Quốc hội Việt Nam và IPU - 45 năm nhìn lại

Quốc hội Việt Nam gia nhập IPU thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế

Lời tòa soạn: Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Quốc hội Việt Nam gia nhập Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) (21.4.1979 - 21.4.2024), Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài viết, trong đó có bài của tác giả Phạm Quốc Bảo - Nguyên Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội, Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại CH Bulgaria và CH Macedonia - về quá trình hội nhập quốc tế của Quốc hội Việt Nam.

Phạm Quốc Bảo - Nguyên Vụ trưởng Vụ Đối ngoại, Văn phòng Quốc hội

Tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế là một định hướng hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam. Đây là cơ sở, nền tảng và là kim chỉ nam soi sáng đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì hòa bình trong các hoạt động đối ngoại, hợp tác, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta trong các giai đoạn cách mạng. Tư tưởng này được thể hiện sâu sắc qua sự chủ động và tích cực của Quốc hội Việt Nam trong quá trình gia nhập và đóng góp cho Liên minh Nghị viện thế giới (IPU).

Sau khi Hiệp định Genène được ký kết ngày 20.7.1954, hòa bình được lập lại trên bán đảo Đông Dương, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong giai đoạn này là tranh thủ các diễn đàn quốc tế để đấu tranh đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Genève, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa Việt Nam với các nước. Ngay từ những năm đầu mới giải phóng (1954), Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có chủ trương gia nhập Liên minh Nghị viện thế giới (IPU).

Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Phan Anh (người thứ hai từ phải sang) làm Trưởng đoàn tại Hội nghị IPU-69. Roma, Italy, tháng 9.1982
Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Phan Anh (người thứ hai từ phải sang) làm Trưởng đoàn tại Hội nghị IPU-69. Roma, Italy, tháng 9.1982

Ra đời vào năm 1889, IPU hướng tới mục tiêu ban đầu là giải quyết các cuộc xung đột thông qua trọng tài. Qua quá trình hình thành và phát triển, IPU đã trở thành một tổ chức quốc tế của các nghị viện quốc gia có chủ quyền, là trung tâm đối thoại và là diễn đàn ngoại giao nghị viện toàn cầu để các nhà lập pháp bày tỏ quan điểm và chính kiến của mình về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm, góp phần gìn giữ hòa bình và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, nhằm thiết lập các thể chế dân chủ đại diện bền vững.

Chủ động gia nhập từ sớm

Ngày 25.5.1959, tại Kỳ họp thứ Mười, Quốc hội Khóa I tại Hà Nội, Ban Thường trực Quốc hội (nay là Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã quyết định đưa vấn đề gia nhập IPU để báo cáo xin ý kiến Quốc hội. Báo cáo về vấn đề Quốc hội Việt Nam gia nhập IPU, ông Trần Đình Tri, Thư ký kỳ họp cho rằng:“Điều kiện khách quan biến chuyển có lợi cho ta. Còn về chính sách đối ngoại của ta lúc này là cần ra sức tranh thủ tham gia nhiều diễn đàn và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và các các tổ chức tiến bộ khác đ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”. Vì vậy, Ban Thường trực Quốc hội thấy cần nêu vấn đề này ra để Quốc hội xem xét, nếu cân nhắc có lợi thì ta gia nhập IPU”.

Sau khi nghe ông Trần Đình Tri báo cáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra ý kiến để Quốc hội bàn bạc dân chủ. Sau khi thảo luận, Quốc hội nhất trí:Quốc hội ta nên gia nhập IPU đ tỏ cho thế giới thấy thiện chí của ta với mọi hoạt động quốc tế có tính chất đoàn kết nhân dân các nước, đẩy mạnh sự hợp tác hòa bình cũng là một dịp đ nêu cao ý nghĩa Quốc hội ta là đại diện chân chính của nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam.

Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Ban Thường trực Quốc hội đã tiến hành các thủ tục cần thiết gửi Chủ tịch IPU Giuseppe Codacci-Pisanelli và Tổng Thư ký André de Blonay để gia nhập IPU. Nhưng lúc bấy giờ, trên thực tế tổ chức IPU bị các thế lực thù địch thao túng nên đã trì hoãn xem xét việc xin gia nhập của Quốc hội Việt Nam, lấy lý do là để tìm hiểu thêm. Sau này, do hoàn cảnh chiến tranh, Quốc hội ta không đặt vấn đề gia nhập IPU nữa.

