Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:

Tăng cường biện pháp, chế tài đối với công trình vi phạm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, có đại biểu đề nghị, Chính phủ cần tăng cường biện pháp, chế tài đối với công trình vi phạm các yêu cầu an toàn về phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt là trong việc thực hiện các quy định trong công tác quy hoạch, xây dựng, thẩm định và nghiệm thu công trình.

“Phòng cháy hơn chữa cháy”

Quan tâm đến Điều 10 về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, ĐBQH Tô Ái Vang (Sóc Trăng) nêu rõ, thời gian qua, ở một số thành phố lớn đã xảy ra nhiều vụ cháy nhà chung cư cao tầng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực về nhận thức của người dân đối với loại hình nhà ở này.

Theo đại biểu Tô Ái Vang, tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bắt đầu từ việc vi phạm các quy định trong hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy.

Tăng cường biện pháp, chế tài đối với công trình vi phạm -0
Đại biểu Quốc hội Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Thực tế, các quy định phòng cháy, chữa cháy bắt buộc cần tuân thủ khi thiết kế các công trình cao tầng tại Việt Nam gồm: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình... Tuy nhiên, “hiện nay các quy định này chưa được các chủ đầu tư tuân thủ một cách đầy đủ, trong khi công tác an toàn cháy phải lấy yêu cầu phòng cháy là cơ bản trọng tâm với phương châm phòng cháy hơn chữa cháy”, đại biểu nêu vấn đề. Về quy định thiết kế tầng hầm trong thực tế là không có hoặc có hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống hút khói, lối thoát nạn nhưng không hoàn chỉnh theo một số yêu cầu bắt buộc đã được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn. Hiện nay, một số công trình tại các lối ra vào tầng hầm dùng hệ thống cửa xếp, cửa cuốn nên khi xảy ra cháy hệ thống điện bị cắt sẽ gây khó khăn trong việc thoát nạn hoặc chữa cháy. Mặt khác, tầng hầm thường bố trí thêm hệ thống kỹ thuật như các tủ điện, trạm bơm, phòng biến áp, trong khi chưa có quy định nào về yêu cầu này trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Về lối thoát nạn dẫn ra các cầu thang bộ phải bảo đảm không bị ảnh hưởng của lửa, khói, nhiệt độ cao do đám cháy gây ra và phải được thông gió, chiếu sáng, có chỉ dẫn lối lên mặt đất dẫn trực tiếp ra bên ngoài. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khác nhau, nhiều dự án chung cư cao tầng đã và đang được xây dựng trong thời gian qua lại không tuân thủ theo nguyên tắc này, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với việc bảo đảm lối thoát hiểm cho người khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Bên cạnh đó, nhiều người ở chung cư biến lối thoát hiểm tầng một thành nơi bán hàng, cửa vào, buồng thang luôn bị chặn. Khi xảy ra cháy, với kiến trúc của các tòa nhà cao tầng, khói sẽ nhanh chóng len lỏi qua hệ thống hành lang cầu thang, gia tăng khả năng nguy cơ cho con người.

Cũng theo đại biểu Tô Ái Vang, các ban công nhô ra ở một số chung cư bị xây kín, bịt kín cũng làm tăng nguy cơ mất an toàn trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Một số công trình treo biển quảng cáo trước mặt của tòa nhà cũng bịt kín ban công và các lối thoát nạn… 

Từ thực trạng trên, đại biểu kiến nghị Chính phủ sớm điều chỉnh hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để đáp ứng với sự phát triển nhanh của lĩnh vực xây dựng, phát triển đô thị hiện nay. Đồng thời, đề nghị Chính phủ tăng cường sử dụng, phát huy công nghệ hiện đại để giải quyết tốt những yếu tố bất lợi trong việc thoát nạn cứu người trong nhà cao tầng.

Cụ thể, cần tăng cường trang bị hoặc có chính sách trợ giá, chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học trong nước phát minh thêm nhiều tính năng của robot điều khiển từ xa trong chữa cháy, hỗ trợ đắc lực cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho lực lượng tham gia chữa cháy trong những vụ việc nguy hiểm. Đặc biệt, "Chính phủ tăng cường biện pháp, chế tài đối với công trình vi phạm các yêu cầu an toàn về phòng cháy, chữa cháy; đặc biệt là trong việc thực hiện các quy định trong công tác quy hoạch, xây dựng, thẩm định và nghiệm thu công trình", đại biểu Tô Ái Vang nhấn mạnh.

Tăng cường biện pháp, chế tài đối với công trình vi phạm -0
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tại khoản 5, Điều 10, dự thảo Luật quy định “Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn phải có đánh giá bảo đảm tính tương thích, đồng bộ, tuân thủ với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”. ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) cho biết, khoản mới này quy định trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài trong trường hợp Việt Nam đã có tiêu chuẩn tương tự để có thể đánh giá tính tương thích, mà chưa quy định trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài trong trường hợp Việt Nam chưa có tiêu chuẩn tương ứng. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung quy định việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài trong trường hợp nước ta chưa có quy chuẩn tương ứng.

