Dư âm Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV

Tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định tinh thần không ngừng đổi mới của Quốc hội

Khẳng định việc tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV có ý nghĩa rất sâu sắc, thể hiện tinh thần chủ động của Quốc hội nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động, nhất là trong công tác lập pháp, nhiều đại biểu tin tưởng và kỳ vọng, sau Hội nghị sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ từ trung ương đến địa phương, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong tổ chức thi hành pháp luật.

ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình):
Thúc giục, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đưa luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống

Tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định tinh thần không ngừng đổi mới của Quốc hội

Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần đầu tiên tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV thể hiện sự chủ động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, nhất là trong công tác lập pháp.

Để triển khai thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội đòi hỏi phải ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật, đó là nghị định, thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng nợ đọng ban hành văn bản hướng dẫn luật, nghị quyết của Quốc hội vẫn tiếp diễn. Do vậy, hội nghị lần này chính là lời thúc giục, yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các cơ quan hành pháp phải đẩy nhanh hơn nữa việc đưa luật, nghị quyết của Quốc hội sớm đi vào thực tiễn đời sống.

Thông qua hội nghị, các bộ, ngành cần nhận thức rõ hơn trách nhiệm trong việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội. Các tỉnh, thành phố cần tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội. Từ đó tạo sự thống nhất trong tổ chức, hành động từ trung ương đến địa phương, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong tổ chức thi hành luật.

Tôi đặc biệt ấn tượng với thông điệp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại hội nghị lần này, đó là: Phải tăng cường công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật gắn với theo dõi, đôn đốc, kiểm tra trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương.

ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên):
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật

Tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định tinh thần không ngừng đổi mới của Quốc hội

Tôi đánh giá cao việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần đầu tiên tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV. Đây là sự kiện đặc biệt chưa có tiền lệ, nhưng mang ý nghĩa rất sâu sắc, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời và hiệu quả; khẳng định hoạt động của Quốc hội ngày càng được đổi mới, đáp ứng ngày càng kịp thời hơn mong mỏi của cử tri và Nhân dân.

Có thể thấy, việc ban hành những đạo luật, nghị quyết phù hợp, khả thi trong thực tiễn đã khó nhưng để triển khai, tổ chức thực hiện khi luật, nghị quyết có hiệu lực  còn quan trọng và khó hơn rất nhiều. Hiện nay, câu chuyện luật đã ban hành nhưng “chậm, nợ” văn bản hướng dẫn và văn bản dưới luật luôn là vấn đề “nóng”; quá trình triển khai thực hiện pháp luật có lúc, có nơi còn chưa nghiêm túc, kịp thời; sự phối hợp giữa các bộ, ngành chưa chặt chẽ. Thậm chí một số nội dung hướng dẫn còn chưa đúng, chưa sát với quy định của Luật. Đây cũng là thực trạng đã được nhiều báo cáo, tham luận thẳng thắn chỉ ra tại hội nghị.

Vì vậy, việc tổ chức hội nghị là rất cần thiết để tổng kết, đánh giá từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã làm được những gì, tìm ra những vướng mắc, hạn chế, qua đó các cơ quan, bộ, ngành, địa phương đề xuất các giải pháp khắc phục và Quốc hội, Chính phủ tiếp tục có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao để các luật, nghị quyết khi được ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống.

Tại hội nghị, nhiều giải pháp, kiến nghị đã được đưa ra nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai luật, nghị quyết. Tôi tin rằng, sau hội nghị này sẽ tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ giữa các cơ quan tổ chức triển khai thi hành luật, nghị quyết, vì qua hội nghị những hạn chế, bất cập trong thực tiễn và nguyên nhân của hạn chế, bất cập đã được chỉ rõ. Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, làm tốt hơn nữa công tác chuẩn bị, bảo đảm khi trình hồ sơ các dự án Luật phải có cả kế hoạch ban hành các thông tư, nghị định hướng dẫn; khảo sát, đánh giá và đặc biệt là tổ chức lấy ý kiến các đối tượng điều chỉnh để việc xây dựng luật sát với thực tiễn, hạn chế luật “khung”, luật “ống”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật để các luật, nghị quyết khi triển khai trong thực tiễn phát huy được hiệu quả cao nhất.

ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình):
Công tác lập pháp được nâng cao sẽ "khơi thông nút thắt thể chế”

Tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định tinh thần không ngừng đổi mới của Quốc hội

Qua lần đầu tiên tổ chức, Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV đã cho thấy rõ, đây là hoạt động rất có ý nghĩa, có sức lan tỏa mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định tinh thần đổi mới không ngừng của Quốc hội. Từ các báo cáo, tham luận và ý kiến phát biểu tại Hội nghị đã cho thấy nhiều chuyển biến tích cực trong công tác thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội thời gian gần đây; chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế và trách nhiệm của các đơn vị liên quan; xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện… Đặc biệt, đã nêu rõ những văn bản quy định chi tiết còn “nợ”, gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị cụ thể. Mong rằng, qua Hội nghị này, các cơ quan, đơn vị sẽ thấy rõ nhiệm vụ của mình, chủ động phối hợp với nhau để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình tổ chức thực thi luật, hạn chế tối thiểu việc “nợ đọng” văn bản quy định chi tiết.