Thời điểm chín muồi

Ngày 30.4.1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất. Ngày 2.7.1976, Quốc hội thống nhất họp phiên đầu tiên tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vào thời gian đó, Tổng Thư ký IPU Pio Carlo Terenzio gửi thư cho Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, bày tỏ mong muốn Quốc hội Việt Nam sẽ đến nhận ghế của mình tại IPU.

Ngày 20.9.1977, Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc. Vào thời gian này, trước những biến chuyển mới của tình hình trong nước và quốc tế, Ủy ban Đối ngoại nhận định: Tương quan lực lượng trên thế giới có lợi cho lực lượng hòa bình và dân chủ. Vào IPU ta có dịp tranh thủ thêm sự đồng tình ủng hộ quốc tế đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta trước những âm mưu, thủ đoạn bành trướng, thôn tính của các lực lượng phản động quốc tế”.

Như vậy, đến thời điểm này, điều kiện khách quan và chủ quan đã thuận lợi cho việc gia nhập IPU của Quốc hội nước ta. Ngày 30.10.1978, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp (tại 35 Ngô Quyền, Hà Nội) dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh để nghe báo cáo về việc Quốc hội nước ta gia nhập IPU. Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí tán thành đ nghị của Ủy ban Đối ngoại về việc Quốc hội ta nên gia nhập IPU.

Thấm nhuần tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế, tháng 12.1978, tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa VI, tại phiên họp toàn thể tại Hội trường Ba Đình, sau khi nghe báo cáo của Ủy ban Đối ngoại, Quốc hội đã thảo luận và nhất trí tán thành gia nhập IPU.

Ngày 15.2.1979, Chủ tịch Ban chấp hành Đoàn Việt Nam trong IPU Xuân Thủy đã gửi thư cho Tổng Thư ký IPU Pio Carlo Terenzio, bày tỏ nguyện vọng gia nhập IPU của Quốc hội Việt Nam.

Tại kỳ họp lần thứ 124 Hội đồng IPU ở thủ đô Praha, Tiệp Khắc từ ngày 16 đến 21.4.1979, Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta (gồm 3 người) do GS. Hoàng Minh Giám, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Phó Chủ tịch BCH Đoàn Việt Nam trong IPU làm Trưởng đoàn đã được đại biểu của 76 nghị viện các nước thành viên IPU vỗ tay nhiệt liệt chào mừng khi Đoàn ta bước vào hội trường, tiến đến chỗ ngồi dành cho Đoàn Việt Nam.

Ngày 21.4.1979, sau lời chào mừng của Chủ tọa cuộc họp Hội đồng IPU S. Mokaddem, Chủ tịch Quốc hội Tunisia, Hội đồng IPU đã xem xét báo cáo của Ban chấp hành và nhất trí thông qua Nghị quyết chấp nhận Quốc hội CHXHCN Việt Nam là thành viên IPU.

Sau lời phát biểu chào mừng của ông S. Mokaddem, GS. Hoàng Minh Giám, đã phát biểu cảm ơn sự ủng hộ của đại diện Nghị viện các nước và bày tỏ hài lòng trước việc Việt Nam được chấp nhận là thành viên IPU. Đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ cùng với các thành viên IPU tích cực hoạt động vì hòa bình, hợp tác quốc tế và xây dựng một thế giới tự do và bình đẳng.

Nhìn lại chặng đường 65 năm (1959 - 2024) kể từ lần đầu tiên Quốc hội thông qua nghị quyết gia nhập IPU đến nay và 45 năm trở thành thành viên chính thức (1979 - 2024), Quốc hội nước ta luôn nêu cao tinh thần tích cực, chủ động và có trách nhiệm tham gia và đóng góp hiệu quả trên diễn đàn liên nghị viện toàn cầu này.  

Việt Nam và các nước

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN
Quốc tế

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN

Năm 2025 có thể đánh dấu một bước mở rộng quan trọng của ASEAN với việc đón nhận Đông Timor trở thành thành viên mới. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, sự gia nhập của Đông Timor có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên nếu tận dụng tốt mối quan hệ đối tác, biến những thách thức địa chính trị thành tăng trưởng kinh tế và chính trị.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nguồn: Reuters
Quốc tế

Thủ tướng tương lai có tạo nên bước ngoặt trên chính trường Canada?

