Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường:

Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực mới cho tăng trưởng bền vững - nhiệm vụ vừa cấp bách vừa chiến lược

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân về Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 diễn ra ngày mai, 19.9, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI BÙI VĂN CƯỜNGnhấn mạnh, với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”, các nội dung được thảo luận tại Diễn đàn năm nay vừa mang tính thời sự, cấp bách vừa mang tính chiến lược, lâu dài. Đây là thời điểm thích hợp để Quốc hội, Chính phủ, các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, đại diện cộng đồng doanh nghiệp... cùng đánh giá, thống nhất nhận thức và quan trọng hơn là, chuyển hóa từ nhận thức thành hành động, xác định rõ những việc phải làm để tăng cường năng lực nội sinh và kiến tạo các động lực mới cho tăng trưởng, phát triển bền vững.

Tăng cường năng lực nội sinh - nhiệm vụ cấp bách

- Ngày mai, 19.9, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 sẽ khai mạc với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”. Chủ đề này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay, thưa ông?

Ảnh: Lâm Hiển
Ảnh: Lâm Hiển

- Đây là năm thứ 3 Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam được tổ chức để thảo luận về các vấn đề đặt ra trong thực tiễn phát triển của đất nước đòi hỏi phải có quyết sách của Quốc hội. Chủ đề năm nay “Tăng cường năng lực nội sinh,kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vữngđã được thảo luận rất kỹ lưỡng trong quá trình chuẩn bị tổ chức Diễn đàn. Đây không chỉ là vấn đề thời sự, cấp bách mà còn mang tính chiến lược, lâu dài đối với sự phát triển trong dài hạn bởi tình hình kinh tế - xã hội nước ta từ đầu năm đến nay dù vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều điểm sáng so với bức tranh “xám màu” của kinh tế thế giới nhưng cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức hơn so với dự báo.

Đây là thời điểm thích hợp để Quốc hội, Chính phủ, các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, người lao động... cùng thảo luận, thống nhất nhận thức và quan trọng hơn là chuyển hóa từ nhận thức thành hành động, xác định rõ những việc phải làm để tăng cường năng lực nội sinh và kiến tạo các động lực mới cho tăng trưởng, phát triển bền vững.

Để chuẩn bị cho Diễn đàn năm nay, ngay sau Kỳ họp thứ Năm của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế đã phối hợp với các cơ quan đồng tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá, tham vấn, lựa chọn chủ đề thảo luận. Từ tháng 7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trực tiếp chủ trì hội nghị tham vấn chuyên gia về Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023. Tại cuộc làm việc này, Chủ tịch Quốc hội và các chuyên gia đều đặc biệt nhấn mạnh yếu tố kiến tạo động lực phát triển, trong đó, tháo gỡ các vướng mắc, khai thông các điểm nghẽn của nền kinh tế cũng nhằm kiến tạo phát triển; tìm kiếm các cơ hội, các lĩnh vực mới cũng nhằm kiến tạo phát triển.

Đặc biệt, tại hội nghị kể trên, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, càng trong điều kiện khó khăn, thử thách thì hoạch định chính sách càng không được phép "ăn đong", không chỉ nhìn vấn đề ngắn hạn, mà phảixác định rất rõ đâu là vấn đề trước mắt, cấp bách, đâu là vấn đề chiến lược, lâu dài và đâu là yếu tố "bất biến để thích ứng với vạn biến", từ đó đề xuất, hiến kế cho Quốc hội những giải pháp đúng, trúng, đưa kinh tế - xã hội vượt qua khó khăn, lấy lại đà tăng trưởng và tạo đà cho sự phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong thời gian tới.

Với tinh thần đó, năm nay, Diễn đàn sẽ tập trung vào hai vế: một mặt, tìm kiếm các giải pháp, các cách thức hữu hiệu để củng cố, tăng cường hơn nữa năng lực nội sinh của nền kinh tế; một mặt, kiến tạo các động lực mới cho tăng trưởng và phát triển bền vững trong một thế giới đầy biến động. Việc lựa chọn chủ đề này cũng thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược của Quốc hội, Lãnh đạo Quốc hội đối với sự phát triển đất nước.

- Một trong những nội dung của Diễn đàn lần này là nhận diện những nút thắt, rào cản đối với nền kinh tế để từ đó xác định đúng, trúng các biện pháp tăng cường năng lực nội sinh của nền kinh tế. Vậy theo ông, đâu là rào cản lớn nhất hiện nay?

