Ý kiến cử tri về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Xin thôi “giải cứu”

Nhiều cử tri tâm đắc trong nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chính là việc Bộ trưởng khẳng định thôi không nhắc đến vấn đề “giải cứu nông sản” mà cần phải tư duy lại. Cùng với đó, là vấn đề quản lý chặt việc chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo; việc không đánh đổi môi trường lấy kinh tế.

Xin thôi “giải cứu”
Toàn cảnh phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Hồ Long

Cả 3 nhóm vấn đề chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đều thu hút rất đông đại biểu và cử tri quan tâm, nhất là cử tri lao động, sản xuất trên lĩnh vực này.

Làm giàu trên chính mảnh ruộng quê hương

Nhiều cử tri tâm đắc trong nội dung trả lời chất vấn của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chính là việc Bộ trưởng khẳng định thôi không nhắc đến vấn đề “giải cứu nông sản” hay là lời nguyền “được mùa rớt giá” mà cần tư duy lại. Vấn đề cốt lõi trong thực trạng một số mặt hàng nông sản chủ lực bị rớt giá, thu nhập, đời sống của người nông dân bị ảnh hưởng chính là chưa có sự liên kết, định hướng, phối hợp cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để có chuỗi cung ứng phù hợp. "Chúng ta phải tập hợp bà con để khuyến nông, thông tin về thị trường, kết nối với doanh nghiệp, vì giá cả sáng khác, chiều khác, hiệu ứng nào cũng làm giá tăng lên, giảm xuống nên cần cân nhắc", Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.

Theo cử tri Nguyễn Ngọc Dung - HTX Minh Lương, Hà Tĩnh: phần trả lời của Tư lệnh ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hé lộ nhiều giải pháp khá rõ, giải đáp được nhiều vướng mắc trong lòng cử tri; đặc biệt, Bộ trưởng không né tránh trách nhiệm của ngành mình. Vấn đề an ninh lương thực cũng như việc bảo đảm nguồn thu nhập cho người nông dân là điều được Bộ trưởng, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm. Trong đó, việc cải thiện thu nhập không phải chỉ là vấn đề giá cả, mà cần tính toán đến các chi phí. Để làm được điều này, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; cần có sự liên kết, trong đó có vai trò của hợp tác xã.

“Đó là những nội dung tôi thấy rất rõ tâm huyết, trách nhiệm của Bộ trưởng trước các vấn đề cử tri, đại biểu và thực tiễn đặt ra. Hy vọng trong thời gian tới, người nông dân chúng tôi sẽ có thể làm giàu trên chính mảnh ruộng của mình” - cử tri Nguyễn Ngọc Dung tin tưởng.

Quản lý chặt việc chuyển đổi, thu hồi diện tích đất trồng lúa

Qua nội dung chất vấn và trả lời chất vấn, khá nhiều cử tri quan tâm đến vấn đề chuyển đổi đất trồng lúa cũng như an ninh lương thực; cử tri Nguyễn Văn Giáp - Yên Thành, Nghệ An bày tỏ sự chia sẻ với những trăn trở của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về vấn đề an ninh lương thực. Theo đó, cử tri kiến nghị ngành nông nghiệp cần tham mưu quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo. Có một thực trạng hiện nay chúng ta thấy rất rõ nét đó là vì nguồn lợi kinh tế, một số tỉnh thành đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ... Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, nhất là tình trạng xâm nhập mặn tại vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, dần dần diện tích đất trồng lúa sẽ ngày càng bị thu hẹp khá lớn.

“Nếu ngành không có một lộ trình, chiến lược hợp lý, không có sự phối hợp đồng bộ với các bộ, ban, ngành khác để giải bài toán về đất trồng lúa, ứng dụng tiến bộ KHKT, về liên kết xây dựng các chuỗi cung ứng cũng như đầu ra cho nông sản thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh lương thực. Đặc biệt, đây lại là lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trên thế giới... về phát triển nông nghiêp” - cử tri băn khoăn.

Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế

Vấn đề không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế một lần nữa lại được gióng lên trong nghị trường phòng họp Diên Hồng trong phần trả lời của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp tháo gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục khẳng định thành công của Quốc hội trong nỗ lực đổi mới hoạt động, minh chứng Quốc hội hành động vì dân. Đây cũng là kinh nghiệm hay để HĐND vận dụng đưa các nội dung vào phiên họp thường kỳ hàng tháng, nhất là trong lựa chọn nội dung chất vấn với phương châm không né tránh, không sợ trách nhiệm, đặc biệt là các vấn đề “nóng”, nổi cộm, cử tri và các tầng lớp nhân dân quan tâm.

Qua phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cử tri cả nước thấy rõ vấn đề ô nhiễm môi trường biển, ven biển đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng; các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển diễn biến ngày càng phức tạp. Tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn diễn ra phổ biến, thường xuyên, như: còn hiện tượng sử dụng các nghề, ngư cụ có tính tận diệt nguồn lợi thủy sản như chất nổ, xung điện, lưới kéo, lưới kéo đôi (giã cào bay); đánh bắt cá con; đánh bắt trái phép ở vùng biển ven bờ, trong và xung quanh các khu bảo tồn biển, thủy vực nội đồng vẫn tiếp diễn ngày càng tinh vi; tình trạng đánh bắt, thu mua, vận chuyển, tiêu thụ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vẫn còn diễn ra.

Quyết tâm của Bộ trưởng Lê Minh Hoan khi khẳng định giải pháp lâu dài là giảm đội tàu cá (hiện giảm từ 120.000 xuống hơn 90.000 tàu); ưu tiên nuôi trồng để giúp ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp. Việc nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm quy hoạch không gian biển, bảo đảm an ninh quốc phòng, biển đảo, du lịch đã được các tầng lớp cử tri quan tâm theo dõi, đồng tình và tin tưởng.

Quốc hội và Cử tri

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.