Ngày 9.3, Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, người được đánh giá là không có kinh nghiệm về chính trị, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tự do, thay thế Thủ tướng Justin Trudeau. Với 86% số phiếu bầu, ông Carney đã đánh bại cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland để trở thành người kế nhiệm vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền.

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ
Quốc tế

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ

Trung Quốc vừa bước vào kỳ họp chính trị lớn nhất trong năm, được gọi là "lưỡng hội". Chỉ ra nội dung cụ thể của các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng sẽ là trọng tâm chính của Lưỡng hội năm nay. Để giải quyết những thách thức trong nước và những biến động do bên ngoài mang lại, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ nhấn mạnh vào việc đạt được tăng trưởng chất lượng cao nhờ thúc đẩy nhu cầu trong nước và đổi mới công nghệ.

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon
Việt Nam và các nước

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon

Biến đổi khí hậu không phải là hiện tượng mới ở Đông Nam Á, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế của khu vực. Do đó, các chuyên gia nhận định, thuế carbon được xem là giải pháp chống biến đổi khí hậu quan trọng của Đông Nam Á.

AFF 2025 là 'kho' ý tưởng tham khảo có giá trị cho Tầm nhìn Cộng đồng 2045
Việt Nam và các nước

AFF 2025 là 'kho' ý tưởng tham khảo có giá trị cho Tầm nhìn Cộng đồng 2045

ASEAN nên duy trì các nguyên tắc nền tảng của mình, thúc đẩy sự đoàn kết, khả năng phục hồi và vai trò trung tâm, đồng thời tăng cường hội nhập để đối phó với những bất ổn toàn cầu và làm chủ các công nghệ mới nổi. Đó là ý kiến của các đại biểu tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2025 vừa diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 25-26.2. Lần thứ hai được Việt Nam tổ chức, AFF tiếp tục củng cố "thương hiệu" của mình như một điểm gặp gỡ cho các cuộc thảo luận sôi nổi về tương lai ASEAN.

AFF 2025: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường sự linh hoạt ứng phó với thách thức
Việt Nam và các nước

AFF 2025: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường sự linh hoạt ứng phó với thách thức

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường tính linh hoạt; củng cố vai trò trung tâm của mình trong giải quyết hiệu quả các thách thức trong bối cảnh hiện tại. Đó là ý kiến của các đại biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ nhất và thứ 2 của Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội ngày 26.2.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Tăng cường sự đoàn kết và khả năng phục hồi của ASEAN
Việt Nam và các nước

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Tăng cường sự đoàn kết và khả năng phục hồi của ASEAN

Với chủ đề “Xây dựng một ASEAN đoàn kết, tự cường và bao trùm trong một thế giới biến động”, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025) đóng vai trò là nền tảng quan trọng thúc đẩy các cuộc thảo luận về tăng cường hợp tác khu vực, thúc đẩy phát triển bền vững và định vị ASEAN là một nhân tố chủ chốt trong các vấn đề toàn cầu.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động
Việt Nam và các nước

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động" diễn ra tại Hà Nội từ ngày 25 - 26.2.2025. Đây là sự kiện đa phương “kênh 1.5” quy mô lớn do Việt Nam khởi xướng và tổ chức, được đánh giá là diễn đàn dành riêng cho ASEAN, vì người dân ASEAN, hứa hẹn sẽ đóng góp những ý tưởng và sáng kiến quan trọng cho sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN trong tương lai.

Định hình quan hệ song phương giai đoạn mới
Việt Nam và các nước

Định hình quan hệ song phương giai đoạn mới

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bắt đầu chuyến thăm kéo dài hai ngày tới Washington, Mỹ để tiến hành các cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Donald Trump. Thương mại, thuế quan cũng như nhiều nội dung quan trọng về quan hệ song phương trong giai đoạn mới sẽ là trọng tâm trong cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo.

Gác lại quá khứ, viết tiếp tương lai
Việt Nam và các nước

Gác lại quá khứ, viết tiếp tương lai

Tròn 30 năm trước, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa quan hệ, một cột mốc trọng đại khép lại quá khứ chiến tranh, đưa mối quan hệ từ cựu thù trở thành Đối tác Toàn diện và giờ đây là Đối tác Chiến lược Toàn diện. Nhân dịp đầu Xuân, ông Nguyễn Quốc Cường - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 30 năm qua cũng như tiềm năng và dư địa mà hai nước có thể thúc đẩy trong tương lai.