ngoài. Thực tế cho thấy, trong giao tiếp, những người nói bằng tiếng mẹ đẻ bao giờ cũng có ưu thế áp đảo. Việc dùng một ngôn ngữ chung như vậy sẽ giúp xây dựng sự bình đẳng về ngôn ngữ và văn hóa. Bằng cách đó, Esperanto đóng góp vào công cuộc phát triển văn hóa ngôn ngữ của các tầng lớp xã hội ít được ưu đãi nhất.

Đến nay, Esperanto đã trở thành một ngôn ngữ xuyên thế hệ, với hàng chục nghìn người trên toàn thế giới nắm vững. Hội Quốc tế ngữ toàn cầu (Universala Esperantao-Asocio - UEA) chính thức được thành lập năm 1908, trụ sở tại Rotterdam, Hà Lan, với 121 thành viên. Quốc tế ngữ đã có mặt ở tất cả các châu lục và không ngừng phát triển mạnh mẽ. Ước tính vào năm 2003, trên thế giới khoảng 8 triệu người sử dụng được Quốc tế ngữ, chủ yếu là ở các nước châu Âu, phổ biến nhất ở các nước Bắc và Đông Âu. 

Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng Quốc tế ngữ khá sớm. Các nhà Quốc tế ngữ tiền phong người Pháp đã sử dụng Esperanto ở Đông Dương từ năm 1907, nghĩa là chỉ 10 năm sau khi Esperanto ra đời. Một trong những nhà Quốc tế ngữ đầu tiên tại Việt Nam chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã đến với Esperanto từ những năm 1913 - 1917 khi hoạt động, sinh sống tại Anh. Bác Hồ từng dùng ngôn ngữ này trong quá trình hoạt động cách mạng của mình và hết lòng khuyến khích phát triển Quốc tế ngữ ở Việt Nam...

Năm 2010, UEA quyết định chọn Việt Nam là nơi đăng cai Đại hội Quốc tế ngữ toàn cầu lần thứ 97 (UK-97) vào năm 2012. Với chủ đề Esperranto - Cầu nối vì hòa bình, hữu nghị và phát triển, sẽ có 1.000 - 1.700 đại biểu đến từ khoảng 60 quốc gia trên thế giới tham dự Đại hội. Theo Chủ tịch Hội Quốc tế ngữ Việt Nam Nguyễn Văn Lợi, UK-97 minh chứng cho sự phát triển của Hội Quốc tế ngữ Việt Nam và là dịp thể hiện đóng góp tích cực của Việt Nam cho phong trào Quốc tế ngữ toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển của Quốc tế ngữ Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á. Diễn ra đúng dịp kỷ niệm 125 năm Quốc tế ngữ hình thành và phát triển, UK-97 còn là dịp Việt Nam tri ân sự ủng hộ nhiệt tình, hiệu quả của giới Quốc tế ngữ toàn cầu đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước hiện nay. Trong khuôn khổ của UK-97 có Ngày Việt Nam để giới thiệu với bạn bè quốc tế về văn hóa, ngôn ngữ, ẩm thực, thời trang, âm nhạc, ca vũ... của Việt Nam. Ngoài ra, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam đã dịch và phát hành cuốn Nhật ký Đặng Thùy TrâmTruyện Kiều bằng Quốc tế ngữ để chào mừng sự kiện này.

Văn hóa

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai
Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai

Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO
Văn hóa

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO

Festival Phở 2025 đã chính thức khép lại, để lại trong lòng người tham dự những dư âm khó phai về một sự kiện văn hóa đậm chất Việt. Không chỉ là một lễ hội ẩm thực, Festival Phở 2025 còn là một hành trình tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa tinh thần Việt Nam tới cộng đồng quốc tế. Với sự tham gia của hàng nghìn khách du lịch và thực khách trong nước, ngoài nước, lễ hội đã khẳng định vị thế của phở - món ăn quốc hồn quốc túy trên bản đồ ẩm thực toàn cầu, đồng thời khắc họa sâu sắc câu chuyện về con người, lịch sử và bản sắc Việt Nam.

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật
Văn hóa - Thể thao

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật

Từ ngày 22.4 - 2.5, tại sảnh chính của Khách sạn Pan Pacific Hà Nội, số 1 đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội, trưng bày các tác phẩm xuất sắc của cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”, truyền cảm hứng cho tài năng trẻ và người khuyết tật dám ước mơ và theo đuổi đam mê hội họa.