- Thực ra, nhận diện những nút thắt và rào cản đối với nền kinh tế không khó, về cơ bản đến nay chúng ta cũng thống nhất đánh giá về những rào cản này. Tôi cho rằng, rào cản lớn nhất chính là công tác tổ chức thực thi, đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Trên diễn đàn của Quốc hội chúng ta cũng đã nói rất nhiều về câu chuyện này, trong đó có câu chuyện sợ trách nhiệm, né trách nhiệm, không muốn làm, không thiết tha làm của một bộ phận cán bộ, công chức và thậm chí cả lãnh đạo các ban, ngành, địa phương.

Khẩn trương hoàn thiện thể chế cho kinh tế số, kinh tế xanh

- Theo ông, có hay không rào cản thể chế như dư luận phản ánh vừa qua?

Về thể chế, lâu nay chúng ta cũng nghe dư luận xã hội phản ánh, cho rằng có tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, thậm chí còn xem đây là nguyên nhân khiến một bộ phận cán bộ, lãnh đạo sợ trách nhiệm, né trách nhiệm, không muốn làm gì.

Tôi đồng ý, mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật là có. Điều này khó tránh được vì chúng ta vẫn đang trong tiến trình hoàn thiện thể chế, đặc biệt trong mấy năm vừa qua, đại dịch Covid-19 và những diễn biến phức tạp, khó đoán định của tình hình quốc tế đã đặt ra rất nhiều yêu cầu mới, chưa có tiền lệ đối với việc hoàn thiện thể chế. Tuy nhiên, Quốc hội, Chính phủ đã và đang hết sức nỗ lực trong vấn đề này.

Cùng với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm yêu cầu “kiến tạo phát triển” trong các đạo luật mới được ban hành, Quốc hội yêu cầu Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban phải thường xuyên, liên tục giám sát, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời phát hiện các bấp cập, vướng mắc không chỉ trong các luật mà đặc biệt là trong các nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Ngay tại Kỳ họp thứ Năm vừa qua, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ tiến hành rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đầu tư công, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá… để phát hiện, xác định cụ thể những quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, bất cập, những vấn đề vướng mắc trong các luật và văn bản dưới luật có liên quan để báo cáo Quốc hội, kịp thời chỉ đạo sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản dưới luật không còn phù hợp hoặc kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật, nghị quyết có liên quan.

Sau Kỳ họp, song song với Chính phủ, Quốc hội cũng đã thành lập tổ công tác tiến hành thực hiện nhiệm vụ này. Tại Kỳ họp thứ Sáu tới, các báo cáo của Chính phủ và Quốc hội sẽ được trình Quốc hội, trên cơ sở đó, chúng ta sẽ liên tục rà soát, cập nhật, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ cũng đang tập trung hoàn thiện các dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Nhà ở (sửa đổi), Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)... để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu tới. Các luật này chắc chắn sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc hiện nay, khơi thông các điểm nghẽn và các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực đất đai để hỗ trợ tăng trưởng.

Điều quan trọng nhất, theo tôi vẫn phải là nâng cao năng lực, trách nhiệm thực thi công vụ, năng lực và trách nhiệm tổ chức thi hành chính sách, pháp luật. Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lần đầu tiên tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến hết Kỳ họp thứ Năm, đặc biệt là rà soát công tác triển khai các luật, nghị quyết có nhiều nội dung phải ban hành nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành, đôn đốc các cơ quan có trách nhiệm phải khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ được Quốc hội giao. Tới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ phối hợp tổ chức định kỳ Hội nghị này để tạo chuyển biến căn bản trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.

- Kiến tạo các động lực mới cho tăng trưởng và phát triển bền vững cũng đã được Quốc hội đặt ra tại các Kỳ họp vừa qua. Theo ông, các động lực mới đó nên là gì và trách nhiệm của Quốc hội trong việc thúc đẩy vấn đề này ra sao?

- Tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất của các chuyên gia về việc cần tập trung khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới như: kinh tế số, năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp, khu vực kinh tế tư nhân, tăng trưởng xanh gắn với chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao vai trò, sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu... Với thẩm quyền của mình, Quốc hội sẽ đôn đốc Chính phủ, các cơ quan hữu quan khẩn trương hơn nữa trong việc hoàn thiện thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn (bao gồm cả cơ chế thử nghiệm - sandbox) để vừa tận dụng cơ hội, vừa hỗ trợ vượt qua khó khăn, thách thức.

