Từ “Con đường văn sĩ” đến những ngày chiến khu

“Con đường văn sĩ” là tên cuốn sách tập hợp những trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (NXB Kim Đồng, 2024), viết trong các năm từ 1938 - 1945. Đó là khoảng thời gian ông bắt đầu từ chân thư kí sở Thuế quan ôm mộng văn chương, tự đào luyện mình trở thành một nhà văn, nhà báo có chỗ đứng trên văn đàn. Đồng thời cũng trên con đường ấy, nhà văn đã kinh qua các hoạt động, phong trào để đến với cách mạng. Ban đầu là hoạt động Hướng đạo, Truyền bá quốc ngữ, cuối cùng là Mặt trận Việt Minh, khi ông gia nhập tổ chức Văn hóa cứu quốc bí mật của Đảng.

Là những trang viết riêng tư, đó thực sự là những tâm sự cá nhân hết sức chân thực. Tất nhiên, theo nguyên tắc bí mật, Nguyễn Huy Tưởng không thể nói rõ những nhiệm vụ mình được giao, những công tác ông đảm nhiệm cũng như các hoạt động của nhóm Văn hóa cứu quốc trong nhật ký của mình... Dẫu sao, qua những trang sách Con đường văn sĩ, người đọc cũng nhận biết được con đường mà nhà văn đến với cách mạng một cách khá cụ thể, thông qua những diễn biến, hành tung được ông thuật lại trong nhật ký khi thì tỉ mỉ, cặn kẽ nếu hoàn cảnh cho phép, khi thì vắn tắt, hàm hồ để nếu ai có đọc cũng khó mà luận ra.

Hình minh họa trên trang đầu số 2 tạp chí Tiên phong, đăng kỳ đầu bài ký
Hình minh họa trên trang đầu số 2 tạp chí Tiên phong, đăng kỳ đầu bài ký "Ở chiến khu" của Nguyễn Huy Tưởng

Chính từ những chi tiết như thế mà chúng ta biết được, chẳng hạn, đầu tháng 7.1945, tại một cuộc hội nghị toàn thể, Nguyễn Huy Tưởng được cử đi dự Quốc dân đại hội Tân Trào, hay như cách nói của ông, “được dự một Hội nghị quan trọng (của văn giới). Đại biểu nhà văn” (Nhật ký, 7.7.1945). Và chưa đầy hai tuần sau, trước khi ra đi, ông đã kịp đưa các đồng chí của mình về quê nhà Dục Tú làm số báo đầu tiên của Văn hóa cứu quốc, dự định ra trong bí mật. Đó chính là tờ Tiên phong (trong nhật ký viết T.P.), mà trong số những người ông đưa về làm có Khuất Duy Tiến, Trần Quốc Hương (trong nhật ký viết Sinh, Trang)...

Cuốn sách Con đường văn sĩ khép lại ngày 24.7.1945, với những dự kiến về việc cho diễn một vở kịch mới của ông, và xuất bản một cuốn sách tập hợp những truyện ông viết trên các báo bm (bí mật, như ta có thể hiểu). Trở lại với nhật ký ngày 7.7, khi Nguyễn Huy Tưởng nói về “một Hội nghị quan trọng” mà mình là “Đại biểu nhà văn”. Tiếp theo đó, ông còn viết thêm một câu đầy cảm xúc: “Sung sướng trước giờ long trọng”. Và nay, giờ long trọng đã đến. Ngày 14.7.1945, ông và một đồng chí nữa theo đường dây bí mật lên đường đi Tuyên Quang, dự Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào. Đó cũng là những ngày nhiều tỉnh bị lụt nặng, nên hành trình của các ông càng gặp nhiều trở ngại.