Có lộ trình thực hiện quy định khu vực kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ được ngăn cách với khu vực để ở

Dự thảo Luật quy định: Cơ sở là nhà, công trình, địa điểm được sử dụng để ở, sản xuất, kinh doanh, hoạt động thương mại, làm việc hoặc mục đích khác thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo danh mục do Chính phủ quy định. Nhưng thực tế, theo ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông), có những cơ sở không được hoặc chưa được sử dụng để ở, sản xuất kinh doanh, hoạt động thương mại, làm việc hoặc sử dụng vào mục đích khác. Ví dụ như: các công trình tòa nhà xuống cấp, bỏ hoang bị cháy do tác động bất khả kháng (sấm sét hoặc trong một số trường hợp khác), nếu không chữa cháy sẽ bị cháy lan ra các cơ sở khác, rất nguy hiểm và gây thiệt hại lớn. Đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị, dự thảo Luật cần xem xét các trường hợp nêu trên để đưa vào đối tượng điều chỉnh, nhằm bảo đảm điều chỉnh bao quát, toàn diện hơn.

Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân mua bán người
Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Thống nhất cao với quy định khu vực kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ phải được ngăn cách với khu vực để ở, đại biểu Dương Khắc Mai nêu rõ, thời gian qua, các vụ cháy vụ, nổ đều xảy ra ở cả khu vực ở và khu vực kinh doanh do không có sự ngăn cách, phía trước là kinh doanh, phía sau để ở, khi xảy ra cháy không có lối chạy để thoát hiểm.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật cần quy định lộ trình áp dụng quy định này để bảo đảm phù hợp với thực tiễn khi triển khai. Vì hiện nay, quy định này còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của các hộ kinh doanh. Trường hợp chủ hộ kinh doanh không có nhà khác để ở, để lưu trú và diện tích quá nhỏ, không thể ngăn cách giữa các khu vực kinh doanh với khu vực để ở, thì cần có phương án nào để tháo gỡ?

Đại biểu cho rằng, ban soạn thảo cân nhắc kỹ lưỡng hơn, bảo đảm Luật sau khi ban hành sớm đi vào cuộc sống, bảo đảm an toàn, tính mạng cho tổ chức, người dân và doanh nghiệp.

Quốc hội và Cử tri

Quang cảnh Phiên giải trình
Quốc hội và Cử tri

Sớm triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ mới trong thực hiện thủ tục hải quan

Nhấn mạnh nếu không hành động ngay sẽ lại tụt hậu, tại Phiên giải trình do Ủy ban Pháp luật tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nêu rõ, Bộ Tài chính đã quan tâm, chỉ đạo rất sát sao việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, sớm đưa vào triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ mới để vừa củng cố hệ thống VNACCS/VCIS vừa cập nhật tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân.

Hội nghị tổng kết hoạt động công tác năm 2024, triển khai chương trình hoạt động năm 2025 của Đoàn ĐBQH Quảng Ninh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Nỗ lực sáng tạo vì sự phát triển của đất nước, của địa phương

Trong năm 2025 - năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, năm cuối thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và cũng là năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh xác định nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai là tiếp tục đổi mới, sáng tạo, tích cực hơn đáp ứng thực tiễn phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Cuộc cách mạng vì Nhân dân
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng; mọi sự phấn đấu của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc"… Tầm nhìn và những thông điệp của Tổng Bí thư đang tạo cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong xã hội, hướng đến kỷ nguyên mới của dân tộc, với tinh thần hành động dứt khoát vì lợi ích của nhân dân!

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 14.1, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng Đoàn đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động huyện Khoái Châu. Cùng dự có Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đào Hồng Vận.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Miễn cấp phép bay với phương tiện bay có trọng lượng cất cánh dưới 0,25 kg để phục vụ vui chơi, giải trí

Luật Phòng không nhân dân năm 2024 quy định, tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được miễn cấp phép bay nếu thuộc trường hợp hoạt động ngoài khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, phạm vi hoạt động trong tầm nhìn trực quan bằng mắt thường, có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn 0,25 kg để phục vụ vui chơi giải trí.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng
Quốc hội và Cử tri

Động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, TSKH. Phan Xuân Dũng khẳng định, Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 đã nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm nhằm giữ gìn đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe và có thời gian phục vụ Quân đội dài hơn, giảm áp lực đào tạo cán bộ. Quy định này cũng nhằm phù hợp tính chất, nhiệm vụ của sĩ quan phải thường xuyên trực tiếp chỉ huy, quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong điều kiện khó khăn, gian khổ, đóng quân làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đã đi thăm, tặng quà Tết cho một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn và công nhân lao động tại các huyện Trực Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực. Đi cùng đoàn có: Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Hải Dũng; lãnh đạo Vụ Tư pháp; Liên đoàn lao động tỉnh và các huyện.

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam
Quốc hội và Cử tri

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng sinh năm 1915 trong một gia đình trung nông tại xã Định Mỹ, huyện Huệ Đức, tỉnh An Giang. Thuở nhỏ chăm ngoan, học giỏi, lớn lên, là một thanh niên yêu nước và ý thức dân tộc cao, có nhiều hoạt động phản kháng những bất công dưới chế độ thực dân Pháp, ông là một trong những nhân vật tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung yêu cầu minh bạch trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia

Luật Điện lực năm 2024 bổ sung các nguyên tắc, yêu cầu nhằm minh bạch, công bằng trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia, quy định về quản lý nhu cầu điện để nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng điện, giao Chính phủ quy định các trường hợp xảy ra tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện và giao Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc huy động các nhà máy điện, nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện trong tình huống này.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn
Diễn đàn Quốc hội

Quy định mở, không bắt buộc các trường hợp phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, điểm mới của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là quy định theo hướng mở, không bắt buộc tất cả các trường hợp đều phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch chung - phân khu - chi tiết. Đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên cơ sở về quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch, yêu cầu quản lý, phát triển.