Giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại Hưng Yên:

Tìm lời giải căn cơ cho bài toán thiếu giáo viên

Làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên về kết quả thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học trên địa bàn khá trầm trọng. Hưng Yên cần báo cáo thêm nguyên nhân vì sao và đề xuất, kiến nghị các giải pháp, tìm lời giải cho bài toán thiếu giáo viên.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc làm việc - ảnh: Thanh Chi
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Chi

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn.

Nhiều giải pháp chủ động trong bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo theo yêu cầu của Chương trình

Báo cáo với Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng cho biết, từ nhiều năm qua, ngành giáo dục Hưng Yên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và trong tỉnh, được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời về các nội dung đổi mới dạy học; được phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội ủng hộ, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Đa số cán bộ quản lý, giáo viên nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, có nhiều cán bộ quản lý, giáo viên hiểu sâu, đi đầu trong đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Đến năm học 2022 - 2023, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đã thực hiện tốt công tác rà soát, quy hoạch, phân bổ, sắp xếp mạng lưới, quy mô trường lớp các cơ sở giáo dục. Đến nay, mạng lưới giáo dục và quy mô trường lớp tiếp tục ổn định; cơ sở vật chất từng bước được đầu tư, đáp ứng việc dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia các cấp học đạt 79,4%.

Để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14. Tích cực triển khai việc tuyên truyền đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; việc biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; chủ động chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; tích cực chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình.

Đặc biệt, tỉnh đã có nhiều giải pháp chủ động trong bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo theo yêu cầu của Chương trình. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã xây dựng và thực hiện đa dạng bằng các hình thức tập huấn bồi dưỡng tập trung, trực tuyến, hội thảo… dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia và chuyên gia tư vấn quốc tế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, báo cáo viên cấp tỉnh… nhằm hướng dẫn giáo viên tự học, thực hành, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ thực tiễn của giáo viên và việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội trao đổi, chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng thực hành.

Khó tuyển dụng do tiêu chuẩn đầu vào cao

Đoàn giám sát đánh giá cao tinh thần sẵn sàng đổi mới, tâm huyết, trách nhiệm, sự cố gắng của đội ngũ giáo viên trong đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều giải pháp chủ động trong bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo theo yêu cầu của Chương trình. Tuy nhiên, như báo cáo của lãnh đạo tỉnh tại cuộc làm việc, Hưng Yên đang gặp tình trạng "thừa, thiếu cục bộ". Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm học 2022 - 2023 tổng số giáo viên theo định mức Hưng Yên cần là 10.869 người; số giáo viên hiện có mặt là 9.282 người. Do đó, số giáo viên còn thiếu so với định mức cho năm học 2022-2023 là 1.586 người. Theo dự kiến, nếu không kịp thời bổ sung giáo viên, đến năm 2024, tỉnh thiếu 2.248 giáo viên ở 3 cấp học.

Tìm lời giải căn cơ cho bài toán thiếu giáo viên ảnh 2
Quang cảnh cuộc làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với UBND tỉnh Hưng Yên

Các thành viên Đoàn giám sát nhận thấy, tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học trên địa bàn khá trầm trọng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng đề nghị, tỉnh báo cáo thêm về tình trạng này, nguyên nhân vì sao trong khi số biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại các trường phổ thông công lập chưa sử dụng hết.

Giải trình thêm về vấn đề này, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên Lê Quang Hòa cho biết, nếu tính số giáo viên thiếu trên địa bàn so với định biên của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Nội vụ, thì giáo viên mầm non của Hưng Yên thiếu nhiều nhất, có khoảng 1.700 giáo viên. “Vừa rồi, Bộ Chính trị đã có bổ sung 1.063 giáo viên cho các bậc học của Hưng Yên, trong đó là có hơn 600 giáo viên mầm non, do đó còn thiếu khoảng hơn một nửa nữa”, ông Lê Quang Hoà thông tin.