Ngày 19.8, khi các ông qua một vùng bình nguyên rộng rãi, giang sơn của người Thổ, thì được tin do tình hình biến chuyển nhanh, Đại hội đã tiến hành và ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa. Đồng thời, các đại biểu còn đang trên đường đi dự hội nghị được lệnh trở về tham gia khởi nghĩa tại địa phương. Nguyễn Huy Tưởng y lệnh, mau chóng theo đường Thái Nguyên, Bắc Giang xuôi về Từ Sơn thuộc đất Bắc Ninh, quê hương ông. Và rồi ngày 21, nhà văn qua cầu sông Cái (Long Biên) để trở về Hà Nội, lúc này đã là ngày thứ ba chính quyền về tay Cách mạng...

Tại sao chúng ta biết được những điều trên, khi nhật ký của ông đã khép lại ở ngày 24.7.1945? Đó là vì trên đường đi dự hội nghị, con mắt nhà văn nơi ông đồng thời cũng ghi nhận những chuyện, những cảnh, những người ông gặp trong suốt hành trình. Tất cả đã được nhà văn sau đó chuyển hóa thành một bút ký dài, hay ký sự, về những ngày ông lên chiến khu dự Quốc dân đại hội Tân Trào. Được viết dưới dạng nhật ký, tập ký sự mà Nguyễn Huy Tưởng đặt là “Ở chiến khu” đã được đăng thành ba kỳ trên tờ Tiên phong mà ông đã góp công gây dựng, nay được ra công khai ở Hà Nội.

Do khuôn khổ bài viết, chỉ xin trích đăng hai ngày cuối chuyến đi của tác giả.

Lá cờ chỉ đạo

20.8.1945
(...)
Chúng tôi rời Hà Châu và vượt qua sông Cầu. Nước lụt mênh mông. Hết sông, thuyền còn phải đi qua những ruộng ngập nước. Nhiều lúc phải khênh thuyền qua đê để sang một khoảng ruộng khác cũng ngập: như thế đến ba lần. Những làng mà thuyền đi qua đều chìm dưới nước, chỉ còn nhô lên những mái và cây hương...

Đoạn sông chảy ngang qua làng Dục Tú, bên con đường năm xưa Nguyễn Huy Tưởng đưa các đồng chí của mình về quê, bí mật làm số báo đầu tiên của Văn hóa cứu quốc - Ảnh: Xuân Tiến
Đoạn sông chảy ngang qua làng Dục Tú, bên con đường năm xưa Nguyễn Huy Tưởng đưa các đồng chí của mình về quê, bí mật làm số báo đầu tiên của Văn hóa cứu quốc. Ảnh: Xuân Tiến

Đoàn chúng tôi khi ấy còn năm người, trong đó có chị Ng. Chiều hôm ấy chúng tôi bước nhẹ thênh thênh trên một con đê lớn. Đã về đồng bằng rồi đây.

Buổi trưa nắng rực rỡ. Chiều càng dài. Từ những làng ở vệ đường, vang ra những tiếng hát trong trẻo của trẻ em.

Lòng tôi bỗng hồi hộp khi chị Ng. chỉ cho tôi một đám đông lố nhố xa xa dưới chân núi. Cảnh tượng có một vẻ hùng vĩ đặc biệt. Từ lưng chừng một quả núi màu xanh sáng, dựa vào một dãy núi cao màu biếc sẫm, vọt lên một cách vinh quang lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ thiêng liêng tôi vẫn chiêm ngưỡng trong lòng, nhưng chưa được trông thấy bao giờ. Lá cờ vinh quang bay tung trước gió, ánh sáng tà dương chiếu ở sau núi làm cho ngôi sao vàng lấp lánh như đèn. Tôi cảm động lắm, mắt đăm đăm nhìn lá cờ chỉ đạo.

