“Vũ khí” sắc bén bảo vệ quyền làm chủ của Nhân dân

LÊ HỒNG HẠNH - Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Ngày 2.9.1945, trước hàng triệu quốc dân đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Để đạt được mục tiêu và bảo vệ vững chắc nền độc lập ấy, trước đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh lập rõ lời thề linh thiêng: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay, cùng với cả hệ thống chính trị, Quốc hội, HĐND - những cơ quan đại biểu đại diện cho quyền làm chủ của Nhân dân đã, đang từng bước đổi mới, đồng hành với Chính phủ kiến tạo một chính quyền xuyên suốt hành động, vì dân bảo vệ nền độc lập như chính kỳ vọng của Người.

“Chìa khóatỏa sáng trong thực hiện vai trò, trọng trách

Một trong những chức năng quan trọng, khẳng định vị thế vai trò của cơ quan dân cử đó chính là chức năng quyết định. Từ khi ra đời đến nay, Quốc hội, HĐND với vị trí, vai trò Hiến định đã thực hiện tốt trọng trách quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia, dân tộc, của từng địa phương, xứng đáng là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Thực hiện tốt chức năng quyết định, trong thời chiến, Quốc hội, HĐND góp phần quan trọng vào công cuộc giữ nước; trong thời bình, các quyết sách góp phần phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Ngoài chất lượng và tâm huyết đại biểu dân cử được nâng lên, sự đồng hành tin tưởng của cử tri và các tầng lớp Nhân dân chính là “chìa khóa” góp phần quan trọng để cơ quan dân cử tỏa sáng trong thực hiện vai trò, trọng trách to lớn của mình trước vận mệnh của quốc gia, từng địa phương.

Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh khảo sát tại Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt - ẢNH L. THÀNH
Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh khảo sát tại Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt. Ảnh: L. Thành

Có thể thấy rất rõ trong chặng đường 78 năm ra đời và phát triển đến nay, Quốc hội Việt Nam đã có nhiều đổi thay về chất lượng. Trong thực hiện chức năng quyết định, Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp hơn trong thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp. Minh chứng rõ nét nhất là cùng với sự ra đời của bản Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ.

Điểm quan trọng nhất của công tác này chính là Quốc hội đã tạo dựng được về cơ bản cơ chế pháp lý bảo đảm thực thi nhất quán nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Đặc biệt, các quy định về "kiểm soát quyền lực nhà nước" trong nguyên tắc tổ chức, vận hành của nhà nước cũng là một bước đột phá trong bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, đặt quyền lực nhà nước trong giới hạn mà Nhân dân ủy quyền, kiểm soát nhằm hạn chế lộng quyền, lạm quyền. Các quy định về dân chủ được đẩy mạnh, các quyền hiến định của Nhân dân, nhất là quyền dân chủ trực tiếpđã được từng bước cụ thể hóa trong các Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở... Quyền dân chủ trực tiếp thông qua hoạt động bầu cử, ứng cử; tham gia vào quản lý nhà nước của Nhân dân tiếp tục được củng cố và có những bước tiến quan trọng. Quyền làm chủ gián tiếp của Nhân dân, đặc biệt là thông qua cơ quan đại diện ngày càng được hoàn thiện về mặt pháp lý.

Đặc biệt, gần đây nhất với sự ra đời của Luật Đất đai năm 2024, nhiều vấn đề bất cập trong thực tiễn quản lý đất đai được cơ quan soạn thảo đưa vào dự án, lấy ý kiến Nhân dân đầy đủ. Các vấn đề cử tri và Nhân dân chỉ ra được tôn trọng tiếp thu và thể chế hóa vào luật trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua. Sự ra đời của luật được cử tri và Nhân dân đánh giá cao, đặc biệt là những điểm mới đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế; giải quyết các chồng chéo, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn; tăng cường quản lý đất đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế... hài hòa quyền, lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư… Thiết lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại, minh bạch, hiệu quả gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số; phát huy dân chủ, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Cùng với Quốc hội, HĐND các cấp cũng đã phát huy vai trò quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương thông qua việc ban hành các nghị quyết, đưa chủ trương đường lối của Đảng đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hôi, bảo đảmquốc phòng - an ninh. Từ đó, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.