Qua Diễn đàn lần này, Quốc hội sẽ lắng nghe đầy đủ các ý kiến, đề xuất của các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế, đại diện các cơ quan của Quốc hội, các ban, bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, từ đó chắt lọc, nghiên cứu ngay các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, đồng thời đôn đốc, giám sát Chính phủ, các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho năm 2023, giai đoạn 2021 - 2026 hướng đến hiện thực hóa các mục tiêu, khát vọng phát triển mà chúng ta đã xác định đến năm 2030, 2045.

- Xin trân trọng cảm ơn Tổng Thư ký Quốc hội!

Quốc hội và Cử tri

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)
Quốc hội và Cử tri

Hài hòa quyền, lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương
Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông

Cần sửa đổi Luật để khắc phục “điểm nghẽn” cho cả các dự án BOT giao thông đã khai thác vận hành để tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây là kiến nghị của ĐBQH Hoàng Văn Nghiệm - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn trong buổi thảo luận tại Tổ của Quốc hội chiều 26.10.

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế
Ý kiến đại biểu

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế

Phát biểu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng việc quy định rõ cơ quan quản lý thuế phải có đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện cưỡng chế.

ĐBQH Huỳnh Thị Phúc
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu

Sáng 29.10, phát biểu tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa- Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét bổ sung quy định cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu. Đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cần được quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch.

ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang)
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm linh hoạt và chặt chẽ trong thực hiện đầu tư công

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định tại dự thảo Luật đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đầu tư công, tạo sự chủ động, linh hoạt cho tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát các điều, khoản liên quan đến phân cấp, phân quyền; bổ sung đánh giá tác động với một số nội dung; thực hiện lấy ý kiến đầy đủ các đối tượng chịu tác động… để bảo đảm chặt chẽ, tạo thuận lợi trong thực hiện.

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ
Ý kiến đại biểu

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ

Tham gia ý kiến tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) bày tỏ sự đồng tình việc không quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ; đồng thời, thống nhất với quy định nhà quản lý sàn giao dịch điện tử, nhà quản lý nền tảng số thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử…

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư
Ý kiến đại biểu

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư

Ngày 29.10, Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Chứng khoán, theo ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh), nên tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư, để họ có thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với các giao dịch của mình. Điều này không chỉ hỗ trợ sự phát triển của thị trường vốn mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp.

Quang cảnh họp Tổ 14
Ý kiến đại biểu

Không tạo ra rào cản, vướng ở đâu gỡ ở đó

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) chiều 29.10, một số ĐBQH đề nghị, nếu là công trình, dự án liên xã thì giao cho Ban quản lý dự án của cấp huyện làm đơn vị chủ quản, chủ đầu tư nhằm bảo đảm chuyên môn và công tác quản lý. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật lần này sẽ không tạo ra rào cản, đúng với tinh thần "vướng ở đâu, gỡ ở đấy", đồng thời không đưa vào dự thảo Luật những nội dung chưa chín, chưa rõ, chưa cụ thể.

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?
Ý kiến đại biểu

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?

Thảo luận tại Tổ 4, chiều 29.10 về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu khẳng định việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cần thiết. Tuy nhiên, ĐBQH Lê Tiến Châu (Hải Phòng) lưu ý, cần tính đến việc liệu địa phương và các chủ đầu tư có đủ sức đảm đương không?

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Ý kiến đại biểu

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đề nghị: việc sửa đổi luật cần xem xét về tổng thể, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công...

ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) phát biểu thảo luận. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 11 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, dự luật lần này đã sửa đổi khá toàn diện, tháo gỡ được nhiều “điểm nghẽn”, vướng mắc trong phân cấp, phân quyền cho địa phương; cắt giảm thủ tục đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế
Ý kiến đại biểu

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế

Thời gian qua, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam liên tiếp kiến nghị việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), bởi khi mặt hàng này được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, từ đó có nhiều dư địa để giảm giá thành sản phẩm; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. 

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh)
Ý kiến đại biểu

Áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 5% cho phân bón là phù hợp

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh)

Trước hết, tôi xin đề nghị các đại biểu đọc Báo Đại biểu Nhân dân ngày 18.6.2024 có bài về tăng năng lực cạnh tranh phân bón trong nước. Tại bài báo này, rất nhiều đại biểu ủng hộ việc áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 5% cho phân bón và nhiều ý kiến chứng minh điều này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp trong nước mà còn có lợi cho cả nông dân.