Cũng lần đầu tiên, tôi chứng kiến một đám biểu tình, không phải đám biểu tình ở chân núi xa kia, mà là đám biểu tình khác diễu ngay trên đê. Trong thâm tâm tôi tưởng tượng đến những đám biểu tình tổ chức trong những điều kiện vô cùng khó khăn dưới thời Pháp - Nhật… Đám biểu tình càng đến gần, tim tôi càng đập mạnh. Bụi bốc lên, chúng tôi giơ nắm tay chào lá cờ chiến thắng. Tự vệ đeo băng đỏ sắc vàng trên tay, đeo kiếm bên mình, hay cầm dao lăm lăm, rồi trẻ con, rồi phụ nữ bước đi hùng dũng giữa những lời hát không đều và tiếng hô khẩu hiệu:

- Đả đảo giặc Nhật! Tiễu trừ Việt gian! Việt Nam vạn tuế!

Tôi gai gai người vì sung sướng.

Suốt dọc đê, chúng tôi gặp hết đám biểu tình này đến đám biểu tình khác. Cờ đỏ sao vàng ngự trên sóng người rầm rộ. Tối đến, dưới ánh trăng tỏ như ban ngày, những đám biểu tình càng ồn ào, càng tấp nập. Khắp các ngõ, người ta chạy ra, người ta gọi nhau đi biểu tình. Có đám đặc biệt quá nửa là phụ nữ. Có đám toàn thể là nhi đồng.

Ai nấy say sưa, nhường quên tiếng trống thúc đê khẩn cấp. Một ông già đứng trong bóng tối nhìn ra phía sông nước cuốn ầm ầm, lắc đầu một mình, nhưng lại buột mồm nói:

- Lụt cũng sướng!

Chiều chúng tôi đến Mai Thượng. Tôi được tin chắc chắn là chính quyền ở Hà Nội đã về tay Nhân dân, và sáng hôm nay ba vạn người dự cuộc biểu tình chiếm tỉnh lỵ Bắc Ninh. Mừng quá, suốt một đêm tôi không ngủ được.

“Tắm mình trong ánh sáng tự do”

21.8.1945
Sáng sớm tinh sương, chúng tôi lên đường. Bây giờ chúng tôi chỉ còn ba người. Một anh cán bộ Hòa Bình, một anh đại biểu nông dân Nam Định và tôi. Chúng tôi dấn bước trên con đường về phủ Từ Sơn. Phải qua mấy cái đò đồng. Trong ba chuyến đều xảy ra một chuyện lạ lùng, tương tự: xuống đò là chúng tôi giả tiền, nhưng có điều lạ, lái đò nhất định không chịu nhận tiền của chúng tôi (cố nhiên vẫn thu tiền của những người khác). Có một chỗ, một anh lái đò đang nhận tiền thì một thanh niên đến hỏi:

- Sao được lấy tiền của các anh cán bộ?

Anh lái đò đỏ mặt trả tiền chúng tôi, xin lỗi:

- Em không biết các anh, chứ biết thì đâu em dám nhận.

Cán bộ ở đây được trọng vọng và yêu mến một cách đặc biệt. Dân chúng một điều thưa anh cán, hai điều thưa chị cán, nghe thực ngộ nghĩnh, nhưng có một vẻ thân mật riêng, đánh dấu một cuộc đời đổi mới.

Phủ Từ Sơn đang ăn mừng cuộc cách mạng thắng lợi. Rừng cờ giấy hai bên nhà rực rỡ đỏ vàng. Khi đi lén lút như một thằng ăn trộm, khi về đã được tắm mình trong ánh sáng tự do; một cuộc đời mới phong phú và tưng bừng đang mở rộng trước mắt tươi tỉnh của tôi. Tôi tưởng như mình mê, tôi tưởng như mình say rượu.

Một bà chủ hàng níu lấy tôi nói chuyện Hà Nội, vì tôi nói rõ tôi ở chiến khu về Hà Nội.

- Hà Nội bây giờ đang vui. Chờ mãi mới có ngày nay. Bây giờ tôi có chết cũng sướng đời, ông ạ.