Thanh bảo kiếm sắc bén

Để bảo vệ  lời thề linh thiêng của Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, cơ quan dân cử cũng đã sử dụng rất hiệu quả thượng phương bảo kiếm mà cử tri và Nhân dân trao cho, đó chính là thực hiện quyền giám sát. Đối với Quốc hội đó còn là quyền giám sát tối cao. Chính chức năng này đã góp phần quan trọng bảo vệ quyền tự do, độc lập từ mỗi tế bào của xã hội đến cả cộng đồng và rộng hơn là cả dân tộc. Những bất cập trong thực tiễn thực thi Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND đã được chỉ ra rõ ràng, cụ thể thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử. Không chỉ sắc bén trong giám sát thông qua hình thức chất vấn và trả lời chất vấn, nghị trường Diên Hồng cũng từng nóng lên bởi những phiên thảo luận về kết quả giám sát tối cao đối với các chuyên đề mà cử tri, Nhân dân cả nước quan tâm. Nhiều vướng mắc được đưa ra phân tích, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể, đặc biệt là các phiên giám sát tối cao được công khai để cử tri và Nhân dân đồng hành, theo dõi.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh Hà Tĩnh khảo sát thực tế tại Nhà Văn hóa Trường Lưu, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc - ẢNH X. HOA
Đoàn giám sát HĐND tỉnh Hà Tĩnh khảo sát thực tế tại Nhà Văn hóa Trường Lưu, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc. Ảnh: X. Hoa

“Hoạtđộng giám sát của Quốc hội không chỉ rộng mà còn rất sâu sắc, phát huy được quyền làm chủ của Nhân dân. Nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc từ thực tiễn, cử tri phản ánh được Quốc hội tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu và đại biểu đã đưa tiếng nói của chúng tôi tới nghị trường Diên Hồng” - cử tri Lê Hải Dương - Hà Tĩnh tin tưởng.

Cộng hưởng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm đó, hoạt động giám sát của HĐND các địa phương từ khi có Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND được thực thi đãquy củ, khoa học, bài bản và hiệu quả hơn. Việc hoàn thiện hành lang pháp lý đã cộng hưởng với tinh thần trách nhiệm, trí tuệ và bản lĩnh của đại biểu kết lại thành những “quả ngọt”. Đích đến chính là các vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm, bức xúc được tiếp thu, kiên trì xem xét, giải quyết thấu đáo, không để cử tri phải trăn trở: HĐND ở đâu khi xảy ra các sai phạm ở cơ sở.

Sự ra đời của Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV về hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực, Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND cùng với Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để HĐND các cấp phát huy sức mạnh của thanh bảo kiếm sắc bén này trong thực tiễn.

Cùng với tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp lý, ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động cơ quan dân cử, việc duy trì các Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội cũng như các Hội nghị bổ biến chính sách, nghị quyết của HĐND là một trong những giải pháp quan trọng phát huy sức mạnh tổng hợp chức năng quyết định và giám sát của cơ quan dân cử. Điều này không chỉ góp phần thực hiện yêu cầu “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”, mà còn là giải pháp quan trọng bảo vệ lời thề độc lập năm 1945 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Quốc hội và Cử tri

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.

Hà Tĩnh: Tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng, phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng, phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Chiều 12.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đậu Tùng Lâm chủ trì hội nghị.

Ứng dụng chuyển đổi số vào đào tạo các ngành phục vụ tương lai
Quốc hội và Cử tri

Ứng dụng chuyển đổi số vào đào tạo các ngành phục vụ tương lai

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục việc làm, quản lý lao động và Bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 2020 - 2023 tại một số đơn vị trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh công tác đào tạo nghề là nội dung quan trọng. Vì vậy, ngành lao động, thương binh và xã hội cần ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào công tác đào tạo các ngành để chuẩn bị nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế trong tương lai, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án đường cao tốc hoàn thành.

Mô hình Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Quốc hội và Cử tri

Giải ngân đầu tư công và đường dây 500kV mạch 3

Tính đến cuối tháng 8.2024, ước tính có 274.501 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng giao. Kết quả này thấp hơn mức 42,35% của cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý là 31/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương giải ngân có tỷ lệ thấp hơn bình quân chung của cả nước; đặc biệt, có nơi chưa tiêu được đồng nào.