Lý giải tại sao Hưng Yên không tuyển dụng hết số biên chế được giao, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh cũng cho biết, từ năm 2018 - 2021, tỉnh đã thực hiện 4 lần tuyển dụng, với số lượng tuyển dụng là 1.346 giáo viên trên tổng số chỉ tiêu còn thiếu là 1.555 giáo viên, tức là hàng năm tỉnh đều tổ chức tuyển dụng trên cơ sở số giáo viên còn thiếu, mặc dù cũng chịu áp lực cắt giảm 10% biên chế viên chức của giai đoạn 2015 - 2020. Nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng thiếu giáo viên ở Hưng Yên là do phải thực hiện tinh giản biên chế. Nêu vấn đề này, ông Lê Quang Hòa cũng cho biết, “Trung ương giao cho tỉnh chỉ tiêu tuyển dụng là 1.063 giáo viên, nhưng giao cắt giảm biên chế là 1.600 thì rất là khó cân đối”. Thêm vào đó, đến thời điểm này, Ban Tổ chức Trung ương cũng chưa có quyết định giao biên chế chính thức, kể cả biên chế công chức, viên chức cho tỉnh năm 2023 theo Quyết định 72 của Bộ Chính trị. Vì vậy, năm 2023, tỉnh mới tạm giao biên chế và đến nay hầu hết các huyện đã được chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức theo số lượng biên chế tạm giao còn thiếu. 

Nguyên nhân nữa của tình trạng thiếu giáo viên là do khó khăn trong nguồn tuyển dụng, đặc biệt với cấp mầm non, THCS. Đặt vấn đề này, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên cho biết, hiện nay, số biên chế giáo viên, nhất là biên chế giáo viên cấp mầm non và THCS khi tuyển dụng rất khó khăn do đầu vào rất hạn chế khi áp dụng chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019. Thế nên, khi tuyển dụng giáo viên năm 2021, Hưng Yên cũng như nhiều tỉnh khác thiếu rất nhiều chỉ tiêu. Ví dụ, năm 2019, tỉnh đăng tuyển 246 nhưng chỉ tuyển được 100, hay năm 2021 cũng không đáp ứng được, thiếu khoảng một nửa so với chỉ tiêu đăng tuyển. Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng là một trong những địa phương có tổng biên chế được giao rất thấp so với cả nước.

Trước khó khăn này, địa phương đã có giải pháp giảm số người làm việc hưởng lương từ ngân sách thay vì giảm biên chế. UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ tham mưu 2 Nghị quyết về thu hút nhân lực chất lượng cao và thu hút giáo viên về tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh tự chủ trong giáo dục… Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên kiến nghị, Trung ương sớm giao biên chế năm 2023; sớm có định biên theo vị trí việc làm và định mức; đồng thời, sớm hoàn thiện chính sách về tự chủ trong lĩnh vực giáo dục…

Tình trạng thiếu giáo viên không phải vấn đề của riêng Hưng Yên mà các tỉnh, thành khác trên cả nước cũng gặp phải. Vì thế, cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát và lãnh đạo tỉnh là dịp để Đoàn lắng nghe, trao đổi thẳng thắn, chân thành, khách quan về những vướng mắc địa phương đang gặp phải, để cùng tìm kiếm giải pháp khắc phục, nhất là về phương diện chính sách, pháp luật. Như Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, “giám sát là để phát hiện những ưu điểm, cách làm hay để chúng ta nhân rộng; đồng thời, thấy được những hạn chế, tồn tại, tìm ra nguyên nhân để khắc phục, từ đó có biện pháp cụ thể. Để sau giám sát, cái gì của tỉnh phải làm, cái gì của huyện phải làm, cái gì của xã phải làm”. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, Hưng Yên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo; tăng cường công tác bồi dưỡng chính trị, tư tưởng đối với đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Quốc hội và Cử tri

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng Dầu khí
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các chính sách thu hút, phát triển nhân lực chất lượng cao

Thu hút nhân lực chất lượng cao được nhiều địa phương, đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.