Tôi gọi vội chiếc xe tay. Anh xe gọi tôi bằng “anh”, một cách thân mật, và trao cho tôi bản in bài Tiến quân ca. Đã nghe hát một hai lần, tôi cũng thuộc điệu một cách lỗ mỗ. Ngồi trên xe tôi học thuộc đoạn trên. Và đến cầu sông Cái, tôi hát vang lên. Lắng nghe có tiếng ai hòa theo. Ấy là anh xe đang kéo tôi, tuy mồ hôi mồ kê nhễ nhại.

Quốc hội và Cử tri

Hội nghị tổng kết hoạt động công tác năm 2024, triển khai chương trình hoạt động năm 2025 của Đoàn ĐBQH Quảng Ninh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Nỗ lực sáng tạo vì sự phát triển của đất nước, của địa phương

Trong năm 2025 - năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, năm cuối thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và cũng là năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh xác định nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai là tiếp tục đổi mới, sáng tạo, tích cực hơn đáp ứng thực tiễn phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Cuộc cách mạng vì Nhân dân
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng; mọi sự phấn đấu của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc"… Tầm nhìn và những thông điệp của Tổng Bí thư đang tạo cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong xã hội, hướng đến kỷ nguyên mới của dân tộc, với tinh thần hành động dứt khoát vì lợi ích của nhân dân!

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 14.1, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng Đoàn đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động huyện Khoái Châu. Cùng dự có Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đào Hồng Vận.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Miễn cấp phép bay với phương tiện bay có trọng lượng cất cánh dưới 0,25 kg để phục vụ vui chơi, giải trí

Luật Phòng không nhân dân năm 2024 quy định, tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được miễn cấp phép bay nếu thuộc trường hợp hoạt động ngoài khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, phạm vi hoạt động trong tầm nhìn trực quan bằng mắt thường, có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn 0,25 kg để phục vụ vui chơi giải trí.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng
Quốc hội và Cử tri

Động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, TSKH. Phan Xuân Dũng khẳng định, Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 đã nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm nhằm giữ gìn đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe và có thời gian phục vụ Quân đội dài hơn, giảm áp lực đào tạo cán bộ. Quy định này cũng nhằm phù hợp tính chất, nhiệm vụ của sĩ quan phải thường xuyên trực tiếp chỉ huy, quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong điều kiện khó khăn, gian khổ, đóng quân làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đã đi thăm, tặng quà Tết cho một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn và công nhân lao động tại các huyện Trực Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực. Đi cùng đoàn có: Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Hải Dũng; lãnh đạo Vụ Tư pháp; Liên đoàn lao động tỉnh và các huyện.

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam
Quốc hội và Cử tri

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng sinh năm 1915 trong một gia đình trung nông tại xã Định Mỹ, huyện Huệ Đức, tỉnh An Giang. Thuở nhỏ chăm ngoan, học giỏi, lớn lên, là một thanh niên yêu nước và ý thức dân tộc cao, có nhiều hoạt động phản kháng những bất công dưới chế độ thực dân Pháp, ông là một trong những nhân vật tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung yêu cầu minh bạch trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia

Luật Điện lực năm 2024 bổ sung các nguyên tắc, yêu cầu nhằm minh bạch, công bằng trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia, quy định về quản lý nhu cầu điện để nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng điện, giao Chính phủ quy định các trường hợp xảy ra tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện và giao Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc huy động các nhà máy điện, nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện trong tình huống này.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn
Diễn đàn Quốc hội

Quy định mở, không bắt buộc các trường hợp phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, điểm mới của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là quy định theo hướng mở, không bắt buộc tất cả các trường hợp đều phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch chung - phân khu - chi tiết. Đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên cơ sở về quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch, yêu cầu quản lý, phát triển.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Giảm gánh nặng thuế thu nhập cho dân

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 tới. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát thuế phí và lệ phí cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7.1 của Bộ Tài chính. Thông tin này khiến người dân rất đỗi vui mừng, thậm chí không ít người “bình chọn” đây là “tin vui nhất trong ngày”.