Trong phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đưa ra 9 nhiệm vụ cần thực hiện đối với các cơ quan, đơn vị. Đây là những nhiệm vụ rất xác đáng và có ý nghĩa quan trọng. Trong đó, tôi tâm huyết với nhiệm vụ thứ 4 mà Chủ tịch Quốc hội nêu ra, đó là: các cơ quan, đơn vị cần tập trung nghiêm túc, khẩn trương việc rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết về Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Quốc hội kết quả rà soát tại Kỳ họp thứ Sáu tới.

Với phương châm “từ sớm, từ xa”, sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng chính là điều kiện cần để các cơ quan lập pháp, các đại biểu Quốc hội đầu tư kỹ lưỡng, tham gia sâu và chất lượng hơn với các dự thảo Luật, các văn bản quy phạm pháp luật... Với nhiệm vụ đó, các cơ quan liên quan cũng cần bám sát vào Chương trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội để kịp thời rà soát một cách đồng bộ, toàn diện, đảm bảo xử lý tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật…

Cùng với đó, một số luật liên quan đến nhiều luật đã được rà soát kỹ trong quá trình sửa đổi, như dự án Luật Đất đai (sửa đổi); dự án Luật Nhà ở (sửa đổi); dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)... cần được soạn thảo kỹ lưỡng cùng với các nghị định, thông tư hướng dẫn kèm theo. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của các văn bản, để Luật do Quốc hội ban hành được triển khai thực hiện ngay, kịp thời, giải quyết những vấn đề nóng mà thực tế cuộc sống đang đặt ra.

Từ kết quả của Hội nghị, đúng như Chủ tịch Quốc hội trông đợi và kỳ vọng, đó là công tác lập pháp được nâng cao sẽ “khơi thông nút thắt thể chế”, hoàn chỉnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Quốc hội và Cử tri

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tránh tình trạng “nhờn” luật!

Đề nghị bổ sung trong báo cáo đầy đủ hơn về thông tin, về danh mục các bộ, ngành, địa phương, đơn vị làm tốt để biểu dương và những đơn vị chưa tốt để nhắc nhở, nhất là những nơi ít tiếp công dân... Cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã nhấn mạnh điều này tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Cơ chế phải thực tế và chi tiết hơn
Chính sách và cuộc sống

Cơ chế phải thực tế và chi tiết hơn

Phát biểu tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Nghị định cần khuyến khích phát triển loại hình năng lượng này để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về điện mặt trời.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Quan tâm bảo đảm chế độ, chính sách cho người dân
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm bảo đảm chế độ, chính sách cho người dân

Tại hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra sáng 26.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã ghi nhận nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện tại huyện Lạc Sơn mong muốn Quốc hội, Chính phủ các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu có chính sách đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các xã sáp nhập; xem xét tiêu chí về đánh giá hộ nghèo; quy định về mức ăn ca cho người lao động; quan tâm chế độ thai sản cho cán bộ nữ hoạt động không chuyên trách cấp xã...

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm "dấu chân carbon" bằng những tòa nhà xanh

Tại một sự kiện về phát triển bền vững diễn ra mới đây, ông Tan Boon Thor, Giám đốc khối bất động sản thương mại và quản lý thiết kế tại Frasers Property Vietnam cho biết, hiện nhiều khách hàng chỉ thuê những công trình có chứng nhận xanh. Với các khu công nghiệp, nhiều nhà đầu tư cũng kiểm tra kỹ càng xem công trình họ sắp thuê có thực sự xanh như giấy chứng nhận hay không.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật Nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Chính sách đặc thù, đủ mạnh nhưng phải liên thông với hệ thống pháp luật

Dự án Luật Nhà giáo được xây dựng trong bối cảnh đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với nhà giáo. Do đó, cho ý kiến tại Phiên họp sáng nay, 25.9, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự luật phải bảo đảm vừa có chính sách đặc thù, đủ mạnh, vừa có sự liên thông với các luật liên quan, qua đó giúp đội ngũ nhà giáo thuận lợi trong quá trình hoạt động.

Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 tới, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho rằng, các quy định cần rõ ràng, cụ thể, nhất là trong công tác thẩm tra, giám sát để phát huy vai trò của HĐND cấp xã, phường hơn nữa.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến các dự án luật thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến các dự án luật thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV

Nhằm góp phần vào xây dựng pháp luật của Quốc hội ngày càng chất lượng cao, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến các dự án luật dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Quản lý quảng cáo trên môi trường mạng
Chính sách và cuộc sống

Quản lý quảng cáo trên môi trường mạng

Theo chương trình làm việc tại phiên họp thứ 37, sáng nay, 24.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật đó là bổ sung quy định về quảng cáo trên mạng. Việc lấp khoảng trống pháp lý này là rất cần thiết, kịp thời điều chỉnh những vấn đề đã và đang phát sinh trong thực tiễn về quảng cáo diễn ra khá sôi động trên môi trường mạng hiện nay.