Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV

Sớm hoàn thành việc xử lý những kiến nghị cử tri còn tồn đọng

Qua xem xét kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành cần làm rõ nguyên nhân, đề ra biện pháp, giải pháp sớm hoàn thành việc xử lý kiến nghị còn tồn đọng, chưa có lộ trình giải quyết.

Tỷ lệ kiến nghị của cử tri được giải quyết rất cao

Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội, đã có 2.216 kiến nghị được tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Kiến nghị của cử tri liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, song đến nay, 2.204/2.216 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời cử tri, đạt 99,5%.

Sớm hoàn thành việc xử lý những kiến nghị cử tri còn tồn đọng -0
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Nêu kết quả cụ thể, Trưởng Ban Dân nguyện cho biết, tiếp thu kiến nghị của cử tri, Quốc hội đã có nhiều cải tiến, đổi mới trong công tác xây dựng luật để các luật sau khi được ban hành bảo đảm tính khả thi, thực hiện ổn định, lâu dài. Hoạt động giám sát tiếp tục thể hiện sự đổi mới liên tục, giám sát có trọng tâm, trọng điểm về những nội dung bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, được đông đảo cử tri và Nhân dân quan tâm.

Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã chú trọng giải quyết kiến nghị của cử tri, thể hiện tính cầu thị, tích cực, chủ động khắc phục những hạn chế, đề ra nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành. Việc nghiên cứu, tiếp thu và giải quyết các kiến nghị của cử tri đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định trật tự, an toàn xã hội, cải thiện đời sống của Nhân dân, tạo niềm tin cho cử tri và Nhân dân cả nước.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành rất quan tâm và nỗ lực lớn trong công tác giải quyết kiến nghị, trả lời ý kiến của cử tri. Đến nay, đã có 2.204/2.216 kiến nghị đã được giải quyết, đạt 99,5%. Chính phủ, các bộ, ngành đã tiếp nhận và trả lời 2.113/2.122 kiến nghị, đạt 99,6%. Đây là những con số rất tốt, cho thấy kiến nghị của cử tri được các cơ quan trả lời thỏa đáng.

Trình Quốc hội việc phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục rà soát các kiến nghị chưa có lộ trình giải quyết, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, Báo cáo kết quả giám sát cần làm rõ thêm những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết và trách nhiệm của các bộ, ngành để làm rõ nguyên nhân, đề ra biện pháp, giải pháp sớm hoàn thành việc xử lý kiến nghị còn tồn đọng, nhất là Kỳ họp thứ Bảy của Quốc hội sắp diễn ra, các ngành chức năng, các địa phương cần quan tâm đồng bộ giải quyết các tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân.

Đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, các bộ, ngành trong giải quyết các kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Sáu, cũng như giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thời gian qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, trong điều kiện tình hình diễn biến phức tạp, ý kiến của cử tri về nhiều lĩnh vực, tỷ lệ giải quyết đạt trên 95% là kết quả rất đáng ghi nhận. Nhiều vấn đề đã được giải quyết thông qua việc sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn.

Giải quyết tốt hơn các vấn đề y tế, giáo dục, an toàn lao động

Đưa ra một số vấn đề dư luận xã hội quan tâm trong thời gian gần đây, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh lưu ý, trong tháng 4.2024 đã có 121.873 người rút bảo hiểm một lần, tăng gần 39% so với trung bình quý I.2024. Vấn đề này đặt ra yêu cầu nâng cao trách nhiệm và hiệu quả của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người lao động, để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nhất là trong bối cảnh đang sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Sớm hoàn thành việc xử lý những kiến nghị cử tri còn tồn đọng -0
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Trước một số vụ tai nạn lao động, ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra trong tháng 4 và đầu tháng 5 năm nay, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho rằng, công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm cần tiếp tục được tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đặc biệt là thực phẩm bán trên đường phố, trước cổng trường học để bảo đảm an toàn sức khỏe cho trẻ em, người lao động và Nhân dân.

Sớm hoàn thành việc xử lý những kiến nghị cử tri còn tồn đọng -0
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đối với lĩnh vực giáo dục, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh lưu ý, theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, hiện chỉ còn quy hoạch các mạng lưới trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc; hệ thống các trường phổ thông và mầm non được tích hợp vào quy hoạch của các địa phương. Trong thời gian qua, cử tri có kiến nghị về tình trạng có nơi thiếu trường công lập, trong khi cũng có nơi điểm trường phân tán nhiều mà chất lượng ở các điểm trường không được như tại điểm trường tập trung. Đề nghị ngành giáo dục tổ chức rà soát lại mạng lưới các trường phổ thông, mầm non, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhấn mạnh, cần sắp xếp hợp lý các điểm trường sau quá trình rà soát này, phát triển thêm trường lớp ở những nơi còn thiếu. Điều quan trọng là phải bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi học sinh cũng như trong hưởng thụ chất lượng giáo dục.

Sớm hoàn thành việc xử lý những kiến nghị cử tri còn tồn đọng -1
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Giải trình về một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng nhấn mạnh, các vụ việc này đều có nguyên nhân do cơ quan chức năng chưa thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, đưa ra kiến nghị về nguy cơ xảy ra mất an toàn lao động. Các chủ doanh nghiệp đều muốn tối ưu hóa lợi nhuận nên xem nhẹ an toàn lao động, tiết giảm các chi phí liên quan an toàn lao động. “Ngành công an sẽ tham mưu Chính phủ tăng cường công tác kiểm tra, yêu cầu các chủ doanh nghiệp dành khoản kinh phí tương xứng đầu tư bảo đảm an toàn lao động, không vì lợi nhuận mà xem thường tính mạng của người lao động”, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng nói.

Sớm hoàn thành việc xử lý những kiến nghị cử tri còn tồn đọng -0
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết, số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng ở các tháng đầu năm 2024, phần lớn là người lao động có những khó khăn trước mắt và chưa nhận thức được các lợi ích dài hạn của bảo hiểm xã hội và chính sách về bảo đảm an sinh xã hội. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức về lợi ích và các quyền lợi của người lao động trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Trong quá trình sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội cũng sẽ nghiên cứu tăng quyền lợi của người hưởng chính sách bảo hiểm xã hội để "giữ chân" người lao động tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội.

Kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, Ban Dân nguyện hoàn thiện Báo cáo giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Sáu; tiếp tục rà soát, đôn đốc các bộ, ngành gửi báo cáo về việc giải quyết các kiến nghị chưa có lộ trình giải quyết; đôn đốc các bộ, ngành giải trình rõ hơn lý do tại sao chậm và làm rõ hơn những khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành trong quá trình giải quyết các kiến nghị này.

“Vấn đề nào đã chín, đã rõ thì ta phải quyết liệt giải quyết. Vấn đề nào vướng mắc về văn bản quy phạm pháp luật, do tổ chức thực hiện cần nói rõ trong tổng hợp báo cáo. Tổng hợp số liệu mà không đánh giá, nhận định thì chưa đầy đủ”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Quốc hội và Cử tri

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia.
Diễn đàn Quốc hội

Trân trọng giá trị của hòa bình, cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh chiều 21.11 rực rỡ cờ hoa chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự hai hội nghị quốc tế quan trọng do Campuchia đăng cai tổ chức. Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương, không chỉ củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia, làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác với các đảng chính trị ở khu vực châu Á mà còn chuyển tải những thông điệp về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đến với các chính đảng, nghị viện, nghị sĩ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11). Trao đổi với PV tháp tùng Đoàn, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài” ngày càng tốt đẹp.

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.